BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC CẤP TIỂU HỌC
( Đính kèm Công văn số: 5842/BGD ĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo công văn 5842/BGDĐT-VP ngày 1 tháng 9 năm 2011 về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông và các nội dung hướng dẫn cụ thể đối với từng môn học (đính kèm)
Trong quá trình tổ chức dạy học, cán bộ quản lí và giáo viên cần lưu ý:
1. Thời gian dư do giảm bớt bài, hoặc giảm bớt nội dung trong từng bài, giáo viên không đưa thêm nội dung khác vào dạy mà dùng để củng cố kiến thức và rèn kĩ năng đã học (trong bài đó hoặc bài trước) cho học sinh hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp. Nhà trường cần tổ chức để giáo viên thảo luận, thống nhất cách sử dụng thời gian dư cho hợp lí.
2. Không kiểm tra, đánh giá vào các nội dung, các yêu cầu đã được giảm bớt, các bài không dạy hoặc ở bài đọc thêm trong văn bản hướng dẫn điều chỉnh.
3. Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học này được gửi đến từng giáo viên để thực hiện trong quá trình dạy học

















BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC
CẤP TIỂU HỌC
( Đính kèm Công văn số: 5842/BGD ĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

MÔN TIẾNG VIỆT

I- HƯỚNG DẪN CHUNG

1- Tiếp tục thực hiện giảm tải theo Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt.
2- Điều chỉnh một số yêu cầu cần đạt trong Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng theo hướng: Không dạy một số bài khó, chưa thực sự cần thiết với học sinh; giảm một số câu hỏi, bài tập theo hướng tinh giản, thiết thực.
- Phân môn Tập đọc ở lớp 4, 5 : Chỉ yêu cầu có giọng đọc phù hợp với nội dung câu, bài.
- Phân môn Chính tả : Thay hoặc bớt ngữ điệu dài và khó cho luyện tập chính tả.
- Phân môn Tập làm văn: Thay một số nội dung, đề bài gần gũi với học sinh. Không dạy một số bài khó.
- Phân môn Kể chuyện lớp 4, 5:
+ Kể chuyện đã nghe, đã đọc: Với một vài chủ điểm khó hoặc với học sinh yếu có thể cho học sinh kể lại chuyện trong SGK hoặc nghe giáo viên đọc, kể tại lớp rồi kể lại.
+ Kể chuyện được chứng kiến hoặc được tham gia: Giảm bớt một số bài khó.
- Phân môn Luyện từ và câu: Giảm bớt một số nội dung khó.
+ Lớp 4 các bài Thêm trạng ngữ ở tuần 32 trang 140, tuần 33 trang 150, tuần 34 trang 160, căn cứ vào kiến thức về trạng ngữ ở các bài dạy trước để làm phần Luyện tập.
+ Lớp 5 các bài Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ tuần 21 trang 32, tuần 22 trang 38, và trang 44, tuần 23 trang 54, tuần 24 trang 64 căn cứ vào kiến thức ở bài Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ tuần 20 trang 21 để làm các bài tập ở phần Luyện tập.


II- HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Lớp 1

1. Phần học vần
- Đối với bài Dạy âm, vần mới: Giảm số câu hỏi trong mục Luyện nói (giảm từ 1-3 câu, do GV chọn).
- Đối với bài Ôn tập: Chưa yêu cầu tất cả HS kể chuyện trong mục Kể chuyện.
2. Phần Luyện tập tổng hợp
- Đối với bài Tập đọc: Chú trọng kĩ năng đọc trơn, hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu nhưng chưa đặt thành yêu cầu đánh giá kĩ năng đọc.
- Đối với bài Kể chuyện: Chưa yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện; chưa yêu cầu phân vai tập kể lại câu chuyện.

Lớp 2

1. Phân môn Luyện từ và Câu
- Bài Câu kiểu Ai là gì? Khẳng định, phủ định: Không làm bài tập 2 ( trang 52, tập 1).
2. Phân môn Tập làm văn
- Không dạy bài Gọi điện ( trang 103, tuần 12, tập 1).
- Bài Khẳng định, phủ định. Luyện tập về mục lục sách: Không làm bài tập 1, 2 (trang 54, tập 1)
- Bài Đáp lời khẳng định. Viết nội quy:
nguon VI OLET