Giảng:

Lớp 9....../....../ 2016

TIẾT 26 - BÀI 23. VÙNG BẮC TRUNG BỘ

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

2. Kĩ năng:

- Xác định trên bản đồ, vị trí, giới hạn của vùng, các trung tâm công nghiệp.

- Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên, kinh tế vùng Bắc Trung Bộ để phân tích trình bày đặc điểm tự nhiên, phân bố một số ngành sản xuất chủ yêu của vùng.

- Phân tích biểu đồ số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội và sự phát triển kinh tế trọng điểm của vùng.

3. Thái đô:

- Có ý thức trong học tập và lao động.

- Biết suy nghĩ về các giải pháp phát triên bền vững.

II. CHUẨN BỊ: 

1. Giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ.

2. Học sinh: SGK, sưu tầm tài liệu, các số liệu liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra cũ: (không)

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nôi dung

HĐ1. Tìm hiểu vị trí và giới hạn lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ.

GV: Giới thiệu sơ lược về Vùng Bắc Trung Bộ về diện tích và dân số.

- Treo bản đồ tự nhiên vùng Bắc trung Bộ.

HS: Nghe – Quan sát

GV: Yêu cầu HS lên xác định vị trí và giới hạn lãnh thổ.

HS: Xác định vị trí

GV: Nhận xét - kết luận:

 

 

 

 

 

 

? Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?

HS: Là cầu nối giữa Bắc Bộ với các vùng phía Nam.

- Cửa ngõ của các nước tiểu vùng sông Mê Công ra Biển Đông

GV: Nhận xét - kết luận:

- Phân tích trên bản đồ để HS hiểu thêm về ý nghĩa của vùng và mở rộng về vị trí của vùng so với các nước tiểu vùng sông Mê Kông, quốc lộ 9.

HĐ2. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.

GV: Yêu cầu HS quan sát H23.1 kết hợp bản đồ treo trên bảng.

? Trình bày đặc điểm chung về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng?

HS: Quan sát

Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam Hoành Sơn, từ tây sang đông (từ tây sang đông tỉnh nào cũng có núi, gò đồi, đồng bằng, biển).

GV: Nhận xét – kết luận:

- Phân tích về sự phân hóa tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ.

? Hãy nhận xét gì về địa hình nơi đây?

HS: Phân tích dựa trên bản đồ tự nhiên

GV: Nhận xét – kết luận:

? Khí hậu của vùng có đặc điểm gì?

HS: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm; mùa mưa chậm dần vào thu đông.

GV: Nhận xét – kết luận:

? Dựa vào biểu đồ H23.2 nhận xét gì về tài nguyên rừng của vùng?

HS: Vùng có tài nguyên đất và rừng phong phú. Biển giàu tôm cá

GV: Nhận xét – kết luận:

? Dựa vào biểu đồ nhận xét về khoáng sản của vùng?

HS: Khoáng sản có nhiều loại, chủ yếu là quặng sắt; thiếc; vật liệu xây dựng…

GV: Nhận xét – kết luận:

? Với những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì?

HS: Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

- Khó khăn: Thiên tai thường xuyên xẩy ra (bão, lũ, hạn hán, gió tây nam cát bay).

GV: Nhận xét – kết luận:

- Phân tích thêm về những thuận lợi và khó khăn để HS hiểu thêm. (VD cơn bão số 6 vừa qua).

HĐ3. Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội của vùng.

GV: Yêu cầu HS dựa vào bảng 23.1 SGK.

? Dựa vào sự hiểu biết và kiến thức SGK trình bày những đặc điểm chung về dân cư, xã hội của vùng?

HS: quan sát trình bày

GV: Nhận xét – kết luận:

? Hãy cho biết những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía đông và phía tây của Bắc Trung Bộ?

HS: Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ tây sang đông.

- Phân hóa:

+ Phía đông: là địa bàn cư trú chủ yếu là người kinh; hoạt động kinh tế chính là sản xuất cây lương thực; cây công nghiệp; đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; sản xuất công nghiệp; thương mại dịch vụ.

+ Phía tây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người. Hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng rừng; chăn nuôi …

- Trình độ phát triển dân cư xã hội còn thấp.

GV: Phân tích về cư trú của con người và hoạt động kinh tế của vùng.

- Kết luận

? Trình bày những thuận lợi và khó khăn dân cư, xã hội của vùng?

HS: Thuận lợi: lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lào động cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên.

- Khó khăn: mức sống chưa cao, cơ sở vật chất còn hạn chế

GV: Nhận xét – kết luận:

? Dựa vào bảng 23.2 SGK, hãy nhận xét sự chênh lệch các tiêu chí của vùng so với cả nước?

HS: Phân tích dựa trên thông tin bảng 23.1/SGK

GV Nhận xét – phân tích thêm để HS hiểu.

- GV nêu một số giải pháp giải quyết một số khó khăn trên.

- Phân tích: Tài nguyên của vùng, sự hiếu học của nhân dân, truyền thống lao động, tiềm năng du lịch sinh thái và có một số dự án lớn của vùng tạo đòn bẩy phát triển kinh tế của vùng.

- GV tóm tắt những nội dung chính của bài và yêu cầu HS đọc phần gi nhớ.

I Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

1. Đặc điểm của vùng

a) Đặc điểm Vị trí

- Gồm 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.

 

 

b)  Giới hạn lãnh thổ

- Giới hạn lãnh thổ từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã, kéo dài theo chiều Bắc – Nam, hẹp theo chiều Tây – Đông.

 

+ Phía bắc giáp Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng.

+ Phía tây giáp CHDCND Lào.

+ Phía nam giáp Nam Trung Bộ.

+ Phía đông giáp Biển Đông.

2. Ý nghĩa của vùng

- Là cầu nối giữa Bắc Bộ với các vùng phía Nam.

- Cửa ngõ của các nước tiểu vùng sông Mê Công ra Biển Đông.

 

 

 

 

 

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

 

 

- Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam Hoành Sơn, từ tây sang đông:

+ Phân hóa bắc – nam: rừng; khoáng sản phía bắc Hoành Sơn nhiều hơn so với phía nam Hoành Sơn. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với Động Phong Nha (di sản thiên nhiên thế giới)

+ Phân hóa đông – tây: từ tây sang đông tỉnh nào cũng có núi, gò đồi, đồng bằng, biển.

 

 

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm; mùa mưa chậm dần vào thu đông.

 

 

- Vùng có tài nguyên đất và rừng phong phú. Biển giàu tôm cá.

 

 

 

- Khoáng sản có nhiều loại, chủ yếu là quặng sắt; thiếc; vật liệu xây dựng…

 

 

 

 

- Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

- Khó khăn: Thiên tai thường xuyên xẩy ra (bão, lũ, hạn hán, gió tây nam cát bay).

 

 

 

 

 

 

III. Điểm dân cư, xã hội.

 

 

 

- Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc.

- Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ tây sang đông:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuận lợi: lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lào động cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên.

- Khó khăn: mức sống chưa cao, cơ sở vật chất còn hạn chế.

 

4. Củng cố:

- Vùng Bắc Trung Bộ có bao nhiêu dân tộc cùng sinh sống? Sự phân bố như thế nào?

- Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế - xã hội?

5. Hướng dẫn về nhà học:

- Về nhà học bài với nội dung trên

- Làm bài tập 1,2,3 SGK trang 85

- N/C Bài 24. Vùng Bắc Trung Bộ

+ Đọc trước nội dung ở nhà.

+ Trả lời các câu hỏi trong nội dung bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giảng

Lớp 9....../......../ 2016

TIẾT 27 - BÀI 24. VÙNG BẮC TRUNG BỘ

(tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu của vùng.

- Nêu được các trung tâm kinh tế lớn và chức năng của từng trung tâm.

2. Kĩ năng: 

- Xác định trên bản đồ, vị trí, giới hạn của vùng, các trung tâm công nghiệp.

- Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên, kinh tế vùng Bắc Trung Bộ để phân tích trình bày đặc điểm tự nhiên, phân bố một số ngành sản xuất chủ yêu của vùng.

- Phân tích biểu đồ số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội và sự phát triển kinh tế trọng điểm của vùng.

3. Thái độ: Có ý thức trong học tập và lao động, và bảo vệ tài nguyên khoáng sản của nước ta.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Bản đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ

2. Học sinh: SGK, bảng phụ, bút dạ, máy tính.

III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra cũ:

- Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế - xã hội?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

* HĐ1: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của vùng.

GV: Treo bản đồ và yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK.

HS: Qun sát, nghiên cứu thông tin.

GV: ? Dựa vào hình: 24.1, 24.3, tranh ảnh, kết hợp kiến thức đã học. Hãy trình bày tình hình sản xuất lương thực của vùng?

HS: Bắc Trung Bộ còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp….

- Sản xuất lương thực:

+ Lúa vẫn là cây trồng chủ đạo của vùng. Sản xuất lương thực kém phát triển.

+ Bình quân lương thực đầu người vẫn còn thấp.

+Lúa được thâm canh chủ yếu ở dải đồng bằng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nhệ An, Hà Tĩnh.

GV: Nhận xét – kết luận:

? So sánh bình quân lương thực đầu người của vùng Bắc Trung Bộ với cả nước. Giải thích?

HS: So sánh, giải thích.

GV: Nhận xét - kết luận:

? Xác định trên bản đồ các vùng trồng cây lương thực?

HS: Xác định trên bản đồ

GV Nhận xét – kết luận:

? Dựa vào kiến thức hãy trình bày tình hình trồng cây công nghiệp và trồng rưng?

HS: Cây công nghiệp:

+ Vùng đồng bằng duyên hải: chủ yếu là cây công nghiệp hàng năm với diện tích khá lớn.

+ Phía tây: trồng các cây công nghiệp lâu năm.

GV:Nhận xét – kết luận:

? Nêu tình hình phát triển cây ăn quả và chăn nuôi ở đây?

HS: Cây ăn quả, chăn nuôi trâu, bò cũng đang được phát triển.

GV: Nhận xét – kết luận:

? Vùng biển có thế mạnh gì?

HS: Vùng biển có thế mạnh nuôi trồng đánh bắt thủy sản

GV: Nhận xét – kết luận:

Liên hệ việc xả thải hóa chất làm cá chết hàng loạt do công ty fomosa

? Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ?

HS: Trồng rừng có vai trò lớn trong việc bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.

GV: Nhận xét - kết luận và phân tích về việc trồng rừng ở đây.

- Yêu cầu HS dựa vào hình 24.1 và  24.3 và  kết hợp kiến thức đã học:

+ Nhận xét về sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ?

+ Cho biết ngành nào là thế mạnh của Bắc Trung Bộ? Vì sao?

HS: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục.

- Các ngành quan trọng khai thác khoáng sản (crôm, thiếc, titan…) sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản xuất khẩu

GV: Nhận xét - kết luận:

? Xác định vị trí trên lược đồ các cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc, crôm, titan, đá vôi.

? Xác định trên lược đồ các trung tâm công nghiệp?

HS: Xác định trên bản đồ.

GV: Nhận xét - kết luận:

- Phân tích thêm về sự phát triển công nghiệp của vùng.

- Dựa vào hình 24.3, Atlat địa lí Việt Nam, tranh ảnh, kết hợp vốn hiểu biết:

? Xác định vị trí quốc lộ 1, 7, 8, 9, và đường Hồ Chí Minh nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này?

HS: Có ý nghĩa kinh tế và quốc phòng đối với toàn vùng và cả nước

GV: Nhận xét – kết luận:

- Phân tích về tầm quan trọng của các tuyến đường này.

? Kể tên một số điểm du lịch nổi tiếng của vùng?

HS: Nêu một số điểm du lịch nổi thiếng trong khu vực.

GV: Nhận xét - kết luận:

HĐ2. Tìm hiểu các trung tâm kinh tế của vùng

GV: ? Dựa vào hình 24.3 kết hợp với kiến thức đã học, xác định trung tâm kinh tế và chức năng của từng trung tâm.

HS: Xác định các trung tâm kinh tế của vùng: Thanh Hóa; Vinh; Huế…

GV: Nhận xét – kết luận

IV. Tình hình phát triển kinh tế

1. Nông nghiệp

- Bắc Trung Bộ còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp….

- Sản xuất lương thực:

 

+ Lúa vẫn là cây trồng chủ đạo của vùng. Sản xuất lương thực kém phát triển.

+ Bình quân lương thực đầu người vẫn còn thấp.

+Lúa được thâm canh chủ yếu ở dải đồng bằng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nhệ An, Hà Tĩnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cây công nghiệp:

+ Vùng đồng bằng duyên hải: chủ yếu là cây công nghiệp hàng năm với diện tích khá lớn.

+ Phía tây: trồng các cây công nghiệp lâu năm.

 

 

 

- Cây ăn quả, chăn nuôi trâu, bò cũng đang được phát triển.

 

 

 

- Vùng biển có thế mạnh nuôi trồng đánh bắt thủy sản.

 

 

 

 

- Trồng rừng có vai trò lớn trong việc bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.

 

 

 

 

 

2. Công nghiệp.

 

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục.

 

 

- Các ngành quan trọng khai thác khoáng sản (crôm, thiếc, titan…) sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản xuất khẩu.

 

 

 

 

 

 

- Các trung tâm công nghiệp tập trung ở ven biển.

 

 

 

 

3. Dịch vụ

 

 

 

 

 

 

- GTVT có ý nghĩa kinh tế và quốc phòng đối với toàn vùng và cả nước.

 

 

 

- Du lịch đang trên đà phát triển, số lượng khách đến ngày càng đông.

 

 

 

V. Các trung tâm kinh tế.

 

- Thanh Hoá, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng

4. Củng cố:

- Nêu những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ?

- Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ?

5. Hướng dẫn về nhà:

- Về nhà học bài với nội dung trên

- Làm bài tập 1,2,3 SGK trang 85

- N/C Bài 24. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.

+ Đọc trước nội dung ở nhà

+ Trả lời các câu hỏi trong nội dung bài học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giảng:

Lớp 9....../....../ 2016

TIẾT 28 - B ÀI 25. VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Biết được hiện tượng sa mạc hoá đang mở rộng và biện pháp hạn chế hiện tượng trên.

2. Kĩ năng: 

- Xác định trên bản đồ, vị trí, giới hạn của vùng, trí giới hạn vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm công nghiệp.

- Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên, kinh tế vùng Nam Trung Bộ để phân tích trình bày đặc điểm tự nhiên, phân bố một số ngành sản xuất chủ yêu của vùng.

- Phân tích biểu đồ số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội và sự phát triển kinh tế trọng điểm của vùng.

3. Thái độ: Có ý thức trong học tập và lao động, và bảo vệ tài nguyên khoáng sản của nước ta.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên vùng Tây nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ

2. Học sinh: SGK, bảng phụ, bút dạ, máy tính.

III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra cũ:

- Nêu những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

HĐ1:  Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.

GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung phần mở bài và phần I trong SGK.

- Treo bản đồ tự nhiên vùng Tây nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ

HS: Nghiên cứu thông tin, quan sát

GV: ? Cho biết giới hạn lãnh thổ của vùng? Xác định vị trí quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đảo Lý Sơn, Phú Quý.

HS: Lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, có nhiều đảo và quần đảo. Trong đó có 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

GV: Nhận xét - kết luận:

? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của vùng?

HS: Là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Nam Trung Bộ, giữa Tây Nguyên với Biển Đông. Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đói với cả nước.

GV: Nhận xét - kết luận:

- Phân tích thêm về ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.

HĐ2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

GV: Hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ và H 25.1.

? Cho biết đặc điểm nổi bật của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ?

HS: Quan sát, trình bày

Đặc điểm: Các tỉnh đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp ở phía đông; bờ biển khúc khuỷu và ở phía đông.

GV: Nhận xét - kết luận:

? Xác định trên bản đồ của vùng Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, các bãi tắm và điểm du lịch nổi tiếng?

HS: Xác định trên bản đồ

GV: Nhận xét và mở rộng vị trí chiến lược của khu CN Dung Quất, Chu Lai.

- Quan sát H 25.1

? Đặc điểm tự nhiên có những thuận lợi gì?

HS: - Thuận lợi:

+ Có tiềm năng nổi bật là kinh tế biển: nhiều hải sản, nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu.

+ Có một số loại khoáng sản: vàng, cát thuỷ tinh, ti tan.

- Khó khăn: nhiều thiên tai bão, lũ lụt, hạn hán, hiện tượng hoang mạc hoá.

GV: Nhận xét - kết luận:

? Tại sao vùng lại có thế mạnh phát triển về kinh tế biển và du lịch?

HS: Có nhiều bãi tắm, tôm, cá ...

GV nhận xét - phân tích mở rộng về nghề khai thác tổ chim yến. Một số điểm du lịch nổi tiếng.

? Những khó khăn của vùng do thiên nhiên mang lại là gì?

HS: Nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, hiện tượng hoang mạc hoá

GV: Nhận xét - kết luận:

- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa.

? Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh Nam Trung Bộ? (tích hợp môi trường)

HS: Liên hệ

GV: Phân tích: Chống nạn cát bay, cát chảy, hạn chế tốc độ sa mạc hoá.....

HĐ3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư  và xã hội.

GV: Yêu cầu HS quan sát Bảng 25.1 kết hợp vốn hiểu biết:

? Trình bày đặc điểm chung về dân cư, xã hội của vùng?

HS: Quan sát trả lời

GV: Nhận xét - kết luận:

- Phân tích thêm về sự khác biệt về sự phân bố dân cư và hoạt động kinh tế giữa khu vực đồng bằng ven biển và các vùng núi, đồi gò phía Tây và so sánh với Bắc Trung Bộ.

- Hướng dẫn học sinh đọc Bảng 25.2

? Dân cư, xã hội có thuận lợi và khó khăn gì để phát triển kinh tế của vùng?

HS: Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm.

+ Nhiều điển du lịch nổi tiếng: tài nguyên du lịch nhân văn; phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn.

- Khó khăn: Đời sống các dân tộc ít người còn gặp nhiều khó khăn

GV: Nhận xét - kết luận:

- Phận tích về sự cần cù trong lao động, kiên cường trong đấu tranh.

(Cho học sinh quan sát H25.3 và mở rộng về 2 địa danh này)

I. Vị trí địa lí và giới hạn lạnh thổ.

a) Đặc điểm vị trí địa lí:

- Lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, có nhiều đảo và quần đảo. Trong đó có 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Ý nghĩa:

- Là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Nam Trung Bộ, giữa Tây Nguyên với Biển Đông. Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đói với cả nước.

 

 

 

 

 

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

 

 

- Đặc điểm: Các tỉnh đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp ở phía đông; bờ biển khúc khuỷu và ở phía đông.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuận lợi:

+ Có tiềm năng nổi bật là kinh tế biển: nhiều hải sản, nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu.

+ Có một số loại khoáng sản: vàng, cát thuỷ tinh, ti tan.

- Khó khăn: nhiều thiên tai bão, lũ lụt, hạn hán, hiện tượng hoang mạc hoá.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Đặc điểm dân cư và xã hội.

 

 

 

- Đặc điểm:  Phân bố dân cư, dân tộc và các hoạt động kinh tế có sự khác nhau giữa Đông và Tây.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm.

+ Nhiều điển du lịch nổi tiếng: tài nguyên du lịch nhân văn; phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn.

- Khó khăn: Đời sống các dân tộc ít người còn gặp nhiều khó khăn.

 

4. Củng cố:

- Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Tại sao nói: Vùng có vị trí đặc biệt về kinh tế, quốc phòng?

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên của Duyên Hải Nam Trung Bộ có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội?

- Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của Duyên Hải Nam Trung Bộ.

5. Hướng dẫn học bài ở nhà:

- HS làm bài tập 3 tr 94, SGK Địa lí 9

- Sưu tầm các bài viết về khu di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Nha Trang.

- Tìm hiểu các hoạt động kinh tế và khu kinh tế mở của vùng: Khu CN Dung Quất, Chu Lai.

 

 

 

Giảng

Lớp 9......./ ...../ 2016

TIẾT 29 - B ÀI 26. VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

(tiếp)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Trình bày được một số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng.

- Nêu được các trung tâm kinh tế chính.

- Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền trung.

2. Kĩ năng: 

- Xác định trên bản đồ, vị trí, giới hạn của vùng, trí giới hạn vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm công nghiệp.

- Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên, kinh tế vùng Nam Trung Bộ để phân tích trình bày đặc điểm tự nhiên, phân bố một số ngành sản xuất chủ yêu của vùng.

- Phân tích biểu đồ số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội và sự phát triển kinh tế trọng điểm của vùng.

3. Thái độ: Có ý thức trong học tập và lao động, và bảo vệ tài nguyên khoáng sản của nước ta.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phòng học chung

- Bản đồ kinh tế vùng duyên hải Nam Trung Bộ

2. Học sinh: SGK, bảng phụ, bút dạ, máy tính.

III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1. Ổn định tổ

2. Kiểm tra cũ:

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên của Duyên Hải Nam Trung Bộ có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội? (chiếu trên Power Point)

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

HĐ1: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế.

- Hướng dẫn học sinh quan sát Bảng 26.1. (chiếu trên Power Point)

? Nhận xét tình hình phát triển chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của vùng?

HS: Nhận xét

GV: Nhận xét - kết luận:

- Yêu cầu HS quan sát về chăn nuôi bò và nuôi trồng thủy sản. (chiếu trên Power Point)

? Vì sao chăn nuôi bò, khai thác thuỷ sản là thế mạnh của vùng?

HS: Diện tích đất chăn nuôi rộng; có vùng biển rộng nhiều vũng vịnh …

GV: Phân tích và mở rộng: Đàn bò 1,1 triệu con = 20% đàn bò cả nước.

? Cho biết tình hình trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả của vùng?

HS: Sản xuất lương thực kém phát triển. Sản lượng thấp hơn cả nước (281,5 kg/ng - 2002)

GV: Nhận xét - kết luận:

- Treo bản đồ kinh tế vùng DHNTB.

? Xác định trên bản đồ bãi tôm, bãi cá?

HS: Xác định trên bản đồ

? Tại sao vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ nổi tiếng với nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản biển?

HS: Nghề làm muối và đánh bắt thủy sản là thế mạnh của vùng vì ở đây thời gian năng trong năm nhiều thuận lợi cho nghề muối phát triển co vùng biển rộng nhiều ngư trường

GV: Nhận xét – kết luận:

? Duyên Hải Nam Trung Bộ còn nổi tiếng về những sản phẩm gì?

HS: Muối Sa Huỳnh, nước mắn Phan Thiết, Nha Trang…

GV: Giới thiệu một số hình ảnh về sản suất muối và chế biến thủy sản. (chiếu trên Power Point)

HS: Quan sát

GV: ? Cho biết vùng có khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp?

HS: Khó khăn: quỹ đất hạn chế, đất xấu, thiên tai, thường xuyên sảy ra.

GV: Nhận xét – kết luận:

- Giới thiệu một số hình ảnh thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. (chiếu trên Power Point)

? Em hãy đề xuất biện pháp khắc phục những khó khăn của vùng? (tích hợp môi trường)

HS: Biện pháp khắc phục: Trồng rừng và xây dựng các hồ chứa nước

GV: Nhận xét – kết luận:

- Yêu cầu HS quan sát bảng 26.2, hình 26.1 (trang 23) và  kết hợp kiến thức đã học. (chiếu trên Power Point)

? So sánh giá trị và sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên Hải Nam Trung Bộ với cả nước?

HS: So sánh.

GV: Nhận xét – kết luận:

 

? Xác định các trung tâm công nghiệp, các ngành chủ yếu của mỗi trung tâm?

HS: Xác định trên bản đồ

GV: Giới thiệu một số hình ảnh về sản xuất công nghiệp ở các trung tâm đó. (chiếu trên Power Point)

? Cho biết những ngành công nghiệp nào phát triển mạnh?

HS: Công nghiệp cơ khí, chế biến thực phẩm khá phát triển

GV: Nhận xét – kết luận:

- Mở rộng: Các khu CN đang được xây dựng quan trọng: Dung Quất, Chu Lai, Liên Chiểu (Đà Nẵng).

? Xác định tuyến giao thông qua vùng, các cảng biển, sân bay?

HS: Xác định trên lược đồ

GV: Giới thiệu một số cảng và một số tuyến đường quan trọng của vùng. (chiếu trên Power Point)

? Hoạt động giao thông của vùng có điều kiện thuận lợi gì để phát triển?

HS: Trình bày

GV: Nhận xét – kết luận:

- Phân tích về vai trò của ngành giao thông đối với sự phát triển kinh tế của vùng và cả nước.

? Tại sao nói vùng có thế mạnh để phát triển du lịch?

HS: Trả lời

GV: Nhận xét – kết luận:

- Giới thiệu một số hình ảnh về Phố cổ Hội An; Tháp Chăm; Bãi biển Mũi Né ... (chiếu trên Power Point)

? Xác định và nêu tên các điểm du lịch nổi tiếng?

HS: Xác định trên lược đồ

GV: Mở rộng kiến thức về các điểm du lịch: Nha Trang, Cù Lao Chàm, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn ….

HĐ2: Tìm hiểu các trung tâm kinh tế của vùng

GV: Yêu cầu quan sát H26.1:

? Xác định trên bản đồ thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang?

HS: Xác định trên lược đồ

GV: Nhận xét – kết luận:

- Giới thiệu một số hình ảnh về các trung tâm kinh kế: Đà Nẵng; Quy Nhơn; Nha Trang. (chiếu trên Power Point)

? Cho biết tại sao các thành phố này là cửa ngõ cuả Tây Nguyên?

HS: Dựa vò kiến thức cũ, trình bày

 GV: Phân tích thêm về vị trí của các trung tâm này.

? Xác định các tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

HS: Xác định trên lược đồ

GV: ? Tầm quan trọng của kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế liên vùng?

HS: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vai trò chuyển dịch cơ câu kinh tế ở Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, tạo mối liên hệ kinh tế liên vùng.

GV: Nhận xét – kết luận:

- Tóm tắt nội dung chính của bài và yêu cầu đọc phần ghi nhớ trong SGK

IV. Tình hình phát triển kinh tế.

 

1. Nông nghiệp.

 

 

 

 

- Thế mạnh:

+ Chăn nuôi bò ( 20% đàn bò cả nước)

+ Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản (ngư nghiệp). Chiếm 27,4 % giá trị khai thác cả nước.

 

 

 

 

 

 

 

- Sản xuất lương thực kém phát triển. Sản lượng thấp hơn cả nước (281,5 kg/ng - 2002)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nghề làm muối, chế biến thuỷ sản phát triển mạnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khó khăn: quỹ đất hạn chế, đất xấu, thiên tai, thường xuyên sảy ra.

 

 

 

 

 

 

- Biện pháp khắc phục: Trồng rừng và xây dựng các hồ chứa nước.

 

 

 

 

2. Công nghiệp

 

 

 

 

- Cơ cấu công nghiệp đa dạng.

- Chiếm tỉ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.

- Tốc độ tăng trưởng nhanh.

 

 

 

 

 

 

- Công nghiệp cơ khí, chế biến thực phẩm khá phát triển.

 

 

 

 

 

 

3. Dịch vụ.

- Ngành GTVT  phát triển mạnh và sôi động (đầy đủ các loại hình). Trong đó phát triển mạnh là vận tải biển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thế mạnh phát triển du lịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

1. Các trung tâm kinh tế:

 

 

- Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Vùng kinh tế trọng điểm.

 

 

 

 

 

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vai trò chuyển dịch cơ câu kinh tế ở Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, tạo mối liên hệ kinh tế liên vùng.

 

4. Cng c: (chiếu trên Power Point)

C©u 1. TiÒm n¨ng nµo sau ®©y kh«ng ph¶i lµ tiÒm n¨ng cña vïng DHNTB.

1. Khai th¸c kho¸ng s¶n biÓn: Muèi biÓn, san h«, ti tan

2. Ph¸t triÓn giao th«ng biÓn.

3. Khai th¸c vµ chÕ biÕn thñy s¶n.

4. Ph¸t triÓn du lÞch biÓn.

5. Trång c©y l­ương thùc.

5. Hướng dẫn học bài ở nhà.

- Học bài theo câu hỏi Sgk 

- HS làm bài tập 2 tr 99, SGK Địa lí 9. Dựa vào B 26.3. Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố của vùng duyên Hải Nam Trung Bộ.

- Chuẩn bị bài thực hành.

+ Đọc trước yêu cầu của bài, chuẩn bị máy tính cá nhân, bút mầu, thước tỉ lệ.

nguon VI OLET