Tuần: 4; Tiết: 14-15-16; Ngày soạn: 25/9/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
Nguyễn Đình Chiểu
Môn học: Ngữ văn; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

TT
KIẾN THỨC
MÃ HOÁ

1
- Nắm được những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
- Bức tượng đài bi tráng về người nông dân Nam Bộ yêu nước buổi đầu chống thực dân Pháp.
- Thái độ cảm phục, xót thương của tác giả
- Tính trữ tình, thủ pháp tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ.. .
KT

NĂNG LỰC - PHẨM CHẤT

Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết

2
Có khả năng thu thập thông tin liên quan đến tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
Đ1

3
Hiểu và phân tích được các từ ngữ, câu văn đặc biệt là các từ Hán Việt, trong việc thể hiện tâm trạng và cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Đ2

4
 Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
Đ3

5
 Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.
Đ4

6
 Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của văn tế
Đ5

7
Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và các phẩm khác của Nguyễn Đình Chiểu.
N1

8
 Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
V1

Năng lực chung: NGÔN NGỮ, GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

9
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
GT-HT

10
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ

Phẩm chất chủ yếu: Trách nhiệm.

11
 - Có thái độ trân trọng và say mê tìm hiểu về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
- Biết đau thương cho cảnh ngộ của những người dân mất nước, mất tự do.
TN
NA


II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4,…
2. Học liệu:
* Giáo viên: KHBD; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
- Sưu tầm tranh, ảnh về: Chân dung Nguyễn Đình Chiểu, ảnh lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu; Bản đồ trận Cần Giuộc;
- Tư liệu tham khảo: Sách Nguyễn Đình Chiểu - về tác gia, tác phẩm (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998); Nguyễn Đình Chiểu thơ và đời (NXB Văn học, 2002); video về Nguyễn Đình Chiểu (https://www.youtube.com/watch?v=dPqcCnOxKUU)
* Học sinh: Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài; Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước); Đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
A. TIẾN TRÌNH

Hoạt động học
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá

 Hoạt động Mở đầu
(5 phút)
GQVĐ- kết nối bài học
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến tác giả Nguyễn Đình Chiểu, tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở

Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân;
Do GV đánh giá.

Hoạt động Hình thành kiến thức
(105 phút)
Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
II.Đọc hiểu văn bản.
1. Lung khởi: Giới thiệu thời cuộc và người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc
2. Thích thực: Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc.
3. Ai vãn: Tiếc thương và cảm phục sự hi sinh của những người nghĩa sĩ.
4. Kết: ca ngợi linh hồn bất tử của người nghĩa sĩ
III.Tổng kết: đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
nguon VI OLET