Tướng Vũ Ngọc Nhạ kể về giây phút Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam

Tài liệu sưu tầm

Khi chính thể của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sụp đổ, Thiệu có gọi điện cho ông Vũ Ngọc Nhạ hỏi xem nên xử trí ra sao. Đó là cuộc nói chuyện sau cùng giữa họ. Sau đó, tổ chức chỉ đạo nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ dàn xếp, để cùng đưa Đại tá Dương Văn Minh lên làm Tổng thống Việt Nam Cộng hòa.

Cuộc điện thoại của Tổng thống Thiệu

Làm thế nào mà một điệp viên Cộng sản làm cố vấn cho hai Tổng thống của Việt Nam Cộng hòa, đã bị bắt, bị kết án, nhưng vẫn được các linh mục Công giáo và các giáo dân tín nhiệm, tin yêu? Tôi đem thắc mắc đó hỏi ông Nhạ: "Khi bị bắt vì tội là Cộng sản làm gián điệp, tại sao các cha đạo vẫn tin ông?". ông Nhạ đáp: "Họ nghi tôi bị oan và cho tôi là một con chiên ngoan đạo đã hết lòng vì Chúa, vì hoà bình".

Ông Nhạ cho biết thêm, theo chỉ đạo của trung tâm, đầu năm 1974, ông trở lại Sài Gòn với tư cách là người của lực lượng thứ ba (tức Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam là một tổ chức được thành lập sau sự kiện tết Mậu Thân vào ngày 20/4/1968). Tổ chức này tập hợp "đại diện các nhân sỹ, bác sỹ, nhà giáo, nhà văn, nhà báo, người tu hành, sinh viên, tư sản dân tộc, sỹ quan và công chức tiến bộ trong quân đội và chính quyền miền Nam".


Hình ảnh Tướng Vũ Ngọc Nhạ kể về giây phút Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam số 1
Tác giả- nhà văn Minh Chuyên (bên trái) và ông Mười Hương.

Đây là một chủ trương của cách mạng tạo ra một tổ chức "đệm" giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và các thế lực khác ("lực lượng thứ ba"), nhằm tranh thủ tất cả những ai tán thành độc lập dân tộc, dân chủ, trung lập và hòa bình "làm cho kẻ thù bị cô lập cao độ". Mục đích của Liên minh là đòi độc lập cho dân tộc, đòi dân chủ và hòa bình cho Việt Nam, do luật sư Trịnh Đình Thảo lãnh đạo...).

"Tổ chức của ta dự định ông sẽ tham gia trong Chính phủ ba thành phần?". ông Nhạ trả lời: "Nhưng Chính phủ ba thành phần đã không ra đời, vì tình hình phát triển theo một xu thế khác. Tôi được giao nhiệm vụ củng cố, hình thành lưới tình báo mới, xây dựng lực lượng thứ ba, đưa người của cách mạng vào nội thành chuẩn bị cho ngày toàn thắng. Theo chỉ đạo của trên, tôi đã dựa vào các linh mục có uy tín trong khối Công giáo, để ép Thiệu từ chức và góp phần "dàn xếp" cho tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng thống thay Thiệu".

Tôi hỏi ông Vũ Ngọc Nhạ: "Rời ghế Tổng thống, ra khỏi dinh Độc Lập, Thiệu có liên hệ với ông?". ông Nhạ kể lại: "Những phút sống hoảng loạn cuối cùng ở Sài Gòn, Nguyễn Văn Thiệu đã gọi điện cho tôi. Từ đầu dây, ông ta nói: "Thầy Hai góp ý cho tôi, lúc này tôi nên xử sự thế nào?". Tôi nói: "ông nên đi khỏi Sài Gòn". Thiệu hỏi: "Đi đâu?". Tôi đã phân tích tình hình, khẳng định thế tất thắng của cách mạng Việt Nam và chính sách hoà hợp dân tộc, rồi khuyên Nguyễn Văn Thiệu: "Đi đâu là tuỳ ông, nhưng ông nên trừ nước Mỹ".



Hình ảnh Tướng Vũ Ngọc Nhạ kể về giây phút Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam số 2
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và vợ. (Ảnh tư liệu)


Thiệu lại hỏi: "Vì sao tôi không đi Mỹ". Tôi nói: "Sang Mỹ, họ sẽ giết ông". Theo góp ý của tôi, Nguyễn Văn Thiệu đưa vợ con đi Hồng Kông, rồi sang cư trú tại Anh quốc. Cuối năm 2001, ông Thiệu mới qua đời". Thế là ông Vũ Ngọc Nhạ đã giữ được lời hứa với Thiệu trong lúc nguy nan, "xi nhan" để ông ta không phải chết nhục nhã như anh em họ Ngô.

Người chỉ huy mưu cao dũng cảm

Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ tâm sự: "Sở dĩ A22 của ông có được chiến tích như vậy, ngoài cố gắng của anh em trong mạng lưới tình báo, còn có công rất lớn của ông Mười Hương. Thời kỳ đầu, Mười Hương trực tiếp chỉ đạo chúng tôi. ông từng chịu cảnh tra tấn tù đầy vì chúng tôi". Mười Hương, tên thật là Trần Quốc Hương, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban nội chính Trung ương. Giữa những năm 1950, Trần Quốc Hương được Trung ương cử vào miền Nam hoạt động bí mật, trong đó có nhiệm vụ chỉ đạo lưới tình báo chiến lược H10 - A22 của Vũ Ngọc Nhạ.

Năm 1958, Vũ Ngọc Nhạ bị mật vụ bắt cóc ở Sài Gòn rồi chúng đưa ra giam tại Huế. Ngày đó, mạng lưới A22 mới hình thành, anh em còn rất ít kinh nghiệm. Nằm trong nhà giam, ngày đêm Vũ Ngọc Nhạ lo cho tính mạng của thủ trưởng mình, lo tính mạng của anh em bên ngoài! ông bảo: “Hôm ấy, bỗng trời đổ cơn giông, ngoài phòng giam gió thổi ào ào, hàng cây trước cửa nghiêng ngả, sân tòa khâm sứ cát bay mù mịt. ở trong phòng giam Vũ Ngọc Nhạ nghe rõ tiếng quát tháo bên ngoài: "Vô đây xem chúng bay còn gan lì được không?"”.

Vũ Ngọc Nhạ ghé mắt nhìn qua hàng song sắt. ông bàng hoàng nhận ra 4 người trong lưới của ông bị còng hai tay, một tên mật vụ vừa dong, vừa đạp ngã dúi dụi. Đi đầu là Lê Hữu Thúy mặt bầm tím, tiếp sau Huỳnh Văn Trọng bước tập tễnh. Rồi đến Vũ Xuân Hòe máu me đầy mặt. Người đi cuối cùng, hai mắt sưng híp là Vũ Hữu Duật. Nhìn cảnh tượng anh em của mình trong tay địch, ông Nhạ vừa thương vừa nghi ngờ có người phản bội.

Ít phút sau, lại một tên mật vụ áp tải một người nữa đi qua phòng giam. 

Người này thấp bé, vẻ mặt cương nghị, Vũ Ngọc Nhạ nhận ra ngay, đó là đồng chí Mười Hương. Thì ra chúng cất một mẻ gần hết anh em trong mạng lưới A22. Trong những ngày ở nhà giam, mặc dù địch dùng mọi thủ đoạn nham hiểm và tra tấn rất dã man, Mười Hương dũng cảm chịu mọi cực hình, quyết không chịu khuất phục. Biết ông là một nhân vật Cộng sản tầm cỡ, gan góc, lợi hại, Ngô Đình Nhu đích thân từ Sài Gòn bay ra Huế.
Khi giáp mặt Mười Hương, Ngô Đình Nhu nói: "Bây giờ, ông đang ở trong tay chúng tôi, ông biết mình phải làm gì chứ? Chẳng lẽ Cộng sản các ông chỉ có một mục tiêu là hy sinh ư? Các ông cũng cần phải tồn tại. Đồng đội của ông nằm trong nhà lao của chúng tôi đây cũng cần phải sống". Mười Hương trả lời: "Vâng, nhưng chúng tôi không sống nô lệ. Dù ông có cho người giết tôi, cũng không lấy gì được ở tôi đâu. ông phải hiểu người Cộng sản chúng tôi không được phép khai báo". Trước những lời đanh thép của một người cộng sản, Ngô Đình Nhu cắn răng trút nỗi căm uất, cho đồng bọn trả thù hèn hạ Mười Hương rồi chuồn về Sài Gòn.

Ngày 25/4/2002, chúng tôi tới thăm gia đình ông Mười Hương tại 45 Tú Xương (quận 3, TP.HCM, nay ông Mười Hương đã chuyển về quận 2). Ông đã bước vào tuổi "bách niên giai lão", bị di chứng liệt một cánh tay, nhưng đôi mắt vẫn sáng, đặc biệt sự minh mẫn và trí tuệ của ông còn tuyệt vời. Dường như ý chí cách mạng của người Cộng sản đã dồn lại một phần trong đôi mắt của ông, luôn ánh lên niềm tin yêu và một nghị lực mạnh mẽ.

Anh Đỗ Văn Hùng, người thư ký của ông cho biết, cuộc đời hoạt động của ông Mười Hương lặng lẽ, bình dị nhưng đầy mạo hiểm. Khi còn là một chàng trai rất trẻ, Trần Quốc Hương đã hoạt động tích cực trong tổ chức thanh niên dân chủ.

Với đồng đội ông là người bạn chân tình, luôn thương yêu và độ lượng. Với công việc ông năng nổ, tận tâm, hết lòng, nhưng cũng rất cẩn trọng và luôn cảnh giác với kẻ thù. Song cuộc đời có mấy ai ngờ, tháng 3/1942, khi Trần Quốc Hương mới 16 tuổi, đang thi hành một công vụ của tổ chức thanh niên dân chủ thì bị mật thám Pháp bắt. Chúng đưa ông vào giam tại Hỏa Lò. Sau một năm giam cầm, tra khảo, không tìm ra nhân chứng, hơn nữa Trần Quốc Hương chưa đủ tuổi thi hành án, bọn mật thám Pháp đành phải thả ông.


"Đối diện" ba làn đạn sau giải phóng miền Nam

Tôi hỏi ông Vũ Ngọc Nhạ: "Tâm trạng của ông trong những giờ phút Sài Gòn sắp được giải phóng?". ông cười vui và nói: "Dù lúc đó rất vui, nhưng tôi cũng không rõ tính mạng mình sẽ ra sao. Bởi vì lúc ấy có thể tôi phải hứng cả ba luồng đạn, đạn của nhân dân, đạn của quân giải phóng và đạn của quân đội Ngụỵ quyền. Nhưng rất may, đã không có viên đạn nào trong ba luồng đạn ấy găm vào người tôi".

GHI CHÉP CỦA NHÀ VĂN MINH CHUYÊN/ Theo Đời sống & Pháp luật

 

nguon VI OLET