Trường: THCS Chiềng Sơ
 Họ và tên giáo viên

Tổ: KHTN
 Nguyễn Văn Tuấn


TÊN BÀI DẠY: Bài 14 - ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG
Môn học: Vật Lý ; lớp 8A,B,C,D
Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- HS phát biểu được định luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
- Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động.
2. Về kĩ năng
- Quan sát TN để rút ra mối quan hệ giữa các yếu tố: Lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển để xây dựng được định luật về công.
3. Về phẩm chất
- Có sự hợp tác trong nhóm khi làm thí nghiệm, yêu thích bộ môn học.
- Hợp tác nhóm để làm thí nghiệm kiểm tra.
II. Thiết bị dạy học và tài liệu
- SGK, SGV, giáo án. Tranh vẽ .
- Đòn bẩy, 2 thước thẳng, quả nặng 200N, quả nặng 100N, lực kế GHĐ 5N, dây kéo.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
a) Mục tiêu: - Tạo tình huống liên quan đến bài mới
b) Nội dung:
Câu hỏi : Nêu tên và lợi ích các máy cơ đơn giản đã học ở lớp 6?
c) Sản phẩm:
- Các máy cơ đơn đã học ở lớp 6:
+ Mặt phẳng nghiêng: Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo (đẩy) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật
+ Đòn bẩy: Dùng đòn bẩy có thể nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật
+ Ròng rọc: - Ròng rọc cố định thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp
- Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật
d) Tổ chức thực hiện:
- GV: Đưa ra câu hỏi và gọi học sinh lên bảng trả lời
- GV: Gọi học sinh khác nhận xét và cho điểm
- GV: Đặt vấn đề: Ta đã biết khi sử dụng máy cơ đơn giản giúp ta thực hiện công việc nhẹ nhàng hơn. Liệu các máy cơ đơn giản đó có giúp ta sử dụng ít công hơn hay không? Để trả lời câu hỏi này các em nghiên cứu bài học hôm nay
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật về công
a) Mục tiêu:
- Học sinh biết và hiểu được định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Đựơc lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
b) Nội dung:
- Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm hình 14.1 và ghi kết quả vào bảng 14.1
- GV: Yêu cầu HS quan sát kết quả bảng 14.1 trả lời câu C1,C2,C3,C4
- GV: Yêu cầu phát biểu định luật về công
c) Sản phẩm:
 F2 = 1/2F1
 S2 = 2S1
HS: Đọc – trả lời C3
 A1 = F1.S1 = 1 . 0,05 = 0,05 (J)
A2 = F2.S2 = 0,5 . 0,1 = 0,05 (J)
 A1 = A2

Nhận xét: Dùng ròng rọc động được lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi. Nghĩa là không có lợi gì về công.
* Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Đựơc lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh


GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 14.1 – nêu dụng cụ cần có và các bước tiến hành thí nghiệm.









GV: Hướng dẫn TN –Treo bảng 14.1

GV: Từ kết quả TN HS hoạt động các nhân trả lời câu C1,2,3,4
GV thông báo: Tiến hành TN tương tự đối với các máy cơ đơn giản khác cũng có kết quả tương tự.
? Qua TN trên em có thể rút ra định luật về công?
GV: Chốt lại nhấn mạnh cụm từ “và ngược lại”.
Có trường hợp cho ta lợi về đường đi nhưng lại thiệt về lực, không được lợi về công như đòn bẩy.
I. Thí nghiệm
HS: Đọc – nghiên cứu thí nghiệm.
- Tiến hành TN:
b1: Móc quả nặng vào lực kế kéo lên cao với quãng đường S1 =
Đọc độ lớn F1 =
nguon VI OLET