TUẦN 5
TIẾT 21 :
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
I- MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
1.Kiến thức: Nắm được các cách phát triển từ vựng thông dụng nhất.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức trong việc sử dụng mở rộng vốn từ.
II- CHUẨN BỊ :
1. GV: Đọc Sgk, sgv, chuẩn bị giáo án, bảng phụ.
2. HS: Chuẩn bị bài “sự phát triển của từ vựng”.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp: 1’Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Cách dẫn gián tiếp?
Chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp:
Giáo viên giáo nói “Ngày mai, các em mang giấy để làm bài kiểm tra nhé”.
3. Giảng bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1’ Để thực hiện chức năng làm công cụ giao tiếp, ngôn ngữ luôn có sự biến đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu sự phát triển của từ vựng.
b. Tiến trình tiết dạy :

TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG

18’
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự biến đổi phát triển nghĩa của từ ngữ.
- GV chỉ định HS đọc ví dụ (Sgk, trang 55)
- HS đọc to ví dụ 1
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ:
1. Ví dụ: (Sgk)



- Từ “kinh tế” ở đây có nghĩa như thế nào?
Hoạt động cá nhân
Cả câu thơ: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế.: Nghĩa là :Trông coi việc nước cứu giúp người đời.
Ví dụ 1
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế.
+ Kinh tế nói tắt Kinh bang tế thế (Kinh thế tế dân) = trị nước cứu đời.


- Ngày nay, từ “kinh tế” có được hiểu như cụ Phan đã dùng không? Vì sao?
-Không
-Kinh tế = toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất – trao đổi – sử dụng của cải vật chất làm ra.
+Kinh tế : toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất – trao đổi – sử dụng của cải vật chất làm ra.


- Qua đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ ?
-Nghĩa của từ không phải là bất biến, nó có thể biến đổi theo thời gian, có những nghĩa cũ bị mất đi, đồng thời nghĩa mới hình thành.



GV chỉ định HS đọc ví dụ 2 (Sgk, trang 55, 56)
- HS đọc to ví dụ 2
Ví dụ 2


GV treo bảng phụ
HS quan sát
a. Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
- Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
b. – Được lời như cởi tấm lòng
Giở kim thoa với khăn hồng trao tay
- Cũng nhà hành viện xưa nay
Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người:



- Hãy xác định nghĩa của hai từ xuân, tay trong các câu trên

a, Xuân
(chơi) xuân: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ


(Ngày) xuân: tuổi trẻ (ẩn dụ)

b, Tay
(trao) tay: Bộ phận của cơ thể.


Tay (buôn): người giỏi 1 nghề nào đó (Hoán dụ)




- Trong các nghĩa đó nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
Chuyển theo phương thức nào?
. GV nhắc lại kiến thức cũ về hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ.
Hoạt động cá nhân
a. Ẩn dụ
b. Hoán dụ



- Em có nhận xét gì về nghĩa của từ và phương thức phát triển nghĩa của từ?
HS nêu nhận xét
2. Kết luận :
- Do nhu cầu phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ không ngừng phát triển dựa trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
- Có hai phương thức chủ yếu trong sự biến đổi: ẩn dụ và hoán dụ.

1’
- GV chỉ định HS đọc ghi nhớ
(Sgk, trang 56)
HS đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ (sgk, trang 56)

20’
* Hoạt động 2 :Hướng dẫn luyện tập
Hoạt động 2
II. Luyện tập


Bài tập 1: GV gợi ý, hướng dẫn cách giải quyết bài tập
Học sinh thảo luận nhóm
Bài tập
nguon VI OLET