1. SƠ ĐỒ TIẾN TRÌNH KHOA HỌC XÂY DỰNG KIẾN THỨC:
Cấu tạo và công dụng của Kính lúp

1.1. Tiến trình đề xuất kết luận mới:














































1.2. Tiến trình kiểm nghiệm kết luận:
















































Diễn giải sơ đồ tiến trình khoa học xây dựng kiến thức:
Trong thực tế, có những vật ta cần quan sát nhưng lại rất nhỏ, dù đưa vật đến tận điểm cực cận của mắt vẫn không thể nhìn rõ. Vậy vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để có thể quan sát được các vật nhỏ mà ta không thể nhìn trực tiếp để thấy rõ vật, ngay cả khi đã đưa vật đến điểm cực cận của mắt?
Cách 1: Trực giác phỏng đoán, đưa ra câu trả lời
+ Có thể từ việc dùng kính của người cận thị và người viễn thị để nhìn rõ vật (bằng cách không nhìn trực tiếp vật mà nhìn ảnh của vật được tạo ra bởi thấu kính cho nên cũng có thể dùng thấu kính để nhìn vật nhỏ rõ hơn bằng cách nhìn ảnh của vật tạo bởi kính)
+ Có thể học sinh đã từng thấy người thợ ngồi sửa đồng hồ, thấy anh cảnh sát quan sát những dấu vết nhỏ, dấu vân tay, dấu giày của thủ phạm để lại hiện trường vụ án, đều nhờ một cái kính đặt giữa vật và mắt…
Cách 2: Suy luận dựa vào những kiến thức đã biết sau đây:
- Mắt muốn nhìn rõ vật thì vật phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt và góc trông α > αmin
- Thay vì nhìn trực tiếp vật, có thể nhìn ảnh của nó
- Chỉ có thấu kính hội tụ mới cho ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật
Để đưa ra câu trả lời.
Từ đó rút ra kết luận: Dùng một thấu kính hội tụ ta có thể tạo ra ảnh ảo của vật lớn hơn vật, để có thể quan sát được ảnh ảo đó dưới góc trông lớn hơn góc trông vật khi không dùng kính.
→ Vấn đề đặt ra là: Có thể kiểm nghiệm kết luận trên như thế nào?
Ta đã biết một kết luận được đưa ra bao giờ cũng cần phải được kiểm nghiệm, nếu nó phù hợp với thực tế thì kết luận đó là đúng, và ngược lại. Do đó giải pháp đưa ra là: Làm thí nghiệm kiểm tra kết luận trên:
- Dùng một thấu kính hội tụ có tiêu cự f, áp dụng công thức thấu kính có thể tính được khoảng cách d cần đặt vật nhỏ cách thấu kính để ảnh của nó cho bởi thấu kính sẽ cách mắt một khoảng Đ bằng khoảng nhìn rõ ngắn nhất, dự đoán được rằng khi đó quan sát qua kính sẽ thấy vật rõ nhất.
- Làm thí nghiệm đặt vật ở khoảng cách bằng d (đã tính) trước thấu kính, quan sát vật qua kính để kiểm tra dự đoán và kết luận.
Từ kết luận vừa rút ra ở trên, ta suy ra:
Dùng thấu kính hội tụ có tiêu cự f đặt sát mắt. Mắt có khoảng nhìn rõ ngắn nhất Đ = 25 cm.
Áp dụng công thức thấu kính: d = d’.f / (d’ - f)
* Với d’ = - Đ, tính được:
Nếu f = 10 cm thì d = 7,14 cm
Nếu f = 5 cm thì d = 4,17 cm
→ Từ đó suy ra:
- Nếu dùng thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10 cm đặt sát mắt, đặt vật cách thấu kính một khoảng d = 7,14 cm thì ảnh rõ nét nhất. d ≠ 7,14 cm thì ảnh không rõ nét bằng.
- Nếu dùng thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 5 cm đặt sát mắt, đặt vật cách thấu kính một khoảng d = 4,17 cm thì ảnh rõ nét nhất. d ≠ 4,17 cm thì ảnh không rõ nét bằng.
Làm thí nghiệm như đã mô tả, thấy kết quả đúng như suy luận.
→ Kết luận:
- Dùng một thấu kính hội tụ tạo ảnh của vật lớn hơn vật để có thể quan sát được ảnh ảo đó dưới góc trông lớn hơn góc trông vật khi nhìn trực tiếp không dùng kính. Thấu kính được dùng như thế được gọi là kính lúp.
- Kính lúp là dụng cụ bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ra một ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật, nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt, để quan sát được ảnh đó dưới một góc trông
nguon VI OLET