KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
I. Tên bài học : KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
- Phương tiện, thiết bị:
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa...
- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
- Kĩ năng tổng hợp kiến thức
C. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức :
a/ Nhận biết:Nêu được hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa của giai đoạn VH-Nêu được chủ đề, những thành tựu của các thể loại qua các chặng đường phát triển.
b/ Thông hiểu:Ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa đến sự phát triển của văn học.Những đóng góp nổi bật của giai đoạn văn học từ đầu XX đến 8-1945. Lý giải nguyên nhân của những hạn chế
c/Vận dụng thấp: Lấy được những dẫn chứng để chứng minh.
d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử xã hội ra để lí giải nội dung,nghệ thuật của tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về văn học sử
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về văn học sử
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản văn học sử
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về văn học sử
c/Hình thành nhân cách: có tinh thần yêu nước, yêu văn hoá dân tộc
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến giai đoạn văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
- Năng lực đọc – hiểu các tác tác phẩm văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về giai đoạn văn học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học của giai đoạn này
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các bộ phận văn học, xu hướng văn học giai đoạn này;
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.

D. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

( 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt

Bước 1: GV giao nhiệm vụ
+Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh về các tác giả, tác phẩm VH đầu XX đấn 1945(CNTT)
+Chuẩn bị bảng lắp ghép
* HS:
+ Nhìn hình đoán tác giả
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
+ Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thứcvà dẫn vào bài mới: Có thể nói VHVN là một nền văn học thống nhất, luôn vận động và phát triển theo những quy luật riêng. Các nhà nghiên cứu VH đã thống nhất trong việc phân kì văn học Việt Nam thành các thời kì, giai đoạn khác nhau. Mỗi thời kì, mỗi giai đoạn vận động và phát triển khác nhau, chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, xã hội. Vậy thời kì VHVN thừ đầu thế kỉ XX đến CM8/1945 đã ra đời và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội như thế nào? Đặc điểm và những thành tựu của nó ra sao? Tại sao nó được gọi là nền VH hiện đại ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều đó.
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú.









( 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ

+ GV: Đọc trang 82, 83 và trả lời câu hỏi
nguon VI OLET