VĂN HỌC - NHÀ VĂN VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Hiểu được các khái niệm văn học (nghĩa rộng, nghĩa hẹp), hình tượng nghệ thuật, đặc trưng ngôn từ nghệ thuật, chức năng văn học.
Hiểu được những đặc điểm cơ bản về tư chất nghệ sĩ, các tiền đề của tài năng văn học và quá trình sáng tạo của một vài tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng
Phân biệt được bài văn theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Phân tích, chứng minh được ý nghĩa, tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của những văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao, đồng thời qua đó, hiểu được thế nào là phẩm chất, tài năng của các tác giả.
3. Thái độ
Thêm yêu quí các áng văn và các nhà văn được học trong chương trình.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
A. Đặc trưng văn học
I. Khái niệm
1. Theo nghĩa rộng
Văn học là loại hình nghệ thuật thuộc kiến trúc thượng tầng, sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật.
2. Theo nghĩa hẹp
Văn học chỉ bao gồm các sáng tác vừa có ngôn từ nghệ thuật vừa có hình tượng nghệ thuật.
II. Văn học là một môn nghệ thuật
1. Văn học nhận thức, phản ánh đời sống con người (đặc trưng đối tượng)
- Văn học có thể miêu tả, hoặc đề cập đến nhiều đối tượng khác nhau, song bao giờ con người cũng là đối tượng trung tâm của văn học : trung tâm nhận thức, trung tâm giá trị, trung tâm đánh giá, trung tâm kết tinh các kinh nghiệm, các mối quan hệ…
- Dù hiện ra trực tiếp hay gián tiếp thì con người vẫn luôn là đối tượng trung tâm, chi phối các đối tượng khác, hoặc có mối liên hệ ngầm với các đối tượng khác. Văn học quan tâm đến quan hệ người kết tinh trong sự vật.
VD 1 : Vẻ đẹp của tùng, cúc, trúc, mai trong thơ cổ phương Đông là hiện thân cho vẻ đẹp thanh cao của người quân tử.
VD 2 : Nếu nhà khí tượng nhìn mây thuần tuý là một hiện tượng tự nhiên thì nhà văn khám phá mây như là biểu tượng của lòng người, mang tâm trạng người, tính người:
Vì mây cho núi lên trời
Vì chưng gió thổi, hoa cười với trăng
(Ca dao)
- Văn học nhận thức, phản ánh con người một cách tổng hợp, toàn vẹn trong mọi quan hệ đời sống đa dạng, phức tạp, tập trung khám phá chiều sâu khôn cùng trong tâm hồn con người. So sánh văn học với những bộ môn khoa học cũng lấy con người làm đối tượng nhận thức. Theo quan điểm của Sinh học : Đó là con người - tự nhiên; theo Tâm lí học : Nghiên cứu những qui luật tâm lí của con người… theo Văn học: Nghiên cứu con người không ở những mặt tách rời riêng lẻ mà khám phá con người trong tổng hoà của các mối quan hệ xã hội. Đặc biệt, văn học chú trọng đến chiều sâu tâm hồn, tính cách, tâm lí… của con người.
2. Nhận thức và phản ánh đời sống trong văn học không tách rời với việc thể hiện tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng của nhà văn đối với con người và cuộc sống (đặc trưng nội dung):
- Văn học phản ánh đời sống thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Chính vì vậy, nội dung của văn học không chỉ phản ánh hiện thực đời sống khách quan mà còn gắn liền với nội dung tình cảm chủ quan của người nghệ sĩ.
- Nhà văn không bao giờ phản ánh hiện thực một cách vô hồn, không bao giờ chỉ chụp ảnh đời sống như nó vốn có. Hiện thực trong tác phẩm bao giờ cũng là hiện thực gắn với tâm tư tình cảm, thể hiện sự nghiền ngẫm hiện thực, lí giải hiện thực… của mỗi nhà văn. Nói cách khác, văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Do đó, cùng viết về một đề tài, nhưng mỗi nhà văn có một cách khám phá, phản ánh, đánh giá... riêng. Điều này tạo nên tính chất đa dạng, phong phú, không lặp lại của nội dung văn học.
- Đến với văn học, ta không thể chỉ khám phá tác phẩm phản ánh hiện thực gì, mà hơn thế, phải cảm nhận, phân tích, đánh giá tư tưởng, tình cảm, ước mơ, khát vọng…mà nhà văn gửi gắm qua hiện thực đó như thế nào. Cần phân biệt :
+ Khoa học : phản ánh đời sống mang tính khách quan, hiện thực như nó vốn có, trung thành, chính xác. Chân lí khoa học đạt được bằng cách giải phóng nó khỏi cái tôi của nhà khoa học (Anhxtanh).
+ Văn học : Phản ánh đời sống theo
nguon VI OLET