Lịch sử Việt Nam bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã để lại biết bao trang sử oai hùng gắn liền với những anh hùng dân tộc oai phong lẫm liệt, để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng mõi người dân Việt Nam. Trong xu thế phát triển của thời đại và đất nước, việc giữ gìn những bản chất văn hóa của người Việt Nam ngày càng bị mai một đi. Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ - một thế hệ gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại thì việc nhớ về cội nguồn dân tộc ngày càng bị giảm sút. Vấn đề lịch sử ngày càng ít được nhiều người quan tâm, thậm chí khi hỏi về một vị vua hay một anh hùng dân tộc trong lịch sử, họ còn không biết đến.

Thời gian cứ tiếp tục trôi qua từng ngày, từng giờ, lịch sử lại tiếp tục lật thêm những trang sử mới. Triều đại này phát triển rồi suy vong, triều đại kia tiếp nối. Đất nước Việt Nam có được như ngày hôm nay, thì trước kia đã bao phen rơi vào tay giặc, nhưng rồi cũng giành được độc lập tự do. Các vị vua cứ thay phiên nhau mà trị vị thiên hạ. Trong số đó có những vị vua bù nhìn như Khải Định, có những vị cua nhu nhược, yếu hèn đến nổi phải bán nước ta cho giặc như vua Bảo Đại. Hoặc có những vị vua ngồi trên ngai vàng nhằm mục đích cho việc ăn chơi xa đọa, nhưng cũng có những vị vua anh minh sáng suốt, hết lòng lo cho dân cho nước, trong số những vị vua ấy có Lê Thánh Tông, một vị vua anh minh trong các vị vua anh minh, một đấng minh quân, quan lại kính nể, trăm họ kính trọng; Ông còn là một nhà cách tân vĩ đại, một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc; Bằng tài trí phi thường, sự thông minh kiệt xuất, Lê Thánh Tông đã nhanh chống đưa đất nước phát triển phồn vinh, nước nhà ổn định trong suốt hơn 38 năm trị vì thiên hạ.

Chính những điều đó, mà tôi chọn đề tài này, nhằm để giới thiệu một cách giản lược về cuộc đời và sự nghiệp của vua Lê Thánh Tông – một vị vua anh minh kiệt xuất. Tuy nhiên, trên cương vị của những người nghiên cứu không chuyên, vả lại đây là lần đầu tiên tôi gắt tay vào việc nghiên cứu một vấn đề mang tính chính trị, quân sự nay, ắt hẳn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, cùng các bạn.

Sinh vieân thöïc hieän

  Laâm Xuaân Hoa

 


 

 

 

  1. Khaùi quaùt veà thaân theá vua Leâ Thaùnh Toâng:

Lê Thánh Tông, tự là Tư Thành, còn có tên là Hạo, hiệu Thiên Nam Động Chủ. Ông là con Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Dao – con gái thái bảo Ngô Từ, một công thần khai quốc của nhà Lê, Ông là con trai thứ tư và cũng là con trai út của Thái Tông. Sinh ngày 27 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442), tại nhà ông ngoại ở Mạn Tây Nam Quốc Tử Giám, nay là khu đất chùa Huy Văn, Hà Nội. Là một trong những Ông vua ở ngôi lâu nhất trong lịch sử các Ông vua ở Việt Nam.

Lê Tư Thành vốn không phải là người sẽ kế vị, theo chính danh. Từ nhỏ, ông được giáo dục ở Quốc Tử Giám, giống như người anh cùng cha khác mẹ là Lê Nhân Tông (Lê Bang Cơ - con bà Nguyễn Thị Anh) đang làm vua Đại Việt.

Năm 1459, người anh cả cùng cha khác mẹ của ông là Lê Nghi Dân tiến hành đảo chính và giết Lê Nhân Tông lên ngôi. Tư Thành không bị vua anh sát hại trong vụ này.

Chín tháng sau, một cuộc đảo chính thứ hai do Nguyễn Xí và Đinh Liệt cầm đầu đã giết chết Lê Nghi Dân. Nguyễn Xí và Định Liệt là hai tướng thân cận của Lê Lợi vẫn còn sống sót sau các biến cố chính trị kể từ khi Lê Lợi chết. Ban đầu, các đại thần định mời anh thứ 2 của Tư Thành là Lê Khắc Xương (em Nghi Dân, anh Bang Cơ) lên ngôi nhưng Khắc Xương từ chối không muốn nhận ngôi báu. Họ đề nghị Lê Tư Thành ra làmvua và ông đã chấp thuận.

Ngày 8 tháng 6, năm Canh Thìn 1460, Lê Tư Thành lên ngôi, lấy niên hiệu là Quang Thuận. Năm đó, Hoàng đế mới 18 tuổi. Ông chỉ định Nguyễn Xí và Đinh Liệt vào các chức quan cao nhất của triều đình, nắm giữ binh quyền.

Trong lúc trị vì, ông đã đưa ra nhiều cải cách trong hệ thống quân sự, hành chính, kinh tế, giáo dục và luật pháp. Ông cũng đã mở mang bờ cõi nước Đại Việt bằng cách đánh chiếm thủ đô của nước Chiêm Thành, sát nhập một phần lãnh thổ Chiêm Thành vào Đại Việt; đồng thời có cuộc hành quân về phía Tây đất nước. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497 và được nhiều nhà sử học đánh giá là một trong những vị vua tài ba trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng được coi là nhà văn hóa và là người coi trọng người hiền tài. Thụy hiệu do vua Lê Hiến Tông đặt là Sùng Thiên Quảng Vận Cao Minh Quang Chính Chí Đức Đại Công Thánh Văn Thần Vũ Đạt Hiếu Thuần Hoàng Đế.


  1. Nhaân caùch vaø söï nghieäp vua Leâ Thaùnh Toâng

Leâ Thaùnh Toâng moät con ngöôøi hieáu nghóa

Ngay sau khi lên ngôi vua, vua liền tôn phong mẹ Ngô Thị Ngọc Dao làm Quang  Phục Hoàng Thái Hậu và đích thân ra chùa Huy Văn đón mẹ vào cung, Hoàng Thái Hậu thói thác không nghe vua Lê Thánh Tông đành chìu theo ý mẹ, bèn ra lệnh cho tu sửa lại chùa và cho xây điện tại chùa để Hoàng Thái Hậu ở, hàng tuần thường lệ ra thăm mẹ. Tôn tạo lại Phúc Quang Từ Đường tại làng Xuân Thượng, hương Đồng Bảng, huyện Yên Định, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hóa do vua Lê Thánh Tông xây dựng thờ dòng dỗi Hưng Quốc Công Ngô Kinh, Dụ vương Ngô Từ.

Năm Quý mùi, niên hiệu Quang Thuận thứ hai (1461), vua về thăm Lam Kinh, đến thăm quê ngoại,  bèn báo hiếu cho mẹ, đã cho dựng Thuần Mẫu Đường ngay trên nền đất mẹ đã chào đời để mẹ có dịp về que hương khói cho ông bà cha mẹ của mình.

Năm Canh Thìn 1472, Hồng Đức thứ III, vua Thánh Tông vân mệnh Hoàng Thái Hậu về quê ngoại tham Thuần Mẫu Đường, thương yêu mẹ, vua bèn  cho xây dựng điện Thừa Hoa, về sau tục gọi là “Phủ nhi” ở Đồng Phang quê mẹ để có dịp mẹ về quê yên ở và làm nơi phụng trị mẹ khi mẹ lâm chung. Điện Thừa Hoa được xây gần Từ Đường Phúc Quang họ Ngô và Thuần Mẫu Đường tại nền đất cũ do Thượng Thư minh triều Hoàng Phúc trước đây chọn.

Đối với quốc gia dân tộc, vua Lê Thánh Tông ở ngôi Hoàng Đế chí tôn, nhưng đối với mẹ trong gia đình, lúc nào Thánh Tông cũng đặt mình ở vị trí người con, không nề hà thức khuya, dậy sớm, không quản công lao khó nhọc. Mặc dù quốc gia da đoan lắm chuyện, nhưng vua Lê Thánh Tông vẫn giành nhiều giờ ở bên mẹ để săn sóc từ lúc ăn cho đến lúc ngủ.

Nhà vua thường đọc sách ngâm thơ, kể chuyện cổ tích pha lẫn hài hước để mẹ vui, vua hết sức lưu ý chìu chuộng mẹ. Mỗi khi mẹ có điều gì buồn bực, vua hết lòng vỗ về, tự nhận mọi việc là do mình gây nên, và cúi đầu xin mẹ thứ tha. Mỗi khi mẹ ốm vua ở luôn bên mẹ, năng giấc gầu hạ, tự tay vua sắc thuốc và bưng thuốc cho mẹ uống, săn sóc mẹ rất cẩn thận và chu đáo; có lúc bận việc không tự tay sắc thuốc cho mẹ, thì tì nữ sắc thuốc nhưng chính vua rót thuốc và nếm thử trước khi đưa mẹ uống.

Khi mời mẹ dùng cơm chay hay những món ăn khác, vua dều nếm xông, có ngon và hợp với khẩu vị của mẹ không thì mới dám bưng vào dâng lên mẹ. Mẹ vua là người rất sùng đạo Phật, ở tu tại chùa Huy Văn ngoài Hoàng cung, sự gặp gỡ Hoàng cung đi lại khó  khăn. Vua bèn chìu theo ý của mẹ cho xây dựng ngôi chùa nguy nga lộng lẫy tại Hoàng cung rồi đón mẹ đến ở đó.


Đối với bà Phùng Thị Thuận nhạc mẫu, vua cũng rất mực cung kính, săn sóc như mẹ ruột. Khi nhạc mẫu vào kinh để dự lễ đăng quang, vua mời nhạc mẫu vào ở ngay trong Hoàng cung với mẹ đẻ để phụng dưỡng hai mẹ như một. Vua Lê Thánh Tông là một người thấm nhuần đạo đức nho học uyên bác nhưng cũng là người sùng bái đạo Phật – tôn giáo mà mẹ mình sùng bái, tín ngưỡng, chính vua đã cho xây dựng chùa Hương Tích ở Hà Đông thành một danh lam thắng cảnh ở Bắc Hà và trở thành một di tích quốc gia tầm cỡ.

Vua Leâ Thaùnh Toâng coi vaán ñeà vaên hoùa giaùo döïc qua thi cöû

Vua Lê Thánh Tông rất chú trọng đến việc đào tạo nhân tài ra giúp nước qua đường thi cử. Kể từ năm Quang Thuận thứ 4 (1463) đến năm Hông Đức thú 27 (1496), nhà vua liên tiếp cho mở 12 khoa thi đình do đích thân nhà vua chủ trì và khảo hạch. Trong 12 khoa thi đó đã tuyển chọn đúng cách 10 Trạng Nguyên, 10 Bảng Nhãn, 10 Thám Hoa, và 472 Hoàng Giáp cùng Tiến sĩ. Nhiều người nổi danh như thân nhân trung, Thái Thuận đào cử, Lương Thế Vinh, Nguyễn Trực, Lê Trực, Quách Đình Bảo… Vua Lê Thánh Tông rất quan tâm đến việc hưng thịnh của đất nước, mở mang dân trí, vua là người đầu tiên cho mở nhiều thái học, dựng nhà nội trú sinh viên, lập bí thư để chứa sách vỡ, dựng bia tại văn miếu để ghi tên những người đỗ đạt từ tiến sĩ trở lên, nước ta có văn bia từ đó. Trong các thời đại đế chế của nước ta chưa có thời nào sự nghiệp giáo dục đào tạo nhân tài lại phát triển mạnh mẽ đạt đến đỉnh cao như thời vua Lê Thánh Tông, chưa bao giờ trí thức lại được trọng vọng và được tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài trí phục vụ quốc gia như đời vua Lê Thánh Tông đã làm.

Kiến thức uyên bác của  vau Lê Thánh Tông không phải để ngâm vịnh cho vui, nhà vua đã sử dụng nó để rèn luyện nhân cách, nâng cao tầm trí tuệ của bản thân, ngỏ hàu xứng đáng với trách nhiệm người trị vì của đất nước nổi tiếng là văn hiến.

Vua Lê Thánh Tông có quan niệm ở ngôi vua không phải là để hưởng thụ, ăn chơi nhàn hạ, mà phải nhọc nhằn, vất vả với mục đích cao cả hơn là:

“Điều hòa muôn việc theo thời tiết

Khắp chốn hân hoang hưởng thái bình”

Nhà vua đã sử dụng tài năng văn chương, sức mạnh trí tuệ của mình để chỉ đạo công cuộc xây dựng phát triển kinh tế xã hội, cũng cố quốc phòng, bảo đảm cho đất nước độc lập, nhân dân Đại Việt được hưởng thái bình thịnh trị, an cư, lạc nghiệp.


Tài năng lãnh đạo của vua còn biểu hiện ở chổ vua đã nhận thức, ý thức trách nhiệm và khả năng tập hợp quanh mình những tài năng trí tuệ lỗi lạc của đất nước lúc gấy giờ.

Qua việc xướng họa thơ văn của Hội Tao Đàn vua Lê Thánh Tông đã rút ngắn khoảng cách giữa vua tôi, lắng nghe được ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của quyền thần tài giỏi để tự sữa mình, phát hiện được những phẩm chất, năng lực của những kẽ dưới trướng để cất nhắc sử dụng trong mục đích xây dựng đất nước phồn vinh.

Thưở bé thơ vua Lê Thánh Tông ở với mẹ ngoài cung đình, thời niên thiếu lại du hành khắp  đó đây trong nước, được tiếp xúc với cuộc sống đời thường của người lao động, lên làm vua, mặc dù bề bận công việc nhưng vua cũng năng động đi khắp chốn khắp nơi. Do đó nhà vua hiểu được tình cảm sâu sa của nhân dân, diễn biến của cuộc sống trong xã hội, và với trí tuệ minh mẫn, óc sáng tạo của mình, khả năng tập hợp các trí tuệ của quần thần, kịp thời đưa ra các giải pháp hữu hiệu đưa đất nước đạt tới cực thịnh so với các triều vua trước và sau đó.

Vua Leâ Thaùnh Toâng trong vieäc xaây döïng luaät phaùp

Sau khi đuổi giặc ra khỏi nước. Đức Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi đã la ngay đến việc lập luật pháp. Các vua Lê Thái Tông, và Lê Nhân Tông ban hành thêm một số điều luật về xét xử, kiện tụng, sở hữu tài sản. Năm 1483, dưới sự trị vì của vua Lê Thánh Tông, Ông đã cho ra đời bộ “Luật Hồng Đức”. Bộ luật gồm 722 điều, và được chia thành 16 chương. Đây là bộ luật hoàn hảo, quy mô và cũng là bộ luật đầu tiên của nước ta có giá trị lâu đời đối với lịch sử thế giới trong niềm tự hào dân tộc. Trong 722 điều của “Luật Hồng Đức” có 49 điều thuộc về nguyên tắc chung và 673 điều quy định về các tội phạm cụ thể. Trong 63 điều quy định về các tội ohamj đó có đến 172 điều có nội dung quy định tội phạmn của các quan lại và các nhà quý tộc. Điều đó phản ánh khá rõ nét tính dân tộc và hoàn toàn đúng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm trong hàng ngũ quan lại và con nhà quý tộc, bao gồm 10 tội ác xúc phạm đến lòng trung với vua với nước, tội xâm phạm đến trách vụ của nhà vua giao phó, tội xâm phạm đến quyền lợi của dân.

Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 700 điều, nội dung cơ bản của bộ luật như sau:

* Giữ cho đất nước luôn ở thế chủ động đối phó với quân xâm lược nước ngoài

* Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước;

* Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội;

* Mở rộng giao lưu khuyến khích thủ công nghiệp, thương nghiệp lành mạnh

* Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, chống tham nhũng triệt để, chống sự lạm quyền và ức hiếp dân chúng.

* Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục;


* Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ;

* Chính sách hình sự nghiêm minh nhưng nhân đạo.

Lê Thánh Tông là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành. Một lần, ông đã thu lại quyền chỉ huy của tổng quân đô đốc Lê Thiệt vì con trai Lê Thiệt giữa ban ngày phóng ngựa trên đường phố và dung túng gia nô đánh người. Lê Thánh Tông thường bảo với các quan rằng: "Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo".

Đối với bộ “Luật Hồng Đức” thời gian không chỉ là sự thử thách. Thời gian càng trôi qua, Bộ luật càng trở nên sáng giá về nhiều mặt cho hậu thế, cho từng người và cho cả nước, cho những người chịu sự quản lý, và cho cả những người được giao thực hiện công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Hơn năm trăm năm trôi qua mà bộ luật vẫn còn có những điều còn mới mẽ, và đúng thực trạng như ngày nào. Một bộ luật có thể nói là tuyệt vời, là đỉnh cao của thời đại, một thời đại cường thịnh, huy hoàng của nhà nước Đại Việt mà vua Lê Thánh Tông la nhà lãnh đạo đầy tài năng và sáng suốt.

Vua Leâ Thaùnh Toâng vôùi söï caûi caùch haønh chính

Phàm lệ, những cải cách sáng suốt hiệu quả, kịp thời về hành chính, về quản lý đáp ứng được những yêu cầu cấp bách thiết thực có thể làm tăng năng xuất lao động vượt trội lên đến 200 – 300%, thậm chí còn có thẻ cao hơn nữa. Ngược lại dù có tìm năng, có đầy đủ cơ sở vật chất trong tay nhưng cách quảm lý chậm tiến lạc hậu trì trệ với chế độ hành chính bảo thủ quan liêu, cửa quyền, làm mất lòng dân, không bao lâu nhà nước xã hội đứng trước nguy cơ bị xô đẩy vào những cuộc khủng hoảng triền miên sâu sắc nếu không nói là sụp đổ

Đó là những kết luận mà nhiều học giả, nhiều chính trị gia, nhiều nhà kinh doanh đương thời đều chấp nhận. Đem ứng dụng vào lịch sử nước nhà, đặc biệt là vào thời vua Lê Thánh Tông, chúng ta có thể cho rằng luận điểm này là hoàn toàn đúng.

Trong quá trình trị vì, vua Lê Thánh Tông đã kiên trì tiến hành cách tân, cải tổ nền hành chính quốc gia, thể hiện qua 4 khâu trọng yếu là

Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước từ Trung Ương đến địa phương

     Gọn nhẹ và có hiệu lực, không có những thủ tục rườm rà, bãi bỏ các chức trung gian như: tướng quốc, Bộc xạ, Tư dồ…

     Chọn những người thật sự có tài có đức, trí công vô tu, vì đất nước vì dân tộc

     Loại bỏ kịp thời những tệ nạn, tham quan, ô lại, những người không xứng chức.

Các đời vua trước Lê Thánh Tông thường giao quyền điều khiển trực tiếp các quan lại cho một vị Tể tướng hay Tướng quốc. Đến thời Lê Thánh Tông, thì Ông đã bỏ đi chức Tể tướng, và trực tiếp quản lý các quan lại, nắm trọn quyền trong tay, bằng cách như vậy nhà vua đã buộc mình phải ngày đêm suy nghĩ lo toan việc nước. Ở đỉnh cao của quyền lực nhà vua không để cho mình đắm say vào việc hưởng lạc rồi xao nhãng việc triều chính như các vị vua tiền hiệm mắc phải. Và cúng với biện pháp đó nhà vua đã bỏ được nguy cơ lộng quyền lấn áp vua, hay lật đổ vua của quan đầu triều


Để lo toan công việc sự vụ, hàng ngày, vua Lê Thánh Tông đã tổ chức các cơ quan giúp việc:

Hàn lâm viện: cơ quan làm nhiệm vụ soạn thảo các vụ, chiếu, chỉ cùng các mệnh lệnh khác của vua

Đông các: các cơ quan làm nhiệm vụ rà soát, sửa lại các văn bản do Hàn Lâm Viện soạn thảo trước khi trình lên vua duyệt

Trung thư giám: cơ quan chuyên ghi chép, lưu giữ các sắc lệnh, tước hiệu do nhà vua sắc phong cho những người trong hoàng tộc.

Bí thư giám: cơ quan lưu trữ và trông coi thư viện của nhà vua

Hoàng môn đỉnh: nơi giữ ấn tín của nhà vua

Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), vua Lê Thánh Tông đành lập 6 bộ với những nhiệm vụ được quy định rất rõ ràng (Đời Trần chỉ cs 4 bộ là Hình, Lại. Binh, Hộ; đời Lê Thái Tổ chỉ có 3 bộ là: Lễ, Lại, Dân.

Lại bộ: trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước

Lễ bộ: trông coi việc tổ chức, xếp đặt và tiến hành các nghi lễ, yến tiệc, học hành, thi cử…

Hộ bộ: trông coi việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế, lương bổng của quan, binh

Binh bộ: trông coi việc quân đội, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn, bảo vệ các nơi hiểm yếu

Hình bộ: trông coi việc thi hành luật pháp lệnh, hình pháp, xét lại các việc tù đày, kiện cáo.

Công bộ: trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường cung điện, thành trì và quản đốc thợ thuyền.

Lê Thánh Tông còn tổ chức ra một số cơ quan chuyên môn không lệ thuộc vào 6 bộ như:

Thông chính ty: cơ quan trông coi việc chuyển đạt công văn, chỉ dụ của triều đình tới các nơi khác

Quốc tử giám: cơ quan giáo dục cao nhất trong nước giữ nhiệm vụ trông coi Văn Miếu, đền thờ Khổng Tử và lưu giữ văn bia các vị thi đỗ trong các kỳ thi hương.


Quốc sử viện: cơ quan giữ việc ghi chép, biên soạn lịch sử, nhà vua nói gì, làm gì, ưa chuộng những gì… Quốc sử viện ghi chép trung thưc để lưu lại làm guơng cho đời sau. Nhà vua đương nhiệm không được quyền đọc những điều ghi chép về nhà vua và Hoàng tộc.

Nhằm khuyến khích, mở mang nông nghiệp, dựa trên quan niệm: “nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ” làm nền tảng. Vua Lê Thánh Tông cho lập ra 4 sở chuyên môn (sở đồng điền, sở tầm tang, sở thực thái, sở điền mục).

Để kiểm tra, giám sát công việc của 6 bộ, vua Thánh Tông cho lập ra 6 khoa và Ngự sử đài 6 khoa gắn liền với công việc của 6 bộ là: Lại khoa, Lễ khoa, Hộ khoa, Hình khoa, Công khoa, và Binh khoa.

Theo cách tổ chức và phân định nhiệm vụ của các Bộ, các Khoa, các Ngự sử đài, và các cơ quan hỗ trợ khác, Vua Thánh Tông đã giám sát, kiểm soát bộ máy chặt chẽ bộ máy thừa hành. Không một bộ nào hay một viên quan nào có thể lộng hành thao túng pháp luật, kỷ cương hoặc đứng ra ngoài sự giám sát của nhà vua.

Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương của vua Lê Thánh Tông

Đời vua Lê Thái Tổ toàn bộ lãnh thổ vương quốc Đại Việt được chia làm 5 đạo:

Đông đạo gồm các lộ Thượng Hông, Hạ Hồng, Thượng Sách, Hạ Sách, và trấn An Bang

Tây đạo gồm các trấn Tuyên Quang, Tam Giang, Hưng Hóa, và Gia Hưng

Bắc đạo gồm các trấn Bắc Giang, Lạng Giang, và Thái Nguyên

Nam đạo gồm các lộ Khoái Châu, Lý Nhân, Tân Hưng, Kiến Xương, và Thiên Trường.

Hải tây đạo gồm các lộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình, và Thuận Hóa

Đến tháng 6 năm 1446, niên hiệu Quang Thuận thứ 7, vua Lê Thánh Tông ra sắc chỉ chia toàn bộ lãnh thổ Vương quốc Đại Việt thành 12 đạo Thừa Tuyên gồm:

  1. Thanh Hóa
  2. Nghệ An
  3. Thuận Hóa
  4. Nam Sách (Hải Dương)
  5. Thiên Trường (Sơn Nam)
  6. Quốc Oai (Sơn Tây)
  7. Bắc Giang (Kinh Bắc)
  8. An Bang
  9. Hưng Hóa

  1. Tuyên Quang
  2. Thái Nguyên
  3. Lạng Sơn

Năm 1471, sau đại thắng quân Chiêm vua Lê Thánh Tông đã sáp nhập vùng đất từ Nam đèo Hải Vân đến tận dèo Đại Lãnh vào lãnh thổ nước Đại Việt đặt tên là Quảng Nam đạo Thừa Tuyên. Đó là đạo thứ 13 của nước ta và địa danh Quảng Nam cũng bắt đầu có từ đó.

Đứng đầu mõi đạo Thừa Tuyên (còn gọi là xứ) có 3 ty:

           Đô Ty: phụ trách quân đội, giữ gìn an ninh.

           Thừa Ty: phụ trách công việc hành chính, dân sự, thuế khóa, hộ tịch

           HiếnTy: phụ trách việc thanh tra quan lại, việc xử án, thi hành pháp luật.

Sau khi nghiên cứu công phu về Lê Thánh Tông, một sử gia người Pháp tên là May – Bon đã có nhận xét: “Nhà vua tỏ ra là một nhà cai trị khôn khéo và ta cố thể nói rằng, tổ chức của nước Nam đã bắt đầu từ đời này”.

Caûi caùch veø cheá ñoä tuyeån choïn vaø söû duïng quan chöùc

Hơn ai hết vua Lê Thánh Tông thấy được sự lộng quyền tại các địa phương cũng như Trung Ương cảu các quan lại. Do đó, nhà vua, ngay sau khi lên ngôi đã kiên trì thực hiện quan điểm: “Trăm quan là nguồn gốc của trị, loạn. Người có đức, có tài nhậm chức thì trị, người vô tài thất đức nắm giữ quyền hành thì loạn”. Trên quan điểm tuyển dụng người có đức có tài để giao phó trọng trách trị nước an dân làm điều hệ tọng suốt 38 năm ở ngôi của vua.

Vấn đề cha truyền con nối là quan điểm muôn thuở của ý thức hệ đế chế trong duy trì quyền lực, vua Lê Thánh Tông vẫn coi trọng xuất xứ của dòng máu truyền thống. Và đồng thời để tưởng nhớ công lao các đại thần có công với đất nước và Hoàng tộc. Nhà vua vẫn phong tước phong quan cho họ. Nhưng tước, hàm đó chỉ là tản quan, hư hàm có nghĩa là không có chức, có quyền thực sự, chủ yếu là nhà vua tuyển chon người có tài, có dức ra gánh các việc nước căn cứ vào nguồn gốc xuất thân, được đặt ra 3 tiêu chuẩn tuyển lựa:

Thi tuyển: Căn cứ vào trình độ học vấn, đỗ đạt qua các kỳ thi Hương, thi Hội, thi  Đình.Những người không đỗ bằng cấp (bạch thân), mà có quân công cũng có thể được bổ dụng làm quan võ, theo định kỳ họ cũng được xét thăng thưởng, nhưng chỉ được thăng đến tôtr đỉnh là hàm: “Tam phẩm” thôi. Tất cả mọi người trong nước không kể nguồn gốc xuất thân đều được phép dự thi. Thi Hội đỗ mới được phép dự thi Đình. Thi Đình đỗ thì được chia làm 3 hạng gọi là 3 giáp:


           Hạng nhất gồm 3 danh: Đệ nhất danh (tức Trạng Nguyên); Đệ nhị danh (tức Bảng Nhãn); Đệ tam danh (tức Thám hoa). Cả 3 người này gọi là “Tam khôi”

           Hạng nhì: gọi chung là Hoàng giáp

           Hạng ba: gọi chung là Tiến sĩ

Nhà vua quy định rất nghiêm ngặt, gắt gao trong vấn đề thi cử đối với quan chấm thi, người dự thi, người dấu sách vỡ đem vào trường thi…

Bảo cử: Việc thi cử thời trước tiến hành không định kỳ, thường thì cứ 3 – 4 năm thì có một kỳ thi Hộ thi Đình, gặp những lúc biến quốc, triều suy thì hàng chục năm mới có một kỳ thi. Để thu hút thật sự những người có tài có đưc ra gánh vác việc nước. Vua Lê Thánh Tông bèn đặt ra lệ “Bảo cử”. Trong bảo cử, người đứng ra bảo cử phải lấy tước vị phảm hàm của mình ra bảo đảm rằng người được bảo cử xứng tài, xứng chức có đức hạnh, xứng đáng được giao chức vị cho họ. Theo điều 174 luật Hồng Đức “Những người làm nhiệm vụ cử người mà không cử được người giỏi thì bị biếm hoặc bị phạt theo luật nặng nhẹ, nếu vì tình riêng hoặc lấy tiền thì xử tội nặng thêm hai bậc. Cụ thể, năm Quang Thuận thứ 8 (1467), vào ngày 20/12 vua xuống chiếu giam Lương Như Ngọc vì tiến cử Trần Quý Huyên không ohair là người tài giỏi, thu lại văn bằng của Quý Huyên.

Việc bảo cử chỉ được tiến hành với những chức danh đang khuyết. Ngườ bảo cử phải lập hồ sơ về người được bảo cử trình lên Lại bọ xét.

Tập ấm: các con và cháu đức tôn của các vị quan Công, Hầu, Bá, Tử, Nam là các tước của vua phong cho các con của anh trai, chị em gái nhà vua. Con trưởng của các quan van, quan võ từ bát phẩm đến nhất phẩm nếu được nhận xét là có khiếu chăm học thì cho được vào học ở Chiêu Văn quán. Cứ 3 năm 1 lần quan Tư Huấn phải tâu đầy đủ hạnh kiểm, tánh nết, học vấn của con cháu các quan nói trên lên bộ Lễ đẻ tổ chưc thi Khảo. Ai đô thì được bổ vào các chưc thư lại. Muốn được bổ nhiệm làm quan thì phải đỗ trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Những người không đỗ đều có sức khẻo thì được sung vào ngạch võ giai

Với lệ tập ấm, vua Lê Thánh Tông đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người trong Hoàng tộc và con cháu các quan đại thần, có công với triều đại, được trao dồi học tập nâng cao kiến thức và tu dưỡng đạo đức để đảm đương tốt việc nước, với điều kiện phải thi đỗ trong các kỳ thi. Làm như vậy, nhà vua vừa có được những người tài đức có năng lực đáng tin cậy để lo cho nước. Đấy cũng là cách thể hiện sự trọng đãi đối với những người thuộc dòng họ nhà  vua và đông thời biết ơn đối vỡi những bậc huân công cũng như ngăn ngừa được tệ nạn ỷ thế, ỷ quyền sắp ép dân chúng của con cháu lớp người quyền quý.


Phuïc hoài vaø phaùt trieån kinh teá

Chế độ hà khắc tham tàn bạo ngược của nhà Minh trong suốt 20 năm đô hộ và hàng chục năm chiến tranh giải phóng của khởi nghĩa Lam Sơn, đã tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế nước ta vốn đã suy yếu trong những thập kỷ cuối thời Trần đến chỗ cạn kiệt. Đồng ruộng, làng sớm điêu tàn, nhân dân phiêu tán. Thủ công, thương nghiệp suy sụp. Sau khi đất nước được độc lập, nhà nước và nhân dân với ý thức tự hào dân tộc sâu sắc đang vươn cao. Vua Lê Thái Tổ, bằng tài năng kiệt xuất của mình, đã lãnh đạo nhân dân khắc phục hậu quả do chính sách đô hộ, sự suy tàn thời Trần, cùng với chiến tranh để lại, nhanh chống khôi phuch sản xuất, hàn gắn các vết thương chiến tranh. Và đến đời vua Lê Thánh Tông, bằng tài năng và kiến thức sẳn có của vị minh quân, đưa nền kinh tế nước nhà phát triển nhanh chống, rực rở, ở thời trị vì của vua.

Những nỗ lực nhằm xây dựng phát triển Đại Việt của Lê Thánh Tông đã được kiểm chứng qua các bài chiếu, chỉ dụ do ông trực tiếp chấp bút và ban bố, như Chiếu khuyến nông, Chiếu lập đồn điền, Chiếu định quan chế...

Đồ sứ thời Lê sơ với men lam trang trí rồng phượng

Các ngành nghề thủ công nghiệp và xây dựng dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông cũng phát triển rực rỡ. Nghề in và làm giấy ở Đại Việt đạt một trình độ cao của thế giới thời bấy giờ. Số lượng sách in thời này khá đồ sộ. Đặc biệt nhất thời kỳ này là thành tựu trong công nghệ chế tạo vũ khí và đồ sắt chiếm ưu thế. Đồ gốm, sứ thời Lê sơ phát triển đạt được độ tinh xảo và hoa văn đẹp. Việc giao thương buôn bán đã chắp cánh cho đồ gốm thời này đi xa và hiện nay bộ sư tập về đồ gốm Lê sơ cũng rất phong phú.

Thương mại và giao dịch buôn bán với các lân bang phát triển mạnh, cùng với bước chân viến chinh xa xôi của đội quân đế chế Đại Việt. Để tạo thuận tiên cho việc mua bán Lê Thánh Tông đã từng khuyến dụ các quan rằng: Trong dân gian hễ có dân là có chợ để lưu thông hàng hoá, mở đường giao dịch cho dân. Các xã chưa có chợ có thể lập thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không được trùng hay trước ngày họp chợ cũ để tránh tình trạng tranh giành khách hàng của nhau. Có thể dưới thời Lê Thánh Tông các chợ được mở mang nhiều.

Chính nhờ sự quan tâm đến việc phát triển thương nghiệp nên nền nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ. Các nghề thủ công như: Dệt lụa, ươm tơ, dệt vải, nghề mộc, nghề chạm, nghề đúc đồng cũng phát triển. Kinh đô Thăng Long 36 phố phường sầm uất, nhộn nhịp tồn tại phát triển đến tận ngày nay. Phường Yên Thái làm giấy, Phường Nghi Tàm dệt vải lụa, Phường Hà Tân nung vôi, Phường Hàng Đào nhuộm điều, Phường Ngũ Xá đúc đồng, Phường gạch và gốm sứ Bát Tràng và nhiều phường khác nữa...

nguon VI OLET