BÀI BÁO CÁO MÔN: VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY

 

 

 http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRz03WfqTb8gL6b7vvS4zErmSIgOSnASz1eA_Io6ToE66c8i_K1sw

 

ĐOẠN TRÍCH VUA LEAR


 


GIẢNG VIÊN:                                               NHÓM 4:

Ths. Trương Thị Kim Phượng                 1.  Vũ Hiền Sĩ :6106270

                                                      2.  Cái Phương Thảo: 6106273

  1. Nguyễn Lệ Xuân: 6106295

4. Võ Phi Yến: 6106298

5. Nguyễn Thị Nga: 6106256

  1. Chung Hoàng Tân: 6106271
  2. Võ Hoàng Tuấn: 6106290
  3. Lê Dương Hoài Vủ: 6106293
  4. Phạm Hoàng Phúc: 6106266

10.Từ Thị Bích Tuyền: 6106292

  1. Nguyễn Thị Hương: 6106243

12.Nguyễn Thị Huyền Trang: 6106284


 

 


I. TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

  1. Tác giả

Williame Shakespeare (1564-1616): sinh ở Stratford bên bờ song Evon trong một gia đình thị dân khá giả. Năm 18 tuổi ông thôi học, cùng năm này ông cưới vợ. Năm 1585 ông rời quê lên Luân Đôn đang lúc kịch trường ở Luân Đôn đang thời kì sôi nổi.

Bước đầu ông xin chân giữ ngựa, soát vé ở cổng rạp hát. Sau đó ông làm nghề nhắc tuồng, diễn viên và đạo diễn và viết kịch. Khi đời sống đã khá, ông cũng cố địa vị xã hội bằng cách mua một tước quý tộc nhỏ.

Lúc ở Luân Đôn ông được bá tước Southanpton giúp đỡ. Ông đã giúp Shakespeare hiểu thêm về văn học phục hưng Ý và Pháp. 1601 xảy ra vụ án Essex và Southampton. Essex bị kết tội gây loạn chống triều đình. Shakespeare cũng bị tình nghi có liên quan vì vở kịch Richard III được diễn một hôm trước đó. Essex bị chặt đầu, Southanpton bị tù chung thân. Còn Shakespeare thì trốn biệt

Năm 1603 Southampton được thả tự do và trọng dụng. Shakespeare xuất hiện trở lại với đoàn kịch của mình và được triều đình hậu đãi.

Năm 1612 Shakespeare rời Luân Đôn. Trở về Stratford để sống những năm cuối đời. Ông mất ngay ngày sinh của mình (23/04)

  2. Tóm tắt tác phẩm

Vào thời Joas làm vua ở Juda, Lear đang trị vì trên đất nước Anh. Ngài có ba cô con gái : cô cả là Goneril vợ của quận công Albanie, Regane vợ công tước Cornouailles và cô út được cưng chiều nhất là Cordelia.

Theo phong tục của nước Anh thời đó khi các vị vua đã già  thì mọi giang sơn, quyền lực đều giao lại cho các con để hưởng tuổi già. Theo phong tục đó thì vua Lear chia giang sơn của mình ra ba phần cho các con. Nguyên tắc của Vua là: trước mặt các triều thần và hai vị công tước ( đến cầu hôn Cordelia) ai thể hiện được tình thương yêu vua nhiều nhất thì vua sẽ lượng xét mà phân chia tài sản. Đầu tiên là hai cô chị dùng những lời có cánh ngọt ngào, mơn trớn vua cha. Nghe xong vua rất hài lòng và đã chia phần lớn giang sơn cho hai cô chị. Khác với hai cô chị, Cordelia không quen nói những lời ngọt ngào, mơn


trớn, cô bày tỏ cảm xúc thật của mình, cô cho rằng việc phụng dưỡng cha mẹ là bổn phận của con cái, tình thương yêu là để trong lòng không nhất thiết phải nâng lên đầu lưỡi như thế. Ngay sau đó vua cha nổi trận lôi đình, không nghe lời khuyên của Kent và lời giải thích của Cordelia , ông nguyền rủa,  không nhận cô làm con gái của mình nữa và đuổi đi. Burundy thấy vậy không còn muốn cưới cô làm vợ nữa, nhưng vị vua Pháp nhận ra được vẽ đẹp tâm hồn của Corderlia và cưới nàng về làm hoàng hậu nước Pháp. Sau đó vua Lear đến sống với cô con gái lớn, lúc này cô mới lộ ra bản chất, cô đối xử bạc đãi ông. Lúc này vua Lear đã rất ân hận về hành động của mình đối với Cordelia. Để an ủi, ông đến với cô con gái thứ và cô ta cũng rất độc ác không nhận cha mình, đuổi đi trong đêm mưa gió và còn sai người theo ám sát vị vua già. Nhờ có Kent âm thầm theo bảo vệ, Kent viết thư gởi cho Cordelia về tình hình của vua Lear. Sau khi nghe xong, Cordelia  cho quân Pháp rước vua cha về phụng dưỡng. Niềm vui chưa trọn vẹn thì quân của Albanie và Cornouailles đánh thắng quân Pháp và hai cha con trở thành tù binh. Trước khi chết do những mưu mô xảo quyệt của chúng gây ra, hai cô chị đã ra lệnh thắt cổ em gái mình ngay trong ngục. Cordelia chết, vua Lear quằn quại đau khổ tột cùng và cuối cùng cũng chết theo con gái. Kết thúc là cả gia đình của vua Lear đều rơi vào bi kịch.

Đoạn trích trong tác phẩm là kể lại việc vua Lear phân chia tài sản cho các con, và việc vua Pháp đồng ý cưới Corderlia về làm hoàng hậu nước Pháp.                        

II. PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH

  1. Đọc
  2. Đề tài và chủ đề

a.                     Đề tài: Tình cảm con người

b.                    Chủ đề: Tình cảm gia đình và tình yêu chân chính

  1. Phân tích nhân vật

a.     Nhân vật vua Lear

“Hành động gieo thói quen, thói quen gieo tính cách, tính cách gặt số phận”. nếu số phận có thể định đoạt cả một đời người, thì tính cách có thể quyết định thay cho số phận. Người ta có thể thay đổi cả vận mệnh của mình ngay cả trong hiện tại, có nghĩa là sẽ phải thay đổi cả tính cách của mình nếu muốn số phận tốt hơn. Cũng vậy, Shakespeare đã đúng khi xây dựng nhân vật vua Lear trong vở kịch cùng tên của mình. Vua Lear trong vở kịch là nhân vật đa tính cách, có tâm lý phức tạp, có số phận có thể nói là bất hạnh mà


nguyên nhân chính, chủ yếu là từ trong thế giới tình cảm, thế giới chủ quan trong cảm xúc của ông chi phối mọi hành động của tính cách bên ngoài. Ở đây, ta chỉ xét nhân vật vua Lear trong đoạn trích của vở kịch, ta có thể thấy rằng, điểm nổi bật đầu tiên trong tâm hồn của nhà vua là lòng yêu thương con đậm đà, thậm chí tình thương ấy đã trở nên hồ đồ hơn, khi chỉ đứng một phía về cảm nhận chủ quan của cá nhân nhà vua. Lòng yêu thương con, được thể hiện qua truyền thống tốt đẹp mà các đời vua trước của nước Anh gìn giữ, là chia phần đất đai, tài sản cho con khi vua cha đã già. Nhưng đến vua Lear, truyền thống ấy lại là mầm móng của một tai hoạ, lòng yêu thương trở nên mỏng manh hơn bao giờ hết, tình phụ tử cao cả trở thành một tấm bình phong che khuất cho một phần tính cách khá đơn điệu, chủ quan trong cách nhìn, cách đánh giá các con, qua đó, nhà vua khó có thể nhận thấy được ở người con nào, lòng yêu thương của cha mới được đáp lại thật sự. Yêu thương con, là một trong những bản năng phải có trong cuộc sống này đối với các bậc cha mẹ, nhưng yêu thương phải đi đôi với lý trí xét xử, phải thêm chút gia vị của sự công bằng và nhìn bằng đôi mắt của sự chân thành thì mới đem lại lợi ích quí báu cho các con. Khi yêu thương con, không bậc cha mẹ nào tính toán, vụ lợi cho bản thân mình, họ chỉ mong cuộc sống của con luôn mỉm cười hạnh phúc. Nhưng bản thân cha mẹ, cũng mong con mình có thể cho mình một lòng tin, một niềm an ủi trong cuộc sống, ít nhất có thể là từ lời nói, một hành động, một cử chỉ yêu thương. Con sẽ làm cho trái tim cha ấm lại khi con biết nói, biết cười và con sẽ làm cho cha khóc khi con trở thành đứa con lầm đường, lạc bước. Vua Lear trong đoạn trích cũng vậy, nhà vua cũng không khác gì các bậc cha mẹ khác. Ngài là một vị vua, một vị vua sống trong nhung lụa, có thể nói xung quanh Ngài đều là khung cảnh ấm êm, có lẽ tai ngài cũng không ưa những lời chân thật, giản dị mà thích những lời nói bóng bẩy, trau chuốt, những âm thanh thánh thót của loài chim bất nghĩa, bất nhân. Ngài chia đất nước cho các con, nhưng sự phân chia ấy lại dựa trên những ngôn từ đẹp đẽ, từ đôi môi đỏ mọng che giấu lòng đen tối phía sau và chiếc lưỡi “không xương’ nhiều đường lắc léo. Ngài là người cha, người cha mong muốn có được sự san sẻ, yêu thương từ các con của mình khi tuổi đã xế chiều. Có thể xem rằng, lời yêu thương của các con ngài, ngài xem như một lời hứa, vì với tình yêu được nói ra như thế thì ngài có thể yên tâm an dưỡng tuổi già khi tình yêu sẽ được chứng minh bằng sự quan tâm, săn sóc khi tóc nhuộm màu tuyết phủ. Thương con, quá tin yêu con, có thể trong một phần tính cách thích nghe lời ca tụng, thích đắm mình trong sự mơn trớn ngọt ngào từ cửa miệng đến đôi tai, vị vua của chúng ta đã không còn đủ tỉnh táo để “gạn đục


khơi trong” từ ba người con gái của mình, ai là người có trái tim chân thật nhất. điều đáng khen là long yêu thương con, nhưng đó lại là màn mở đầu cho biết bao bất hạnh sẽ nổ ra phía sau kia.

Bất cứ ai trong cuộc sống lại không thích những câu ca tụng tận mây xanh, những lời khen đẹp đẽ. Nhưng, để đủ tỉnh táo nhận ra được đâu là lời thật lòng thì không phải ai cũng làm được. Tai ta thích nghe lời nói ngọt ngào, miệng thích ăn sơn hào hải vị là những chuyện hết sức bình thường trong cuộc sống. Nhưng phần nhiều, khi càng đi tìm những thú vui vật chất con người lại trở nên khổ đau hơn, chuốt lấy những phiền toái nhiều hơn. Vua Lear của shakespeare chính là một minh chứng. Khi ông đòi hỏi tình yêu thương của các con phải được thể hiện qua lời nói có âm thanh, có giọng điệu, có nghĩa là ông đã đem một tình cảm cao quý của con người ra thử thách, thử thách độ bền vững của tình cảm ấy qua vật chất, qua những tần số âm thanh mà đôi tai đòi hỏi nó phải nhẹ nhàng, phải đáp ứng lòng ham muốn quen thuộc mà đôi tai quen nghe, quen chấp nhận mà không cần qua sự sàn lọc chắc chắn của bộ não. Và cuối cùng, thiếu suy nghĩ, thiếu sự hoạt động của bộ óc, đôi tai của nhà vua đã chiến thắng nhưng bản thân nhà vua lại thua cuộc, thua khi bản thân đã đánh rơi một trái tim chân thành, im lặng mà sâu sắc, giản dị mà chứa chan tình yêu thương thật sự. Một khi quá thoả mãn trong thú vui vật chất, con người thương đánh mất đi một cái nhìn chính xác về một vấn đề, mà đôi khi vấn đề đó có liên quan đến cả cuộc đời mình. Qua nhà vua, ta có thể dùng một câu nói để chứng minh: “you only see what you want to see”.

 

a.  Goneril và Regal

Goneril vợ Anbani và Regal vợ của Coonorun đây là hai cô con gái cưng của Vua Lear, nhưng tâm địa chúng thật xấu xa, hiểm độc. Lúc đầu, chúng đã dùng hàng loạt những lời có cánh để rót mật vào tai Vua cha. Goneril nói:  “Con yêu phụ vương thiết tha hơn yêu ánh sáng, yêu vũ trụ, yêu tự do; yêu trên hết mọi vật quý giá nhất đời; yêu như yêu sự sống đầy duyên đầy sức, đầy nhan sắc, đầy vinh quang; yêu như chưa có con yêu cha nào bằng; yêu như chưa có cha nào được con yêu đến thế; yêu tới mức không còn hơi sức nữa và yêu đến độ lời lẽ hóa nghèo nàn; con yêu cha thực vượt xa mọi bờ bến”. Còn Regal cũng chẳng kém lời, có khi còn vượt xa hơn cả chị mình nữa: “Nghe trong trái tim chân thật của con, con thấy lời chị thốt ra chính là tiếng lòng của con yêu kính đó; có điều lời ấy còn xa mới đạt tới độ nồng nàn. Con nói thực, con thù ghét mọi sinh thú ở đời, duy


nhất chỉ thấy được  hạnh phúc trong tấm tình con yêu đấng phụ vương rất tôn kính”. Thế nhưng đó chỉ là lí thuyết suông để mong đạt được  những của cải mà Vua Lear chia cho. Bản chất thực của chúng đã hiện lên ngay phía sau của những lời nói đầy diễm lệ đó. Vì tình yêu mà đem để trên đầu lưỡi sẽ nhanh chóng mất đi tính chân thật và giá trị của nó. Tình yêu là điều thiêng liêng, không lời lẽ nào có thể nói hết, nhưng chúng có thể nói lên tất cả. Vậy tình cảm ấy phải nhẹ đến bao nhiêu thì chúng mới làm được điếu đó? Tất cả đã nói lên sự sáo rỗng  và giả tạo. Goneril và Regal là những nhân vật tiêu biểu cho tư tưởng xã hội tư hữu chỉ biết có đồng tiền.

a.  Cordelia

Cordelia là một người phụ nữ sống chân thật, không ham danh vọng giàu sang. Nàng có một tình yêu bao la. Tình yêu của nàng đối với phụ vương không phải là tình yêu trên đầu môi, trót lưỡi mà đó là tình yêu thương xuất phát từ trong tim. Tình yêu ấy không thể nào thốt nên lời bởi “ tình yêu ta còn dào dạt phong phú hơn lời lẽ của ta nhiều”. Cordelia không dùng những lời giả tạo để mong được tài sản của cha. Khi vua Lear hỏi: “con nói sao đây để được hưởng 1/3 đất nước còn trù phú hơn cả phần của hai chị con thì nàng trả lời rằng: “chẳng có gì”. Cordelia biết rất rỏ câu nói đó không thể nào làm nhà vua vui nhưng nàng không thể làm khác với lòng mình được. Nàng đã giữ cho tâm hồn mình đứng thẳng trước quyền thế tối cao trên đời, không để tâm hồn phải sụp lạy trước tiền bạc hay chức vị. Không chỉ có một trái tim trong ngần nàng còn là một người can đảm. Trước sự tức giận của vua Lear nàng tiếp tục khẳng định với ông về sự chân thực của mình: “vâng thưa phụ vương, ít tuổi thế mà chân thực”. Thế là sự nóng giận lên tới tột đỉnh vua Lear quyết định từ nàng, quyết định đó làm nàng đau buồn nhưng nàng vẫn giữ vững và không thay đổi lập trường của mình. Vậy là 1/3 tài sản đã không thuộc về nàng, không có tài sản nên công tước Barguny không muốn cưới nàng nữa: “tôi đành lấy làm tiếc vậy thôi, vì nàng làm mất lòng cha, nên phải thiệt mất người chồng” . Điều đó cho thấy vị công tước này là một người coi trọng tiền bạc, coi trọng cái hào nhoáng bên ngoài. Nhận thức được nhân cách của một con người như thế nên nàng không hề buồn mà vẫn bình thản trả lời rằng: “ xin ngài yên tâm, ngài tính lấy tài sản của tôi làm đối tượng thì tôi không thể làm vợ ngài được” câu nói đó của Cordelia có giá trị giáo dục mạnh mẽ: tình yêu chân chính là tình yêu xuất phát từ con tim. Nếu một ai đem tình yêu đong đếm trên đồng tiền thì người đó sẽ không có được hạnh phúc đích thực và cuối cùng cũng sẽ thất bại trong tình yêu thôi. Bên cạnh những con người sống vì tiền bạc như bá tước Barguny


cũng có những con người sống thật tâm với tình yêu. Vị  vua Pháp một con người biết trân trọng cái đẹp, chàng đã tìm thấy trên người Cordelia cái đức hạnh, cái nét đẹp tâm hồn mà không phải người nào cũng có được vì thế chàng trân trong bảo: “ nàng giàu có biết bao khi chỉ với đôi bàn tay trắng”. Chàng muốn cưới nàng về làm hoàng hậu của đất nước Pháp. Có thể nói rằng vua Pháp là một người coi khinh tiền bạc, chàng nhận thức được tiền bạc chỉ là phù du, chỉ có nắm bắt cơ hội, làm những việc đem lại hạnh phúc cho người khác mới là sự trường tồn vĩnh hằng. Chàng yêu cái đẹp, cái đẹp trong tâm hồn cái đẹp về nhân cách.

Qua nhân vật cordelia, công tước Barguny và vua Pháp tác giả muốn gửi gắm với chúng ta. Muốn chúng ta biết tình yêu chân thật là tình yêu xuất phát từ tấm lòng chứ không phải bằng những lời lẽ hoa mĩ mua chuộc lòng người và tiền bạc là đầy tớ trung thành nhưng đồng thời nó cũng là một ông chủ xấu. Tiền có thể mua được chiếc giường nhưng không thể mua được giấc ngủ ngon, tiền có thể mua được đồng hồ nhưng không mua được thời gian. Cuộc sống con người vô cùng phong phú, đời sống vật chất đầy đủ đương nhiên là quan trọng nhưng lý tưởng cao đẹp với tâm hồn ngay thẳng trước mọi cám dỗ của đồng tiền và quyền thế mới là cái mà con người cần đạt được.

III. GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT

      Như những nhịp đập của một trái tim yêu, lúc bình yên nhẹ nhàng khi đớn đau vật vã…đoạn trích “ Vua Lear” đã lột tả được sắc thái tình cảm từ thẳm sâu tâm khảm của con người . Đó là tình yêu trên môi miệng đầy nhợt nhạt và giả dối của Gonori và Regar, đó là tình yêu đầy vụ lợi và mưu toan của công tước xứ Borguny. Và đó cũng là tình yêu chân thành mà mãnh liệt, giản dị mà thiết tha của Corđelia dành cho cha mình, là tình yêu không tính toan hơn thiệt của hoàng tử Pháp quốc đối với Corđelia. Các mối quan hệ được đan cài, bằng khả năng miêu tả tâm lí nhân vật, ngòi bút tinh tế của Shakespeare đã không bỏ qua một vi mạch nhỏ nào của tâm tư tình cảm của con người mà phơi bày chúng như những mặt tương phản trong mối quan hệ phức tạp của loài người. “ Sự hi sinh cao đẹp nhất là sự hi sinh không lời”, tình yêu cũng thế, khi tình yêu thương lên đến tột cùng thì mọi ngôn ngữ biểu đạt đều trở nên bất lực. “ Tội thay cho con, trái tim con, con không nâng nó lên đầu lưỡi được”- câu nói ấy của Corđelia vô tình mà thành chân lí. Và đây, tình yêu thương thẳm sâu của Corđelia đối với cha chỉ đơn giản là: “ Con yêu cha đúng theo đạo nghĩa của kẻ làm con, vậy đó thôi, không hơn không kém”. Như vậy, với Corđelia tình yêu dành cho cha đã trở thành bổn phân và trách nhiệm, nó là sự xuất


phát từ con tim, từ sự tự nguyện chứ không từ đầu môi cuống lưỡi. Một lời nói đã hơn mọi lời nói. Trước ngai bệ tâm hồn, sự chân thành đã trở thành tôn quý. Tình yêu xuất phát tự trong tâm phải có được sự chân thành ấy. Mặt khác, đoạn trích “ Vua Lear” còn khái quát lên được nhiều mặt trái trong cách xử sự của con người. Đó là sự thiếu khôn ngoan và sáng suốt của đức vua, những lời phỉnh nịnh đã làm ông mê muội. Dẫu vẫn biết tình cảm của Corđlia dành cho mình nhưng những lời ca ngợi đã làm cho ông có những quyết định không tỉnh táo.

      Không dừng lại ở đó, ngòi bút của tác giả còn phơi bày nhũng mặt phi đạo đức khác của con người: “ Một mẹ nuôi được mười con nhưng mười con không nuôi được một mẹ”. Đó là một đúc kết đúng chí ít là ở trường hợp của Gonorin và Regan. Tình yêu không chân thành dẫn đến hành động đầy bất nhẫn. Phù phiếm xa hoa làm mờ đi tình cảm gia đình. Trái tim nằm trong lồng ngực mà chức năng thuộc về bộ óc, sự suy tính phủ kín tâm hồn làm cho con người trở nên đê hèn và ti tiện. Biện pháp so sánh, cường điệu hóa ngôn từ làm cho bộ mặt của hai công nương này được phơi bày một cách đầy châm biếm. Người ta có thể nói ra những lời yêu thương giả dối một cách không ngượng miệng để có được vật chất thấp hèn. Diễn biến hành động của Gonorin và Regan cũng được tác giả miêu tả thật chính xác. Từ ngọt ngào phỉnh nịnh đến phũ phàng hắt hủi là cả một quá trình diễn biến tâm trạng khá phức tạp. Ngâm ngùi thay khi ta nhận ra một điều rằng:

“ Cha mẹ nuôi con như trời như bể

Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”

 

      Chưa hết, nghê thuật đối lập càng làm lộ rõ bản chất xấu xa của tên công tước Bocgodi với tình yêu cao thượng của hoàng tử Pháp. Qua hai nhân vật này, tác giả muốn gửi đến ta một chân lí mà cái loa phát ngôn là câu nói của Cordelia: “ Ngài muốn lấy tài sản của tôi làm đối tượng tình yêu thì tôi không thể làm vợ ngài được”. Vâng, tình yêu hôn nhân phải là tình yêu trong sáng, không tính toan vụ lợi. Đó là nền tảng lâu bền của đời sống gia đình.


      Tóm lại, ngòi bút bậc thầy Shakespeare với đôi dòng ngắn ngủi, bằng những biện pháp nghệ thuật phù hợp, độc đáo đã nắm bắt và nói lên được bản chất và quy luật tình cảm của con người trong mọi thời đại.

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

       Gia đình là tiếng gọi thiêng liêng, là nơi bình yên mà con người ta thường hay tìm về sau bao gian nan trong cuộc sống. Do đó, tình cảm của những người thân đối với nhau là điều rất đáng quý. Bổn phận là con cái thì phải biết hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc cho cha của mình đó mới là đạo lý làm người.

       Vật chất bên ngoài thường mang theo mình v đẹp hào nhoáng, lộng lẫy, vì thế con người thường gặp khó khăn trong việc nắm bắt giá trị đích thực của nó.  Cho nên khi nhìn nhận hay đánh giá một vấn đề thì phải quan tâm đến bản chất bên trong đừng vì vẻ bề ngoài mà làm mờ đi lí trí của bản thân. Vẻ đẹp và giá trị của một con người được thể hiện qua đức hạnh và lòng chân thành. Đừng để tài sản, của cải ăn mòn đi nhân cách, đừng chỉ vì lợi ích của bản thân mà quên đi những mối quan hệ tốt đẹp xung quanh như vậy, dễ rơi vào thói vị kỷ cũng như chà đạp lên những giá trị tốt đẹp vốn có. Ta hãy lấy sự chân thành, lòng nhân ái để yêu thương, quý trọng và bảo vệ lẫn nhau.

         Tình cảm của con người gồm nhiều cung bậc cảm xúc nên đôi lúc từ ngữ không diễn tả hết được nội dung của nó, mà chỉ có hành động mới làm cho tình cảm đó trở nên thiết thực, được độ tin cậy cao hơn. Lời nói và hành động cần đi đôi với nhau để thể hiện nhất quán một vấn đề. Đừng quan tâm quá đến những lời hoa mỹ, ngọt ngào vì đó là lời chót lưỡi đầu môi, ai cũng có thể nói được, điều quan trọng là phải biết làm cho những lí thuyết suông ấy thành hành động thực tiễn “Trong đạo đức cũng như trong nghệ thuật vấn đề không chỉ ở lời nói mà là ở việc làm”.

 

 

 

nguon VI OLET