Tiếng việt 4

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ

I. Mục tiêu:

  1. Kiến thức:

       Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Ước mơ.

  1. Kĩ năng:

       Hiểu được giá trị của những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ ngữ kết hợp với từ “Ứớc mơ”.

       Hiểu ý nghĩa và biết cách sử dụng một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm “Ứớc mơ”.

  1. Thái độ:

       Giúp các em biết trân trọng những ước mơ, và có những ước mơ trong sáng, cao đẹp.

II. Đồ dùng dạy học:

       Giáo viên: bảng phụ, SGK lớp 4 tập 1,..

       Học sinh: SGK lớp 4 tập 1, vở bài tập Tiếng Việt tập 1, vở nháp,…

III. Các hoạt động dạy - học:

 

Hoạt động

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

 

Kiểm tra bài cũ.(4’)

 

- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?

- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu. Mỗi HS tìm ví dụ về tác dụng của dấu ngoặc kép.

- Nhận xét bài làm, cho điểm từng HS.

 

 

- 2 HS trả lời.

 

- 2 HS làm bài trên bảng.

 

 

Giới thiệu bài.(1’)

- Dẫn dắt: Trong mỗi người chúng ta, ai cũng có những ước mơ của mình và Tiết luyện từ và câu hôm nay sẽ giúp các em củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Ước mơ này hơn.

- Ghi tên bài lên bảng, cho HS nhắc lại tên bài.

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

- Quan sát, nhắc lại tên bài.

Hướng dẫn HS làm bài tập. (27’)

Bài 1: (5’)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 1.

- Cho HS đọc lại bài Trung thu độc lập.

- Cho lớp đọc thầm và ghi vào vở những từ ngữ đồng nghĩa với từ ước mơ.

- Gọi HS trả lời.

 

- Hỏi HS Mong ước, Mơ tưởng có nghĩa là gì?

 

 

 

- Cho HS đặt câu với từ: Mong ước và mơ tưởng.

 

 

Bài 2: (5’)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Chia lớp ra thành nhóm 4 HS. Cho các Nhóm thảo luận và làm vào bảng phụ trong vòng 3 phút.

- Sau 3 phút cho các nhóm dáng bảng phụ lên bảng, đại diện các nhóm lên trình bày.

 

 

- Cho Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành một phiếu đầy đủ nhất.

- GV nhận xét, kết luận về những từ đúng.

- Cho HS làm vào vở Bài tập.

Lưu ý: Nếu HS tìm được các từ : ước hẹn, ước đoán, ước ngưyện, mơ màng…thì GV giải nghĩa từng từ để HS phát hiện ra sự không đồng nghĩa hoặc cho HS đặt câu với những từ đó.

+ Ước hẹn: hẹn với nhau.

+ Ước đóan: đoán trước một điều gì đó.

+ Ước nguyện: mong muốn được.

+Mơ màng: thấy phản phất, không rõ ràng, trong trạng thái mơ ngủ hay tựa như mơ.

- Cho HS đặt câu với 1 từ vừa tìm.

- Cho lớp nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương HS đặt câu đúng.

 

Bài 3:(6’)

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Cho HS thảo luận theo cặp để ghép từ ngữ thích thích hợp trong vòng 2 phút.

- Gọi HS trình bày.

- Cho lớp nhận xét.

- GV kết luận lời giải đúng.

Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng.

Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ.

Đánh giá thấp: ước mơ viễn vong, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột.

 

 Bài 4: (5’)

- Cho HS đọc yêu cầu của bài.

- Cho HS làm cá nhân và tìm ví dụ minh hoạ cho những ước mơ đó.

- Gọi 4 HS phát biểu ý kiến.

- Cho lớp nhận xét xem bạn mình tìm ví dụ đã phù hợp với nội dung chưa?

- GV nhận xét, chốt ý.

+ Đó là những ước mơ vươn lên làm những việc có ích cho mọi người như:

Ứơc mơ học giỏi để trở thành thợ bậc cao, trở thành bác sĩ, kĩ sư, phi công, bác học, trở thành những nhà phát minh, sáng chế, những người có khả năng ngăn chặn lũ lụt, tìm ra loại thuốc chữa được những chứng bệnh hiểm nghèo

+ Đó là những ước mơ giản dị, thiết thực có thể thực hiện được , không cần nổ lực lớn: ước mơ muốn có chuyện đọc, có xe đạp. Có một đồ chơi, đôi giày mới, chiếc cặp mới,…

+ Đó là những ướn mơ phi lí, không thể thực hiện được; hoặc là những ước mơ ích kỉ, có lợi cho bản thân nhưng có hại cho người khác…Ước mơ viển vông của chàng Rít trong truyện Ba điều ước.

Ước mơ thể hiện lòng tham không đáy của vợ ông lão đánh cá : Ông lão đánh cá và con cá vàng.

 

Bài 5: (6’)

- Cho HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm nghĩa của các câu thành ngữ và em dùng thành ngữ đó trong những trường hợp nào?

- Gọi HS trình bày.

- GV nhận xét, kết luận về nghĩa đúng hoặc chưa đủ và tình huống sử dụng.

+Cầu được ước thấy: đạt được điều mình mơ ước.

+Ước sao được vậy: đồng nghĩa với cầu được ước thấy.

+Ước của trái mùa: muốn những điều trái với lẽ thường.

+Đứng núi này trông núi nọ: không bằng lòng với cái hiện đang có, lại mơ tưởng đến cái khác chưa phải của mình.

Tình huống sử dụng:

+Em được tặng thứ đồ chơi mà hình dáng đang mơ ước. Em nói: thật đúng là cầu được ước thấy.

+Bạn em mơ ước đạt danh hiệu học sinh giỏi. Em nói với bạn: Chúc cậu ước sao được vậy.

+Cậu chỉ toàn ước của trái mùa , bây giờ làm gì có loại rau ấy chứ.

+Cậu hãy yên tâm học võ đi, đừng đứng núi này trông núi nọ kẻo hỏng hết đấy.

-Yêu cầu HS đọc thuộc các thành ngữ.

 

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng.

- 1 HS đọc thành tiếng cả bài.

- Cả lớp đọc thầm và tìm từ.

 

- Những từ ngữ đồng nghĩa với từ ước mơ trong bài gồm: mơ tưởng, mong ước.

- Mong ước: nghĩa là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.

- Mơ tưởng: nghĩa là mong mỏi và tưởng tượng điều mình muốn sẽ đạt được trong tương lai.

- HS Suy nghĩ đặt câu, ví dụ:

+ Em mong ước cả gia đình em sẽ được cùng nhau phá cỗ trong dịp Tết Trung thu.

+ Em mơ tưởng khi lớn lên em sẽ là bác sĩ.

 

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Tiến hành thảo luận và làm vào bảng phụ.

 

 

- Nộp bảng và đại diện lên trình bày.

+ Bắt đầu bằng tiếng ước: Ước muốn, ước mong, ước ao, ước vọng.

+ Bắt đầu bằng tiếng : Mơ ước,mơ tưởng, mơ mộng.

- Nhận xét, bổ sung.

 

- Lắng nghe.

 

- Làm vào vở BT.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cá nhân suy nghĩ, đặt câu.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe, sửa sai.

 

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng.

-  2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, ghép từ.

 

- Trình bày bài làm.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe, sửa bài, viết vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

-1 HS đọc thành tiếng.

- HS làm việc cá nhân, viết ý kiến của mình vào vở nháp.

- 4 HS phát biểu ý kiến.

- Nhận xét.

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Tiến hành trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.

 

 

- Trình bày bài làm.

- Lắng nghe, sửa lỗi sai.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học thuộc.

Củng cố – dặn dò

(3’)

- Dặn HS học thuộc lòng các từ đồng nghĩa với từ ước mơ, học thuộc lòng các thành ngữ ở phần bài tập và chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

 

- Lắng nghe.

 

Nhận xét:.......................................................

.............................................................

.............................................................

nguon VI OLET