GIÁO ÁN
ĐỀ TÀI: Dạy vận động heo nhạc: Vì sao con mèo rửa mặt
Nội dung kết hợp: Nghe hát bài : Gà gáy le te
Trò chơi: hát theo hình vẽ
CHỦ ĐỀ: Động vật
Đối tượng: 4 - 5 tuổi (Số lượng trẻ : 25 - 30 trẻ)
Thời gian :25 - 30 phút
I. Mục đích yêu cầu
- Kiến thức: trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời bài hát và vận động theo đúng nhịp bài hát. Trẻ hứng thú và hưởng ứng nghe hát. Trẻ biết chơi trò chơi: hát theo hình vẽ
- Kỹ năng: hát diễn cảm phù hợp với tính chất giai điệu và lời ca của bài hát. Luyện kỹ năng hát vận động theo nhạc. Rèn và phát triển tai nghe và khả năng cảm thụ âm nhạc.
- Thái độ :
Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động âm nhạc. Giáo dục yêu quý , chăm sóc các con vật. không được ôm bế con vật .
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm : trong lớp
Giáo án, đàn, đĩa nhạc bài gà gáy le te, hình ảnh nội dung bài nghe hát, hình ảnh con mèo rửa mặt, con gà con cá…
Nhạc cụ: phách tre, mõ dừa..
III.Cách tiến hành
Thời gian
Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức



Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ





3-4 phút






















12 – 15 phút

























4- 5 phút














5 phút







* Hoạt động 1: Dạy vận động
- Cô tập trung trẻ Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “Nghe âm thanh đoán con vật”
-> Cô cho trẻ quan sát các con vật trên màn chiếu và trò chuyện cùng trẻ về các con vật đó ( Con gì? đang làm gì?
- Nuôi các con vật này có ích lợi gì?
-> À. Nuôi gà, heo cung cấp cho chúng ta trứng thịt, chó giữ nhà, mèo bắt chuột .Chúng có ích với chúng ta như vậy thí các con phải làm sao?(giáo dục trẻ yêu quý , chăm sóc các con vật nhưng các con nhớ không được ôm bế con vật vì nó không tốt cho sức khỏe của chúng ta)
- các con có biết những bài hát nào nói về các con
vật trong gia đình?
-> Cô cho trẻ nghe giai điệu của bài hát “ Vì sao con mèo rửa mặt” và đố các con đó là bài hát gì? Do ai sáng tác?
À. Đúng rồi đó là bài hát vì sao con mèo rửa măt, nhạc và lời: Hoàng Long . Bây giờ cô cùng các con hát lại bài hát này nhé.
- Cô và trẻ hát lại (1-2 lần)
- Các con hát rất hay nhưng để bài hát thêm sinh động và hay hơn nữa chúng ta hãy cùng vận động vỗ tay theo nhịpbài hát này nhé.
*Dạy vận động:
- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích.Cô hát vừa phải thể hiện sự vui tươi nhịp nhàng của bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
- Cô làm mẫu lần 2: kết hợp giải thích.
Vỗ theo nhịp là vỗ như thế nào?
À. Vỗ theo nhịp là vỗ 1 tiếng rồi mở ra.
Các con xem cô vỗ nhé
( Em kẻ nốt nhạc câu hát này nhé, nhìn vào sách nhạc vẽ và điền câu hát cho đúng)
VD: Mèo con ra vại nước, bàn chân nó vuốt vuốt,
v v v v
(đánh v là vỗ vào , mở ra)
- Lần 3:kết hợp dụng cụ âm nhạc.
* Dạy trẻ vận đông dạy theo lớp 3 lần: 2 lần bình thường +vỗ tay, 1 lần nối tiếp gõ đệm: chẳng hạn tổ 1+2 hát+gõ đệm bằng phách tre từ câu đầu đến “bếp tro” rồi nghỉ, tổ 3 hát+gõ đệm bằng mõ dừa , hát tiếp theo đến “hết” .
Dạy theo tổ: mỗi tổ một lần hát kết hợp vỗ tay (hoặc sử dụng dụng cụ am nhạc)
Dạy theo nhóm
Cá nhân
(Cô chú ý sửa sai cho trẻ )

Hoạt động 2: Nghe hát
- Cô thấy các con hát và vận động rất hay để thưởng cho các con cô sẽ hát cho các con nghe bài: Gà gáy le
nguon VI OLET