Rừng là gì? Đó là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng, đất và khí hậu tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Nó được tạo nên bởi nhiều thành phần mà cây là thành phần chính. Vậy thì tại sao rừng lại có một ảnh hưởng lớn như vậy đến môi trường sống của con người?

Rừng là một bộ phận của môi trường sống, là tài nguyên quý báu của đất nước, có giá trị to lớn về nhiều mặt đối với nền kinh tế quốc dân, với văn hóa cộng đồng, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, an ninh quốc gia và chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

Câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc” là một cách ông cha ta thể hiện lòng tự hào về thiên nhiên trù phú của giang sơn gấm vóc Việt Nam. Rừng luôn luôn gắn liền với sinh hoạt con người. Vì xung quanh ta, bao giờ cũng tồn tại sự có mặt của rừng. Vì xung quanh ta, từ một căn biệt thự nguy nga cho đến một cây thước, đôi đũa bạn cầm trên tay đều là của rừng. Rừng còn là kho thuốc vô tận mà thiên nhiên ban phát cho con người.Không những thế, rừng còn là một nhà máy lọc không khí tối tân nhất mà không một nhà máy nào trên thế giới sánh kịp. Rừng trao đổi dưỡng khí cho con người, cho chúng ta kho thuốc quý. Rừng chống sa mạc hóa, cản sự xói mòn đất. Rừng còn là nơi giải trí lí tưởng cho con người.Rừng còn là môi trường sống của rất nhiều động vật quí hiếm. Cả một thế giới loài động thực vật thật phong phú là nguồn tài sản vô giá của rừng dành cho con người.

Hơn thế nữa rừng còn là “Vạn Lí Trường Thành” vững chắc bảo vệ đời sống con người.. Rừng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy trên mặt đất, bảo vệ, cải tạo làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn chế sức phá hoại của gió, ngăn sự di chuyển của cát vào sâu đất liền, ngăn chặn gió, bão phá hoại mùa màng, làng xóm. Đặc biệt trong chiến tranh rừng còn cùng con người đánh giặc, “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Phải nói rằng rừng đã trao tặng con người cả một nguồn tài sản vô giá bất tận. Đây chính là sự ưu đãi của thiên nhiên đối với loài người. .

T hật không thể nào kể hết ích lợi của rừng với con người. Thế nhưng, con người đã trả công cho rừng bằng hành động tàn phá rừng một cách thô bạo. Tại sao chúng ta không thể nghĩ đến những nguy hiểm, tác hại khi mất rừng?

Khi rừng không còn tồn tại trên trái đất, trái đất sẽ khô cứng và lạnh lẽo biết nhường nào! Khi ấy, con người sẽ chết dần chết mòn khi đối diện với những tòa nhà đồ sộ nhưng không có sự sống.. Đến lúc ấy, sa mạc hóa sẽ diễn ra khắp nơi. Những tác hại mà trước kia ta không để ý tới, giờ đây trở thành thảm nạn, hạn hán khắp nơi, lũ lụt xảy ra liên tiếp. Thêm nữa là thú rừng không còn nơi sinh sống sẽ tràn xuống đồng bằng gây biết bao nhiêu tai họa. Nhân loại sẽ kiệt quệ với bầu không khí ô nhiễm nghiêm trọng. Con người sẽ chỉ còn chia nhau từng hớp không khí trong lành mà tiếc nuối, xót xa.. Rõ ràng việc đốt rừng kéo theo nhiều hậu quả không lường được: nhiệt độ trái đất thêm nóng, bụi khói phủ nhiều nước. Từ đó những chứng bệnh trầm trọng phát sinh. Đúng là con người - có thể vô tình hoặc vì lợi ích cục bộ, trước mắt mà tàn phá rừng, đốt rừng - sẽ tự thắt cổ mình. Sai lầm ấy phải trả giá rất đắt, cho chính bản thân người phá rừng và cho cả cộng đồng. Ấy thế mà tốc độ tiêu diệt rừng càng nhanh trên phạm vi thế giới, cảnh cháy rừng khủng khiếp ở Inđônêxia, ở Cà Mau... là một bằng chứng hiển nhiên, tác động xấu đến nhiều nước trong vùng Đông Nam Á. Chẳng mấy chốc, rừng xanh biến mất! Biết bao cây quý, thú hiếm sẽ tuyệt chủng!

Chặt phá rừng, cháy rừnglà một trong những nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi sinh, nạn trái đất ấm dần lên, nạn đói kém, lụt lội, nạn voi bỏ rừng về buôn làng giết hại con người, phá hoại tài sản .v.v. Người ta ước tính, nạn phá rừng khiến mỗi năm thế giới thiệt mất một số tiền lên tới 45 tỷ USD, vô vàn thiệt hại khác mà thiệt hại có' tầm mức nghiêm trọng nhất lại là thiệt hại về tính đa dạng sinh tháị Việc phá hoại rừng khiến hàng nghìn chủng loại cây cối và thú vật bị tuyệt chủng. Một tác động trực tiếp khác của việc tình trạng môi sinh bị đảo lộn là chuyện khí hậu trái đất đang ấm dần lên. Những hậu qủa tiêu cực của nạn trái đất ấm dần lên thật kinh khủng : càng lúc nạn hạn hán càng xảy ra nhiều hơn; đồng thời nạn sa mạc hóa cũng gia tăng đưa tới chuyện thất bát mùa màng. Đã thế những khu vực quanh năm băng giá thì nay những khối băng đó lại đang tan nhanh hơn, đưa tới nạn lũ lụt ở các vùng bờ biển, khiến mặt nước biển dâng cao và có nguy cơ nhận chìm nhiều vùng đảo, hay vùng duyên hảị . Ở tầm mức khu vực, nạn phá rừng gây rối loạn cho thời tiết, đồng thời tạo ra hiện tượng đặc biệt khiến khí hậu nóng hơn hoặc khô hơn. Xét về lâu về dài, tác hại của nạn phá rừng đối với đất đai rất nghiêm trọng, làm đất trở nên khô cằn hơn và khó trồng trọt hơn.. Tại Việt Nam, người ta cũng thấy hiện tượng này tại một số vùng ở miền Trung.Hiện tượng sa mạc hóa là hậu quả của sự thay đổi khí hậu và việc sử dụng đất đai thiếu khoa học, trong đó có việc phá rừng. Ngoài ra, người ta ước tính, tới năm 2050, có tới hai tỷ người, tức 20 phần trăm dân số thế giới sẽ bị thiếu nước.

 Chúng ta đã có một khái niệm về những tác hại do nạn cháy rừng, phá rừng gây ra. Hãy dừng cưa, dừng rìu hạ những cây cổ thụ phải hàng trăm năm mới có được. Hãy thận trọng khi cầm mồi lửa giữa rừng. Hãy trồng thêm cây, gây thêm rừng hay vì diệt cây rừng bừa bãi. Giữ lấy rừng, không phải cho hiện tại, mà cho các thế hệ tương lai nữa. Thực tế đã chứng minh rằng muốn có một cánh rừng, phải cần nhiều năm. Trong khi đó, phá hoại một khu rừng chỉ cần một thời gian ngắn. Điều đó buộc lương tâm mọi người phải thức tỉnh và hành động. Hội nghị thượng đỉnh quốc tế tại Braxin chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất cấp bách: nạn phá rừng và việc bảo vệ rừng. Liên Hiệp Quốc cũng đã phát động, tuyên truyền việc giữ những cánh rừng. Ở một số nước, hàng ngàn người xuống đường biểu tình đòi bảo vệ rừng như bảo vệ sự sống còn của hành tinh này. Nhà nước đã có pháp lệnh bảo vệ rừng nhưng đó đây cây xanh vẫn bị hạ, rừng vẫn bị cháy vì một số kẻ muốn mau giàu bằng cách bất chính. Phải chăng những cơn lũ lụt ở Lai Châu, ở đồng băng sông Cửu Long, và gần đây nhất là ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa... cũng do phần quan trọng là rừng đã và đang bị phá, bị mất dạng, cần kiên quyết hơn với những hành động tàn phá rừng. Trên địa bàn thành phố Hà Nội nhờ thực hiện quyết liệt các giải pháp PCCR nên trong mùa khô hanh 2014-2015, số vụ cháy rừng ở Hà Nội đã giảm mạnh so với cùng kỳ nhiều năm trước. Theo thống kê, nếu như năm 2013 các địa phương có rừng ở Hà Nội để xảy ra 46 vụ cháy, thiêu rụi hơn 32ha rừng thì đến năm 2014 giảm xuống còn 16 vụ, thiệt hại 16ha rừng (chủ yếu là cháy thảm thực bì, gây táp tán lá rừng); 5 tháng đầu năm 2015 chỉ xảy ra 3 vụ cháy rừng, thiệt hại 2,6ha. "Đặc biệt, tại Sóc Sơn, địa phương trước đây là điểm nóng về cháy rừng, năm 2014 chỉ còn xảy ra 12 vụ. Phần lớn các vụ cháy rừng được phát hiện sớm nên đã dập tắt kịp thời, không gây ảnh hưởng lớn đến tài nguyên rừng và kinh tế - xã hội của địa phương". ĐỊA PHƯƠNG EM RỪNG THUỘC SỰ QUẢN LÝ CỦA VưỜN quốc gia Ba Vì công tác quản lý bảo vệ  rừng được thực hiện nghiêm ngặt chính vì vậy các năm gần đây không có xảy ra cháy lớn. Việc khai thác rừng trồng rừng hợp lý đang đem lại lợi ích chung cho cả cộng đồng.

“Rừng vàng biển bạc” là một câu thành ngữ đúng về đất nước ta. Ta cần phải có cách hiểu và cái nhìn đúng đắn về câu thành ngữ này để có định hướng rõ ràng trong tương lai để đất nước ta phát triển không phải nhờ việc khai thác, mà là nhờ khả năng sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đó.

 

nguon VI OLET