Ngày soạn……………….
Ngày dạy…..……………..
Lớp 4
Chương III: EM TẬP GÕ 10 NGÓN
Tiết 19 - Bài 1: VÌ SAO PHẢI TẬP GÕ 10 NGÓN
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU
Kiến thức:
- Nhớ lại các hàng phím và các chức năng của các phím đặc biệt.
- Biết tư thế ngồi làm việc, cách đặt tay đúng để có thể gõ 10 ngón
- Biết các chức năng của các mục chọn trên màn hình làm việc của PM Mario.
- Biết cách đăng kí tên người luyện tập
2. Kỹ năng:
- Đặt đúng tay khi gõ phím. Thực hiện thành thạo thao tác di chuyển các ngón tay khi gõ phím
3. Thái độ:
- Biết được tác dụng của việc gõ 10 ngón.
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, phòng máy, máy chiếu.
Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, vở bút ghi bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định tổ chức
Bài cũ: Kết hợp trong giờ
Bài mới:
Đặt vấn đề:
Khi làm việc với máy tính, các em không chỉ sử dụng chuột mà còn phải sử dụng bàn phím. Đặc biệt khi các em sử dụng bàn phím để soạn thảo văn bản. Vậy làm thế nào để có thể gõ phím nhanh và chính xác? Đó là chúng ta phải gõ phím bằng mười ngón. Việc gõ phím bằng mười ngón không chỉ nhanh mà còn chính xác.Hôm nay thầy sẽ giói thiệu cho các em một phần luyện gõ phím đó là phần mềm Mario. Nó sẽ giúp các em học gõ phím bằng mười ngón dễ dàng và nhanh
Bài mới:
* Hoạt động 1: Lợi ích của gõ phím bằng 10 ngón
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

- GV: Qua quan sát thực tế và trên các phương tiện thông tin đại chúng các em thấy có những người gõ phím mà không cần nhìn vào bàn phím đó là do họ gõ phím bằng 10 ngón. Vậy gõ bằng 10 ngón có lợi gì?
- GV: Như vậy gõ bằng 10 ngón giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian và công sức. Để gõ được bằng 10 đầu ngón tay em cần phải tập luyện nhiều và không được nản chí và phần mềm Mario sẽ giúp các em luyện tập
- Chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi.
+ Gõ bằng 10 ngón thì tốc độ nhanh hơn.
+ Độ chính xác của nó cao hơn.


- Chú ý lắng nghe

 * Hoạt động 2: Nhắc lại

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

a. Bàn phím:
- GV giúp học sinh nhớ lại các kiến thức về bàn phím qua các câu hỏi:
? Khu vực chính của bàn phím gồm mấy hàng?

? Các em hãy quan sát trên bàn phím và có nhận xét gì về hàng phím cơ sở?
- GV: Ngoài các hàng phím đó các em cần nhớ các phím đặc biệt và hay dùng đó là:
Hai phím Shift, phím enter, và phím Space.
- Hai phím Shift có tác dụng gì?
- Chức năng của phím Enter?

- Chức năng của phím Space?



- Trả lời: Gồm 5 hàng phím: Hàng trên, hàng dưới, hàng phím số, hàng cơ sở, hàng phím chứa dấu cách.
- Trả lời: Hàng phím cở sở có 2 phím có gai là F và J.
- Lắng nghe.


- Trả lời câu hỏi: Dùng để gõ chữ in hoa và kí hiệu trên của phím.
- Trả lời câu hỏi: Phím Enter dùng để xuống dòng.
- Trả lời câu hỏi: Dùng để cách 2 từ.

b. Cách đặt tay, quy tắc gõ phím
- Để gõ các phím em phải đặt tay lên hàng phím nào?
- GV: Cho hs quan sát ở bảng phụ.
* Quy tắc gõ: Lấy hàng cở sở làm chuẩn. Khi gõ các ngón tay có thể rời hàng cơ sở để gõ phím. Sau khi gõ xong đưa các ngón tay về hàng phím này.
c. Tư thế ngồi
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình.
? Hình nào tư thế ngồi đúng?
? Vậy tư thế ngồi đúng là tư thế ngồi như thế nào?





- GV: Nhắc lại và cho học sinh và cho học sinh tự sửa lại tư thế ngồi của mình cho đúng

- Trả lời câu hỏi: Đặt tay lên các phím xuất phát ở hàng cở sở. Hai ngón trỏ đặt lên hai phím có gai F và J
- Quan sát.
- Chú ý lắng nghe


- Quan sát hình
- Trả lời câu hỏi: Tư thế ngồi đúng là Hình A.
* Tư thế
nguon VI OLET