Tuần: 23 Ngày soạn: 18/ 01/ 2014
Tiết : 25 Ngày dạy: 22/ 01/ 2014

BÀI 24. TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG 8/1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HOÀ
I/ Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức: Học sinh nắm được:
- Thời cơ khởi nghĩa và lệnh tổng khởi nghĩa.
- Cuộc tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.
- Thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và ra đời bản tuyên ngôn độc lập.
- Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhan thắng lợi của cách mạng tháng Tám.
2.Về tư tưởng: Giáo dục học sinh lòng kính yêu Hồ Chủ tịch, niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào cách mạng.
3.Về kỷ năng: rèn cho học sinh:
- Tường thuật diễn biến của cách mạng tháng Tám
- Phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
II/Chuẩn bị
1/Giáo viên:
- Giáo án, kết hợp với bài giảng điện tử.
- Phiếu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, bảng phụ.
2/ Học sinh:
Sách giáo khoa,vở bài học.
Học và soạn bài theo hướng dẫn của GV.
III/Tiến trình dạy và học
1/ Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
2/ Giới thiệu bài mới:
Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện, bọn phát xít Nhật ở Đông Dương hoang mang giao động đến cực điểm. Trong hoàn cảnh đó lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố, cách mạng tháng 8/1945 diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng, nước VNDCCH ra đời, để giúp các em hiểu và khắc sâu quá trình đó, tiết học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu bài 23:Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 và sự thành lập nước VNDCCH.
3/ Bài mới:
I/ Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố.
Chiếu ? Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh nào?
HS: Trình bày theo bài soạn.
GV: Kết luận , ghi bảng .
GV khẳng định: Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít là điều kiện khách quan bên ngoài rất thuận lợi, tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập dân tộc. Vậy lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố -> mục 2.
Chiếu ? Lệnh tổng khởi nghĩa ban bố bao gồm những nội dung nào?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Kết luận, ghi bảng.
Chiếu ? Em có suy nghĩ gì về chủ trương của Đảng?
HS: chủ trương của Đảng sáng suốt, kịp thời
Chiếu: Hình ảnh cây đa và đình Tân Trào nơi diễn ra : HNTWĐ và ĐHQDân.



GV kết luận: Như vậy Đảng đã chuẩn bị mọi mặt cho tổng khởi nghĩa, nhân dân ta khắp nơi từ thành thị đến nông thôn, từ rừng núi đến hải đảo đã sẳn sàng đứng dậy giành chính quyền . Hà Nội một trong những trung tâm kinh tế, chính trị lớn của cả nước giành chính quyền như thế nào -> Mục II.

1)Hoàn cảnh:
* Thế giới:
- Chiến tranh thế giới hai đang tới những ngày cuối cùng
- Ngày 15/8/1945 phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện .
*Trong nước:
- Quân Nhật hoang mang.giao động cực độ.
- Cao trào kháng Nhật cứu nước sôi nổi , rộng khắp
-> Thời cơ cách mạng “ngàn năm có một” đã đến


2)Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố:
- Ngay khi nghe tin chính phủ Nhật đầu hàng, UB khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.
- Ngày 14 và 15/8/1945 hội nghị toàn quốc Đảng họp ở Tân Trào, quyết định phát động tổng khởi, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh kéo vào nước ta.
- Ngày 16/8/1945 Đại hội quốc dân được tiến hành ở Tân Trào tán thành lệnh tổng khởi nghĩa, lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch ->“lòng dân hợp ý Đảng”


II/ Giành chính quyền ở Hà Nội

Hoạt động 2: Tìm hiểu về quá trình giành chính quyền ở Hà Nội.
Chiếu ? Cuộc khởi nghĩa tại Hà Nội diễn ra dưới hình thức nào?
HS: trình bày theo bài soạn.
GV tường thuật: Hà Nội ngay từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp, không khí cách mạng sôi nổi. Việt Minh hoạt động khắp thành phố. Ngày 15/8 tổ chức diễn thuyết công khai tại ba
nguon VI OLET