Tuần 9 Thứ hai, ngày 15 tháng 10 năm 2012
Tập đọc-kể chuyện
Tiết 17 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I(T1)
I/. Mục tiêu :
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2).
- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3).
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học ( BT3) .
II/. Đồ dùng dạy học :
- Các phiếu ghi tên các bài TĐ tuần 1.. …tuần 8, bảng phụ
III/. Các hoạt động dạy học :
1/. Kiểm tra bài cũ :
- Hôm trước chúng ta học tập dọc bài gì ?
2/. Bài mới : Ôn tập giữa học kì I ( T1)
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc: (1/4 số HS).
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. (sau khi bốc thăm, được xem bài lại khoảng 2 phút).
- HS đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu .
- GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học.
- Đối với những em không đạt yêu cầu, GV cho về nhà luyện đọc để kiểm tra lại tiết học sau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2: Ghi lại tên các sự vật được so sánh.
- Một hoặc hai HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi SGK.
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn 3 câu văn, 1 HS phân tích câu 1 làm mẫu.
- HS làm bài vào vở.
- GV mời 4 hoặc 5 HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét. Chọn lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
Bài tập 3: Chọn từ ngữ thích hợp tạo thành hình ảnh so sánh.
- Một HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- GV mời 2 HS lên bảng thi viết. Sau đó từng em đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4 : Mời 1 HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và nêu nhanh tên các câu chuyện đã học ở 8 tuần qua.
- Mở bảng phụ yêu cầu học sinh đọc lại tên các câu chyện đã ghi sẵn .
- Yêu cầu học sinh tự chọn cho mình một câu chuyện và kể lại.
- Giáo viên mời học sinh lên thi kể.
- Nhận xét bình chọn học sinh kể hay .
Hoạt động nối tiếp :
- Khuyến khích HS về học thuộc những câu văn có hình ảnh so sánh đẹp trong BT2 và 3.
- Chuẩn bị: Ôn tập (tt).
( Rút kinh nghiệm :


Toán
Tiết 41 : GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG
I/. Mục tiêu :
- Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.
- Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo mẫu).
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác trong làm bài.
II/. Đồ dùng dạy học : Thước ê-ke, bảng phụ
III/. Các hoạt động dạy học :
1/. Kiểm tra bài cũ :
- Hôm trước chúng ta học toán bài gì ?
- Gọi học sinh lên bảng làm bài.
- Nhận xét ghi điểm.
2/. Bài mới : Góc vuông, góc không vuông.
Hoạt động 1: Giới thiệu về góc (làm quen với biểu tượng về góc):
- GV cho HS xem hình ảnh hai kim đồng hồ tạo thành một góc.
- GV “ mô tả”, HS quan sát để có biểu tượng về góc gồm có hai cạnh xuất phát từ một điểm.
Hoạt động 2: Giới thiệu góc vuông, góc không vuông.
- GV vẽ một góc vuông lên bảng và giới thiệu: góc vuông, tên đỉnh, tên cạnh.
- GV vẽ góc lên bảng, cho HS đọc tên của mỗi góc.
Hoạt đông 3: Giới thiệu ê ke.
- GV giới thiệu cho HS xem cái ê ke, nêu cấu tạo và công dụng của ê ke.
Hoạt động 4: Thực hành.
Bài 1: Dùng ê ke để nhận biết và vẽ được góc vuông.
- HS đọc yêu cầu.
- Cho HS dùng ê ke để kiểm tra trực tiếp 4 góc của hình chữ nhật. Sau đó đánh dấu
nguon VI OLET