TUẦN 5
Ngày soạn: 26/9/2021 Bài 9. ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
I. MỤCTIÊU
1. Kiến thức
- HS hiểu được ruột khoang chủ yếu sống ở biển rất đa dạng về loài và về số lượng cá thể nhất làở biển nhiệt đới.
- HS nhận biết được cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do ở biển
- HS giải thích được cấu tạo của hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám cốđịnh ở biển.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học


3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ cấu tạo sứa, hải quỳ, san hô.
- Bảng phụ.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra(4’)
-Thủy tức sinh sản như thế nào ? Mô tả bằng lời 2 cách di chuyển?
2.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.



Ruột khoang có khoảng 10.000 loài sống chủ yếu ở nước mặn một số ít sống ở nước ngọt như thuỷ tức. Ruột khoang rất đa dạng. Vậy sự đa dạng đó thể hiện ở cấu tạo, lối sống tổ chức cơ thể, di cuyển. Ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay:

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu:
- ruột khoang chủ yếu sống ở biển rất đa dạng về loài và về số lượng cá thể nhất là ở biển nhiệt đới.
- cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do ở biển
- cấu tạo của hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám cố định ở biển.
b) Nội dung:HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chứcthực hiện:Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

1: Tìm hiểu đặc điểm của sứa. (12’)

- GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin trong bài quan sát tranh H9.1SGK/33-34 trao đổi nhóm hoàn
- Đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do nư thế nào?
- GV thông báo kết qủa của các nhóm.

- GV cho HS theo dõi kiến thức chuẩn.

- Cá nhân theo dõi nội dung trong phiếu tự nghiên cứu SGk ghi nhớ kiến thức.
- HS trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời,
- Yêu cầu nêu được:
+ Hình dạng đặc biệt của sứa
+ Cấu tạo: đặc điểm của tầng keo, khoang tiêu hoá.
+ Di chuyển có liên quan đến cấu tạo cơ thể.
+ Lối sống: Đặc biệt là tập đoàn lớn như san hô
- Đại diện các nhóm ghi kết quả từng nội dung vào phiếu học tập. Các nhóm khác theo dõi bổ sung.
- HS các nhóm theo dõi tự sửa chữa nếu cần.
I. Sứa.






- Cơ thể sứa hình dù. Có cấu tạo thích nghi với nối sống bơi lội: Miệng ở dưới, di chuyển bằng co bóp dù, tự vệ bằng tế bào gai.





2: Tìm hiểu Cấu tạo của hải quỳ. (10’)


- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong bài quan sát tranh H9.2 SGK/34trả lời câu hỏi:
- Nêu cấu tao của hải quỳ?
- Đặc điểm cấu tạo của hải quỳ thích nghi với lối sống bám?
nguon VI OLET