Người soạn:

Ngày soạn:

Đọc văn:

Tiết: ĐÁM TANG LÃO GÔ-RI-Ô

(Trích Lão Gô-ri-ô)

Ban-dắc

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  1. Kiến thức

-     Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ban-dắc.

-       Hiểu rõ được dụng ý của Ban-dắc khi miêu tả đám tang lão Gô-ri-ô.

-       Nắm được những biện pháp nghệ thuật nhà văn sử dụng trong đoạn trích.

  1. Kĩ năng

-       Có kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm tự sự nước ngoài.

-       Kĩ năng cảm thụ, phân tích.

  1. Thái độ

-       Biết chân trọng tình cảm gia đình

-       Nhận thức đúng đắn về giá trị của hạnh phúc.

-       Bồi đắp lòng yêu thương giữa con người với con người.

  Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực sáng tạo,…

  1. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
  1. Phương tiện:

-         Giáo viên: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu, phấn, bảng…

-         Học sinh: SGK, vở soạn...

  1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thực hành, thảo luận nhóm…
  2. Hình thức: Theo lớp, theo nhóm.

  1. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

- Mục đích: Khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh, tạo tâm thế trước khi vào bài học, hướng  các em tư duy về bài học.

- Phương pháp: Thuyết trình

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

GV: Như chúng ta đã biết, văn học là một phương tiện phản ánh, khắc họa cuộc sống cũng như nói lên tư tưởng, tình cảm tác giả muốn truyền tải đến người đọc. Ở phương Tây thế kỉ XIX, xuất hiện một nhà văn mà ông nói ông mang cả xã hội trong đầu và ông muốn trở thành người thư kí của thời đại. Và thực hiện đúng lời nói ấy, các sáng tác của ông dường như đã khắc họa một cách chân thực, sinh động bức tranh xã hội đương thời. Ông chính là Ban-dắc. Để hiểu rõ hơn     về con người, sự nghiệp của ông chúng ta cùng đi tìm hiểu đoạn trích “Đám tang lão Gô-ri-ô” trích “Lão Gô-ri-ô”.

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- Mục đích: Giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả và nội dung, nghệ thuật của đoạn trích, hình thành kĩ năng cảm thụ, phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học tự sự nước ngoài.

- Phương pháp: Truyền đạt trực tiếp, nêu và giải quyết vấn đề.

 

 

GV: Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK cùng phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu những hiểu biết của mình về cuộc đời của nhà văn Ban-dắc?

HS: Tái hiện kiến thức

GV: Mở rộng

 Ban-dắc có một tiểu sử đậm chất tiểu thuyết. Thời niên thiếu, ông ước mơ nổi danh, nuôi mộng làm giàu và muốn bước chân vào xã hội thượng lưu. 20 tuổi, học xong Luật, ông không trở thành Luật sư theo ý gia đình mà chuyển tới căn gác xép số chín phố Liđighiê theo đuổi nghiệp văn chương. Ban-dắc mở đầu sự nghiệp văn chương bằng chuỗi thất bại do ông học theo cách viết lãng mạn. Sau đó, ông đã chuyển hướng sang cách viết hiện thực. Ông muốn trở thành người thư kí của thời đại. Ông đã lao động một cách cật lực, lao động để thực hiện tham vọng của mình. Ông lao động 18h/ngày và ông mất vì lao động tới kiệt sức. Ông để lại cho đời bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời” còn dang dở.

 

 

GV: Em hãy nêu những hiểu biết của mình sự nghiệp sáng tác của Ban-dắc?

HS: Tái hiện kiến thức

 

 

 

GV: Em biết gì về bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời”? (số lượng tác phẩm, nội dung tư tưởng)

HS: Tái hiện kiến thức

GV: Mở rộng

 Ban-dắc có giấc mơ làm nên tác phẩm cỡ như “Nghìn lẻ một đêm”. Nhà văn bắt đầu quan tâm đến xã hội theo kiểu nhà khoa học. Ông nghĩ đến bộ tác phẩm có quy mô đủ tầm tái hiện lại toàn bộ đời sống thì hiện tại. Từ giữa những năm 30 ông viết và cho xuất bản nhiều tác phẩm với tên “Khảo cứu phong tục”. Từ đó đến năm 1837, 1838 bộ tiểu thuyết này liên tục được tái bản và vẫn giữ tên như thế. Dự luận bắt đầu để ý đến ông và tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng ở châu Âu. Cuối những năm 30 đầu 40 thì ý định xây dựng bộ tác phẩm “Tấn trò đời” ngày càng rõ nét trong ông. Cuối cùng ông cũng nghĩ ra tên cho bộ tác phẩm ấy là “Tấn trò đời”.

 

GV: Tác phẩm “Lão Gô-ri-ô” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

HS: Tái hiện kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Em hãy xác định chủ đề của tác phẩm “Lão Gô-ri-ô”?

HS: Tìm tòi, phát hiện

 

 

 

 

 

GV: Dựa vào phần tiểu dẫn và chuẩn bị ở nhà, em hãy tóm tắt lại tác phẩm “Lão Gô-ri-ô”

HS: Tóm tắt

 

GV: Em hãy nêu vị trí và nội dung chính của đoạn trích “Đám tang lão Gô-ri-ô”?

HS: Tìm tòi, phát hiện

GV: Đây là mấy trang cuối của tác phẩm “Lão Gô-ri-ô”. Trước khi có đám tang, lão Gô-ri-ô vì bị mấy đứa con ruồng bỏ nên lão đến ở quan trọ bà Vô-ke, ở đây lão có một người hàng xóm tốt bụng là Ơ-gien Đơ Ra-xti-nhắc. Hồi mới đến lão rất phong độ, khỏe mạnh khiến bà Vô-kê tơ tưởng đến. Các con của lão đôi khi đến bòn rút tiền và khi lão hết tiền thì họ không đến nữa. Vì quá đau buồn và già yếu nên lão đổ bệnh, hấp hối rồi chết. Cơn hấp hối kéo dài đến 3 ngày. Chì mong được gặp các con nhưng không được. Ra-xti-nhắc đi tìm các con cho lão nhưng không thấy. Cuối cùng lão chết trong vật vã với nỗi đau tinh thần. Đoạn trích này tiếp nối sự kiện đó.

 

 

 

GV: Khi lão Gô-ri-ô qua đời có những ai bên lão?

HS: Phát hiện

 

 

 

GV: Em có suy nghĩ gì về chi tiết quan tài bị khiêng xuống rồi lại khiêng lên và tấm ảnh của Đen-phin và A-na-xta-di?

HS: Phân tích, đánh giá

 

 

 

GV: Bình giảng

 Chỉ với mấy dòng ngắn ngủi miêu tả không gian đám tang ở qn trọ nhưng bằng bút pháp đặc sắc nhà văn Ban-dắc đã gợi cho người đọc về cuộc đời của lão từ lúc còn êm ấm, phúc đến lúc ông phải ra ở tại quán trọ mà không hề có sự quan tâm của con cái. Cho tới lúc lão chết cũng không hề có một đứa con nào thèm ngó ngàng tới lão chỉ có anh thanh niên hàng xóm đứng ra tổ chức đám tang bằng lòng thương xót của mình dành cho con người bất hạnh kia.

GV: Khung cảnh nghi lễ ở nhà thờ diễn ra như thế nào? (không gian, thời gian, người tham gia, diễn biến nghi lễ? Nhận xét?

HS: Tìm tòi, phát hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Nghi lễ đám tang ấy để lại cho em suy nghĩ gì? Gợi cho chúng ta tới đám tang trong tác phẩm nào trong văn học Việt Nam đã được học?

HS: Đánh giá

 

 

GV: Nghệ thuật miêu tả đám tang có gì đặc sắc? (nhịp điệu câu văn, cách tả, kể lại)

HS: Tìm tòi, phân tích

 

 

 

 

 

 

GV: Bình giảng

 Thời gian gấp gáp và hành động của các nhân vật tham gia vào tang lễ cho thấy họ thực hiện các nghi lễ ấy không phải vì người chết mà họ làm vì lợi ích của bản thân họ, tất cả đều vì tiền (trừ Ra-xti-nhắc). Họ cố hoàn thành công việc của mình theo đúng số tiền mà họ được trả. Cri-xtô-phơ làm với bổn phận “đối với một người đã làm cho anh kiếm được mấy món tiền công kha khá”, vị linh mục thì làm “nghi lễ xứng đáng với giá bảy mươi quan trong một thời kì mà tôn giáo không lấy gì làm giàu lắm để cầu kinh làm phúc”. Riêng câu nhận xét này đã có khả năng phản ánh hiện thực rất lớn. Tôn giáo vốn có địa vị rất cao quý trong những thế kỉ trước ở châu âu, thậm chí có quyền năng tối ưu trong xã hội phong kiến thì nay thật rẻ mạt. Với xã hội tư bản thì tôn giáo duy nhất có sức mạnh là đồng tiền và địa vị, còn thế giới tâm linh thì là một cái gì đó quá phù phiếm.

 

GV: Em hãy tìm chi tiết nào khiến lễ mai táng cho lão Gô-ri-ô trở nên đau lòng, ảo não hơn?

HS: Tìm tòi, phát hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Cảnh mai táng ở nghĩa trang hiện lên cho ta thấy đây là một đám tang chỉ mang tính hình thức qua loa cho xong.

GV: Hành động của những người trong lễ mai táng được nhà văn miêu tả như thế nào? Nhận xét của em?

HS: Phát hiện, đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Đám tang tại nghĩa trang như một bức chân dung khắc họa hai tuyến nhân vật, một bên là lũ người hám tiền bất hiếu, sống vì đồng tiền mà họ chà đạp lên tình thương và tình thân. Một bên là người sống bằng tình cảm.

GV: Lão Gô-ri-ô là người như thế nào mà khiến mọi người đối xử với lão như vậy? Đặc biêt là các con của lão?

HS: Tìm tòi, phân tích

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Hành trình đám tang từ quán trọ Vô-ke đến nhà thờ rồi ra nghĩa địa trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng dường như đã tái hiện lại cả cuộc đời của lão Gô-ri-ô. Một cuộc đời có cả hạnh phúc nhưng có lẽ cay đắng vẫn nhiều hơn. Cái chết của ông chính là cái giá phải trả cho quan niệm sai lầm của chính mình về hạnh phúc. Kết thúc bi ai, ảm đảm cuộc đời lão Gô-ri-ô cũng là kết thúc một thời trai trẻ, trong sáng của Ra-xti-nhắc.

 

GV: Tại sao Ra-xti-nhắc lại đứng ra tổ chức đám tang cho lão Gô-ri-ô?

HS: Phát hiện, phân tích

 

GV: Khi chôn cất lão Gô-ri-ô xong, Ra-xti-nhắc nhìn ngôi mộ và rơi nước mắt, đó là những giọt nước mắt cuối cùng. Vậy giọt nước mắt ở đây có ý nghĩa gì?

HS: Phát hiện, phân tích

 

 

 

GV: Hình ảnh thành phố Pa-ri, cột đồng trụ của quảng trường Văng-đôm và đỉnh mái tròn điện Anh-va-lít là những nơi như thế nào?

HS: Tìm tòi, phát hiện

GV: Ánh mắt của Ra-xti-nhắc hướng tới những hình ảnh đó có ý nghĩa gì?

HS: Tìm tòi, phân tích

 

 

GV: Mặc dù đã chứng kiến cái chết của lão Gô-ri-ô – một con người từng thuộc về giới thượng lưu những      Ra-xti-nhắc vẫn không từ bỏ giấc mộng của mình. Đây cũng là giấc mộng của rất nhiều thanh niên trong xã hội lúc bấy giờ.

GV: Qua nhân vật Ra-xti-nhắc tác giả muốn nói lên điều gì?

HS: Khái quát

GV: Chốt lại

 

 

1

 

nguon VI OLET