Khoa Tự Nhiên                                                  Đề tài khoa học năm học 2010-2011

 

MỤC LỤC

 

Chương 1: Các khái niệm và định luật hóa học……………………………………………  2

Chương 2: Một số vấn đề tiền cơ học lượng tử…………………………………………….  7

Chương 3: Một số vấn đề của cơ học lượng tử……………………………………………. 10

Chương 4: Hệ một electron một hạt nhân. Một số khái niệm cơ bản……………………12

Chương 5: Nguyên tử nhiều electron……………………………………………………… 16

Chương 6: Định luật và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học………………………. 18

Chương 7: Đại cương về hóa học hạt nhân………………………………………………... 26

Chương 8: Đại cương về liên kết hóa học…………………………………………………. 28

Chương 9: Thuyết liên kết hóa trị………………………………………………………….  32

Chương 10: Một số vấn đề của thuyết obitan phân tử……………………………………..  35

Chương 11: Đại cương về phức chất………………………………………………………  38

Chương 12: Một số vấn đề về hóa học tinh thể……………………………………………. 40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT HÓA HỌC

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

I.1. Câu hỏi

Câu 1. Câu nào đúng và đầy đủ nhất trong số các câu khẳng định sau đây về kí hiệu H:

A. Chỉ nguyên tố hiđro    B. Chỉ phân tử hiđro

C. Chỉ một nguyên tử của nguyên tố hiđro D. Chỉ đơn chất hiđro

Câu 2. Câu nào đúng và đầy đủ nhất trong số các câu khẳng định sau đây về kí hiệu O:

A. Chỉ nguyên tố oxi    B. Chỉ phân tử oxi

C. Chỉ một nguyên tử của nguyên tố oxi  D. Chỉ đơn chất oxi

Câu 3. Tìm câu đúng nhất trong các câu khẳng định sau:

A.  Khối lượng mol phân tử của một chất cũng bằng đương lượng của chất đó

B. Đương lượng của một axit bằng trọng lượng phân tử chia cho H được được thay thế trong phân tử axit

C. Đương lượng của một một axit bằng trọng lượng phân tử  axit đó

D. Đương lượng của một muối bằng đương lượng của kim loại có trong phân tử muối đó

Câu 4. Trong công thức Fe2(SO4)3 đương lượng của sắt bằng

 A. 56.   B. 18,67.  C. 28.   D. 9,33.

Câu 5. Đương lượng của Ca3(PO4)2 bằng

 A. 20.   B. 155 .  C. 103,33.  D. 51,67.

Câu 6. Dãy xếp đúng các áp suất sau theo chiều giảm dần?

A. 30 bar > 75 kPa> 0,6 atm> 350 mmHg C. 350 mmHg > 75 kPa > 30 bar > 0,6 atm

B. 75 kPa > 30 bar > 0,6 atm> 350 mmHg D. 30 bar > 75 kPa > 350 mmHg > 0,6 atm

Câu 7. Xác định khối lượng phân tử khí CO2 không thể dùng phương pháp nào sau đây?

A. PP dựa vào tỉ khối hơi     B. PP dựa vào thể tích mol

C. PP dựa vào phương trình trạng thái khí D. PP Đuylong- Pơti

Câu 8. Xác định khối lượng phân tử khí O2 không thể dùng phương pháp nào sau đây?

A. PP dựa vào tỉ khối hơi     B. PP dựa vào thể tích mol

C. PP dựa vào phương trình trạng thái khí D. PP Đuylong- Pơti

Câu 9. Phản ứng nào sau đây là phản ứng tự oxi hoá khử ?

          A. NH­4NO3 N2O + 2H2O  

B. 2Al(NO3)3 Al2O3 + 6NO2 + 3/2O2

C. Cl2 + 2NaOH NaCl  + NaClO + H2O

D. 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

Câu 10. Nguyên tử khối trung bình của đồng kim loại là 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên với hai loại đồng vị là 63Cu65Cu. Số nguyên tử 63Cu có trong 32 gam Cu là

 A. 6,023. 1023.     B. 3,000.1023 . 

C. 2,181.1023 .     D. 1,500.1023.

Câu 11. Số nguyên tử đồng có trong 6,4 gam đồng (coi gần đúng nguyên tử khối trung bình của đồng bằng 64) là bao nhiêu?

 A. 6,023.1023      B. 6,023.1022  

C. 6,023.1021      D. 60,23.1022

Câu 12. Chiếu một bức xạ có bước sóng = 3000A0 sẽ không gây ra hiệu ứng quang điện với tế bào quang điện làm bằng kim loại nào?

A. Cs (0=4,7.1014)     B. K (0=5,1.1014) 

C. Ca (0=7,1.1014)     D. Zn (0=10,4.1014)

 

I.2. Đáp án:

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

C

4

C

7

A

10

C

2

C

5

B

8

C

11

B

3

B

6

D

9

C

12

D

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

II.1. Câu hỏi

Câu 1: Nguyên tử được cấu tạo từ những loại hạt cơ bản nào? Hãy cho biết đặc điểm điện tích, khối lượng mỗi loại hạt đó. Hãy cho biết số lượng mỗi loại hạt đó có trong:

a) Cl, Cl-    b) Na, Na+    c) H2O

Câu 2: Tìm số nguyên tử có trong 1 gam mỗi chất sau:

a) Hiđro     b) Natri

c) Đồng     d) Bạc

Câu 3: Hãy sắp xếp theo chiều tăng số phân tử có trong 5 gam mỗi chất sau:

H2O, CH3COOH, CuO, Ca3(PO4)3

Câu 4: Khi điện phân nước, ứng với 1 gam hiđro thu được 7,936 gam oxi. Cho biết:

 a) Một nguyên tử oxi có khối lượng gấp bao nhiêu lần khối lượng của một nguyên tử hiđro.

 b) Nếu qui ước chọn khối lượng nguyên tử hiđro làm đơn vị thì oxi có nguyên tử khối là bao nhiêu?

 c) Ngược lại nếu chọn 1/16 khối lượng nguyên tử oxi làm đơn vị thì hiđro có nguyên tử khối là bao nhiêu?

 d) Biết rằng khối lượng của nguyên tử gấp 11,9059 lần khối lượng của nguyên tử hiđro, hỏi nếu chọn 1/12 khối lượng nguyên tử của làm đơn vị thì hiđro, oxi có nguyên tử khối là bao nhiêu?

Câu 5: Khi điện phân 75,97 gam NaCl nóng chảy thu được 29,89 gam natri, biết nguyên tử khối của natri là 22,99.

 a) Hãy tính khối lượng mol nguyên tử của clo.

 b) Biết e0=1,602.10-19 C. Hãy tính điện lượng cần thiết để trung hòa 1 mol natri và điện lượng cần thiết trong quá trình điện phân trên. (biết NA=6,023.1023).

Câu 6: Hãy tính:

 a) Hằng số khí R theo hệ đơn vị SI.

 b) Hằng số khí R nếu thể tích tính ra lít, áp suất tính ra atm.

Câu 7: Ở trạng thái khí, 250 gam photpho chiếm một thể tích V=50 lít ở 220C và 1 atm. Hãy cho biết số nguyên tử trong một phân tử của photpho, biết P=31.

Câu 8: Trong một oxit của nitơ, oxi chiếm 69,57% về khối lượng. Xác định khối lượng phân tử và công thức phân tử của oxit trên.

Câu 9: Xác định đương lượng của:

a) Cl trong mỗi công thức sau đây: HCl, KClO3, HClO4

b) NaOH, Ca(OH)2, H3PO4

c) HCl, H2SO4, H3PO4

d) NaNO3, Na2SO4, CaSO4, K3PO4, Ca3(PO4)2.

Câu 10: Bơm 6,13 lít khí X vào bình kín đã hút hết không khí (đo ở 27,30C và 1atm). Cân xong, đem thay khí X bằng đúng thể tích khí SO2, thấy khối lượng SO2 nặng hơn 5 gam. Xác định khối lượng phân tử khí X.

Câu 11: Ở cùng nhiệt độ và áp suất, khối lượng của cùng một thể tích khí Y nặng hơn khí CO2 hai lần. Tìm khối lượng của 3,729 lít mỗi khí ở 300C và 1atm.

Câu 12: Cho một lượng muối K2SO3 (A) tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 thu được 4,4012 lít SO2 ở 250C, 1 atm; muối sunfat (B) và H2O. Trong đó nA:nB=1:2. Tính lượng H2SO4 nguyên chất, lượng K2SO3 đã dùng trong quá trình trên.

Câu 13: Dùng 20,5 lít oxi vừa đủ đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y gồm H2, CO, CH4. Dẫn sản phẩm cháy qua H2SO4 đậm đặc, thấy thể tích giảm mất 22 lít. Biết rằng hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 là 6,7. Các thể tích khí đo ở đktc

a) Xác định thành phần % về thể tích trong hỗn hợp Y.

b) Dẫn toàn bộ lượng CO2 trong sản phẩm vào nước vôi trong dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa (biết các thể tích khí đo ở đktc)?

Câu 14: Cho lượng chất A (có thể là một trong các chất: K2CO3, K2SO3, KHCO3, KHSO3) tác dụng hết với lượng dung dịch H2SO4 vừa đủ, tạo ra muối B, chất C và 7,458 lít khí D ở 300C, 1 atm. Ở cùng nhiệt độ và áp suất, tỉ khối hơi của D so với H2 bằng 2,286 lần tỉ khối hơi của N2 so với H2.

a) A, B, C, D là gì? Viết PTPƯ xảy ra cụ thể.

b) Tính lượng H2SO4, A đã dùng và lượng B, C thu được.

Câu 15: Tìm lượng H2SO4 nguyên chất vừa đủ để điều chế 2,4 gam muối Fe2(SO4)3 từ các hợp chất tương ứng của Fe(III).

Câu 16: Dùng lượng vừa đủ dung dịch chứa 10,95 gam HCl hòa tan 14,2 gam hỗn hợp CaCO3, MgCO3. Xác định thành phần các muối trong hỗn hợp đầu.

Câu 17: Hòa tan hết 18,9 gam hỗn hợp A gồm muối hiđrocacbonat và muối cacbonat của một kim loại kiềm bằng dung dịch HCl thu được dung dịch B và 3,36 lít CO2 ở đktc.

a) Xác định % khối lượng các chất trong A.

b) Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch B.

Câu 18: Hai nguyên tố X và Y ở điều kiện thường là chất rắn. Số mol của X có trong 8,4 gam nhiều hơn 0,15 mol so với số mol của Y có trong 6,4 gam. Biết khối lượng mol nguyên tử của X nhỏ hơn khối lượng mol nguyên tử của Y là 8 gam.

a) Xác định kí hiệu hóa học X, Y.

b) Trộn hai lượng chất trên rồi nung nóng tới nhiệt độ thích hợp, không có oxi. Tính khối lượng sản phẩm thu được.

II.2. Hướng dẫn giải hoặc đáp số

Câu 1:

Hạt vi mô

proton

notron

electron

Cl

17

18 hoặc 20

17

Cl-

17

18 hoặc 20

18

Na

11

12

11

Na+

11

12

10

H2O

10

8

10

Câu 2:

 

H

Na

Cu

Ag

Số nguyên tử

6,023.1023

2,619.1022

9,41.1021

5,577.1021

Câu 3: Ca3(PO4)3 < CuO < CH3COOH 2O

Câu 4:

a) Trong phân tử nước (H2O): nguyên tử oxi có khối lượng gấp 7,936*2 = 15,872 lần khối lượng nguyên tử hiđro.

b) Nếu qui ước chọn khối lượng nguyên tử hiđro làm đơn vị thì oxi có nguyên tử khối: MO=15,872.

c) Nếu chọn 1/16 khối lượng nguyên tử oxi làm đơn vị thì hiđro có nguyên tử khối:

MH=16/15,872=1,008.

d) Nếu chọn 1/12 khối lượng nguyên tử lµm đơn vị thì MC=12, do đó:

MH=12/11,9059=1,0079

và MO=1,0079.15,872=15,9974.

Câu 5:

a) Khối lượng mol của natri bằng 22,99 g/molnNa = 29,89/22,99 = 1,3 mol

nCl=nNa=1,3 molkhối lượng mol của clo=

b) Muốn trung hòa một ion Na+ cần một điện lượng bằng 1,602.10-19C. Như vậy muốn trung hòa 1 mol ion Na+ cần một điện lượng là: 1,602.10-19.6,023.1023=9,6472.104C.

Từ đó, điện lượng cần thiết trong qúa trình điện phân trên là: 9,6472.104.1,3=12,5414.104C.

Câu 6:

a) Đối với 1 mol phân tử khí ta có: PV=RT. Ở điều kiện tiêu chuẩn:

 T0 = 273K

 P0 = 1 atm = 1,013.105 Pa (N/m2)

 V0 = 22,4 l/mol =  22,4.10-3 m3/mol

 Do đó: R=

b) Tương tự với: V0=22,4 l/molT0=273K

Câu 7: Ở 285K và P=1atm, V=50 lít

            Ở 273K và P=1atm, V0=?

vậy nP=46,2/22,4=2,06 mol và MP=31

số mol nguyên tử photpho trong 1 mol phân tử khí=.

Vậy trong 1 phân tử photpho có 4 nguyên tử photpho.

Câu 8: NO2 và N2O4

Câu 10: MX = 44 gam

Câu 11: mCO2=44.0,15 = 6,6 gam

  mY = 2mCO2 = 13,2 gam

Câu 12: Phương trình phản ứng:

 K2SO3 + H2SO4 K2SO4 + H2O + CO2

Ta có: nSO2=0,18 mol nK2SO3=nSO2=0,18 mol mK2SO3=28,44 gam

: nH2SO4=0,36 mol mH2SO4=35,28 gam

Câu 13:

a) Phương trình phản ứng:

 H2 + 1/2O2 H2O

 CO + 1/2 O2 CO2

 CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O

    Vậy thành phần % số mol (hay thể tích) các khí trong hỗn hợp Y là: 40% H2; 25% CO và 35% CH4.

b) CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

    15/22,4                         15/22,4 mol         mCaCO3 =15/22,4*100=66,96 gam

Câu 14:

a) Ta có: D lµ SO2

muối đã cho có thể là KHSO3 hoặc K2SO3

b) Phương trình phản ứng:

Ta có: nSO2 = 0,3 mol.

- Trường hợp 1: nếu A là KHSO3B lµ KHSO4

 mKHSO3 = 36 gammKHSO4 = 40,8 gam

- Trường hợp 2: nếu A là K2SO3B lµ K2SO4

 mK2SO3 = 47,4 gammK2SO4 = 52,2 gam

Câu 15:

Ta có sơ đồ; Fe2(SO4)333H2SO4

nH2SO4=0,018 mol mH2SO4=1,764 gam

Câu 16: Phương trình phản ứng:

 CaCO3 + 2HClCaCl2 + H2O + CO2

    x            2x mol

 MgCO3 + 2HClMgCl2 + H2O + CO2

      y             2y mol

Gọi x, y là số mol CaCO3, MgCO3 trong 14,2 gam hỗn hợp đầu, ta có: x=0,1 mol; y=0,05 mol

mCaCO3=10 gam; mMgCO3 = 4,2 gam

Câu 17:

a) Phương trình phản ứng:

 MHCO3 + HClMCl + H2O + CO2

      x            2x              x                    x    mol

 M2CO3 + 2HCl2MCl + H2O + CO2

     y           2y                2y                    y   mol

- Gọi công thức chung của 2 muối là ACO3

A+60=126A=66M+1 < 66 < 2M33 < M < 65M lµ K

- Gọi x, y là số mol KHCO3 và K2CO3 trong hỗn hợp,ta có: x=0,05 mol và y=0,1 mol.

- Từ đó: mKHCO3 = 5 gam; mK2CO3 = 13,8 gam

b) Theo các phương trình: mKCl = 74,5(0,05 + 0,2) = 18,625 gam

Câu 18:

a) Theo bài ra ta có: 1,15M2 – 0,8M – 67,2 = 0 (trong đó M là khối lượng nguyên tử của X)

M1 = 24 M2 = -18,67 (loại)

Vậy X là MgY lµ S

b) Phương trình phản ứng: Mg + S MgS

Theo đó ta có: mMgS = 11,2 gam

 

------------------------&&&------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TIỀN CƠ HỌC LƯỢNG TỬ

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1:

a) Phát biểu nội dung thuyết lượng tử Planck.

b) Hãy tính lượng tử năng lượng được phát ra từ một điện tích dao động với tần số =1014 s-1

Câu 2: Cho biết tác dụng của ánh sáng đối với phim ảnh. Tại sao có thể rửa ảnh trong phòng có ánh sáng đỏ?

Câu 3:

a) Cho biết tần số giới hạn (ngưỡng quang điện) của một số kim loại như sau:

Kim loại  Cs   K   Ca     Zn

(s-1)        4,7.1014        5,5.1014            7,1.1014  10,4.1014

      Hãy tính công bứt phá điện tử E0 ứng với các kim loại đó. Khi chiếu tia = 4340 vào các kim loại đó thì đối với những kim loại nào có thể xảy ra hiệu ứng quang điện?

b) Trong các trường hợp xảy ra hiệu ứng quang điện, hãy tính động năng của điện tử và từ đó suy ra vận tốc của điện tử khi bắn ra khỏi bề mặt tấm kim loại (biết: h=6,625.1034 J.s; me=9,11.10-31 kg; c=3.108 m/s)

Câu 4:

a) Viết và giải thích hệ thức liên hệ giữa khối lượng tương đối tính (khối lượng chuyển động) và khối lượng nghỉ của một vật thể.

b) Hãy chứng minh không có vật thể nào có vận tốc lớn hơn vận tốc của ánh sáng.

c) Hãy chứng minh: khối lượng nghỉ của ánh sáng bằng 0 (hay không có hạt ánh sáng ở trạng thái nghỉ).

Câu 5: Một vật chuyển động với vận tốc v bằng 80% vận tốc ánh sáng. Hỏi khi đó, khối lượng tương đối tính (mv) bằng bao nhiêu lần khối lượng nghỉ m0.

Câu 6:

 a) Hãy chứng minh: khối lượng tương đối tính của hạt ánh sáng (photon) được tính theo hệ thức:

Trong đó: h=6,625.10-34 J.s; c là vận tốc ánh sáng; là bước sóng của ánh sáng.

 b) Tia (màu đỏ) có =656,3 nm. Hãy tính:

- Tần số , số sóng của tia sáng đó.

- Năng lượng , khối lượng m và động lượng p của tia sáng nói trên.

Câu 7: Sự phá vỡ các liên kết I-I trong 1 mol I2 đòi hỏi một ăng lượng bằng 150,48 kJ. Năng lượng này có thể sử dụng dưới dạng ánh sáng. Hãy tính bước sóng của ánh sáng cần sử dụng trong quá trình đó. Biết h=6,625.10-34 J.s; c=3.108 m/s.

Câu 8: Trên phổ điện tử của một hợp chất có các đám mây hấp thụ tại: ; ; .

 a) Hãy tính năng lượng kích thích ứng với đám hấp thụ trên (tính ra eV và kJ/mol).

 b) Hãy dự đoán màu của hợp chất.

 

II. HƯỚNG DẪN GIẢI HOẶC ĐÁP SỐ

Câu 1: b) Ta có: = h=6,625.10-34.1014=6,625.10-20 (J)

Câu 2: Phim ảnh thông thường có tráng một lớp nhũ tương AgBr. Dưới tác dụng của ánh sáng ta có phản ứng quang hóa:

  h + Ag+ + Br- Ag (màu đen) + 1/2Br2

       Để xảy ra phản ứng trên, photon phải có một năng lượng h tối thiểu xác định. Vì ánh sáng đỏ có bước sóng lớn, khoảng từ 720 nm đến 770 nm, nên photon có năng lượng nhỏ không gây nên phản ứng quang hóa, vì vậy ánh sáng đỏ không có ảnh hưởng đến phim và giấy ảnh.

Câu 3:

a) E0=h, nên đối với các kim loại trên ta có kết quả:

    Kim loại           Cs            K          Ca               Zn

        E0(J)  31,138.10-20  36,438.10-20   47,038.10-20     68,9.10-20

    Năng lượng của hạt chiếu vào kim loại:

     Ta thấy hiệu ứng quang điện chỉ xảy ra đối với Cs và K do có E0<

b) Theo hệ thức Anhstanh: h= E0+1/2mv2

- Đối với Cs:

+ Điện tử có động năng: 1/2mv2=45,79.10-20-31,14.10-20=14,65.10-20 J

+ Vận tốc ban đầu:

- Tương tự đối với K: điện tử có động năng: 9,35.10-20 J và v=4,53.105 m/s

Câu 4:

a) Ta có: trong đó v là vận tốc của hạt

 c là vận tốc của ánh sáng

 m0 là khối lượng nghỉ của hạt

 mv là khối lượng của hạt khi chuyển động với vận tốc v

b) Trong hệ thức trên nếu v>c thì 1< thì biểu thức trong căn âm. Mẫu số khi đó sẽ là 1 số ảo, không có thực. Điều đó có nghĩa không có vật thể nào có vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng.

c) Từ hệ thức trên ta có: . Đối với ánh sáng thì v=c nên:

. Tức là khối lượng nghỉ của ánh sáng bằng 0.

Câu 5: Ta có:

Câu 6:

a) Theo thuyết lượng tử ánh sáng (Planck) thì photon có năng lượng: . Mặt khác, theo hệ thức tương đối Einstein thì giữa năng lượng và khối lượng có hệ thức: . Từ đó ta có:

b) =656,3.10-9m=6563.10-8cm; =

Từ đó:

 

 

 

và:  

Câu 7: Ta có:

  

Câu 8:

a) Năng lượng kích thích bằng năng lượng của lượng tử ánh sáng hấp thụ, được tính theo biểu thức:

.

- Đối với ta có:

E = 44,17.10-20.6,023.1023 = 266.103 J = 266 kJ/mol

- Tương tự đối với : ; E=343 kJ/mol

                            : ; E=476 kJ/mol

b) Chỉ có đám hấp thụ nằm trong vùng khả kiến. Vì hợp chất hấp thụ ánh sáng giữa miền tím và miền xanh da trời (lam) nên màu của hợp chất là màu da cam.

 

------------------------&&&------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ HỌC LƯỢNG TỬ

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1: Hãy cho biết trị số có thể có của các đại lượng sau đây:

 - Hàm mật độ xác suất hay

 - Xác suất dP= hay dP=

Câu 2: Tại sao hàm sóng mô tả trạng thái của hệ lượng tử phải là hàm chuẩn hóa? Hãy viết biểu thức của thừa số chuẩn hóa N của hàm g chưa chuẩn hóa.

Câu 3: Hãy mô tả hệ của bài toán hạt chuyển động tự do trong hộp thế chữ nhật sâu vô hạn. Hãy viết các điều kiện biên, trị số thế năng và toán tử Haminton cho hệ này.

Câu 4: Hãy tính bước sóng của sóng liên kết với:

 a) Chuyển động của điện tử trong nguyên tử H với vận tốc v có độ lớn khoảng 106 m/s.

 b) Chuyển động của một ô tô, khối lượng m=1 tấn, vận tốc v=100 km/h. Từ kết quả thu được có nhận xét gì? (Biết h=6,625.10-34 J.s)

Câu 5: Hãy tính bước sóng liên kết với một điện tử chuyển động trong một điện trường có hiệu điện thế U=104 V. Biết h=6,625.10-34 J.s; e0=1,602.10-19 C.

Câu 6: Áp dụng hệ thức bất định Heisenberg hãy tính độ bất định về vị trí, về vận tốc trong các trường hợp sau đây và cho nhận xét;

 a) Điện tử trong nguyên tử với giả thiết

 b) Điện tử trong tia âm cực với vận tốc v=106 m/s được xác định với độ chính xác 0,01 %.

 c) Quả bóng bàn bay, khối lượng 10 gam, vị trí có thể xác định chính xác đến 0,01 nm.

(Biết h=6,625.10-34 J.s; me=9,1.10-31 kg)

II. HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trị số của hai xác suất và dP=nằm trong khoảng:

  0 và dP=1.

Tuy nhiên xác suất bằng 1 là rất nhỏ.

Câu 2:

- Hàm sóng mô tả trạng thái của hệ lượng tử phải là hàm chuẩn hóa vì khả năng tìm thấy hệ lượng tử là một biến cố chắc chắn nên xác suất tính theo = phải bằng đơn vị, tức hàm sóng mô tả hệ lượng tử phải chuẩn hóa.

- Từ  hay

Câu 3:

- Mô hình hạt chuyển động tự do trong hộp thế chữ nhật sâu vô hạn:

 + Thành của hộp thế cao vô hạn, thành phản xạ lí tưởng (hạt chạm vào thành lập tức bị bật trở lại trong hộp). Bề rộng hộp thế là OA = L.

 + Giả thiết chọn chiều sâu hộp thế đó là trục x. Do đó hàm sóng là hàm của biến số x, tức là

- Điều kiện biên bài toán: phạm vi chuyển động của hạt là: 0 < x < L

 + Khi x=0

 + Khi x = L

- Thế năng: thế năng của hạt cũng là hàm tọa độ của x, nghĩa là U(x). Trị số thế năng đó là:

  

- Toán tử Hamintơn của hệ:

Câu 4:

a) Ta có:

Đối với kích thước của nguyên tử (d=1A0) thì sóng liên kết De Broglie giữ một vai trò quan trọng.

b)

thu được quá nhỏ. Đối với kích thước vĩ mô sóng liên kết hoàn toàn không có ý nghĩa.

Câu 5:

- Năng lượng điện được tính theo công thức: E = qU

- Động năng của điện tử bằng năng lượng điện:

   

- Bước sóng của sóng liên kết:

 

 

Câu 6:

a)

Mặc dù trong trường hợp này ta đã giả thiết là độ bất định về vận tốc rất lớn (xấp xỉ bằng chính vận tốc) nhưng kết quả cho thấy độ bất định về vị trí cũng vẫn còn lớn hơn đường kính của nguyên tử (d10-10m). Trong trường hợp này rất vô nghĩa khi nói đến vị trí và quĩ đạo của điện tử.

b)

trong trường hợp này tương đối nhỏ nên ta có thể nói đến quĩ đạo của điện tử ở tia âm cực.

c)

rất nhỏ, vận tốc v được coi là có giá trị xác định, do đó, nguyên lí bất định Heisenberg trở nên vô nghĩa (đối với vật thể vĩ mô).

------------------------&&&------------------------

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 4: HỆ MỘT ELECTRON MỘT HẠT NHÂN.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

I.1. Câu hỏi

Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố A có electron cuối cùng điền ứng với bốn số lượng tử n=3, l=1, m=0, ms=1/2. Vị trí của A trong bảng HTTH

A. Chu kì 3, nhóm IV A.   B. Chu kì 3, nhóm IIIA.

C. Chu kì 3, nhóm VII A.   D. Chu kì 3, nhóm V A.

Câu 2. Hãy chỉ ra kí hiệu hàm obitan sai?

A.   B.   C.   D.

Câu 3. Bài toán hệ một hạt nhân, một electron không áp dụng cho nguyên tử hay ion nào?

 A. H+   B. He+   C. Li2+   D. H

Câu 4. Kí hiệu hàm sóng là của AO :

A. 2p   B. 3s   C. 3pz   D. 2s

Câu 5. Trường hợp viết đúng kí hiệu hàm ASO là:

A.   B.   C.   D.

Câu 6. Kết quả bài toán Srođingơ cho hệ một electron, một hạt nhân thu được trị riêng

A. bộ ba số lượng tử n, l, ml            B. bộ bốn số lượng tử n, l, ml, ms

C. bộ ba số lượng tử n, l, ml và biểu thức tính En      D. hàm ASO

Câu 7. Kí hiệu nào trong số các kí hiệu của các obitan sau là sai?

A. 2s, 4f   B. 1p, 2d  C. 2p, 3d  D. 1s, 2p

Câu 8. Ở phân lớp 3d số electron tối đa là

A. 6.    B. 18.   C. 10.    D. 14.

Câu 9. Cấu hình electron biểu diễn theo ô lượng tử nào sau đây là sai?

 

A.          

B.          .  

C.                  

D.           

Câu 10. Kí hiệu hàm sóng là của AO

A. 2p.   B. 3s.   c. 3pz.   d. 2s.

Câu 11. Cấu hình ứng với trạng thái kích thích của clo cấu hình nào dưới đây?

A. 1s22s22p63s23p5.    B. 1s22s22p63s23p6. 

C. 1s22s22p63s23p43d1.   D. 1s22s22p63s23p4.

Câu 12. Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ ba có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là con số nào sau đây?

 A. 6   B. 8   C. 16   D. 18

Câu 13. Obitan py có dạng hình số tám nổi

 A. được định hướng theo trục z  B. được định hướng theo trục x

 C. được định hướng theo trục y  D. không định hướng theo trục nào

Câu 14. Các obitan trong một phân lớp electron

A. có cùng sự định hướng trong không gian

B. có cùng mức năng lượng

C. khác nhau về mức năng lượng

D. có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp

Câu 15. Theo phương pháp gần đúng Slaytơ điện tích hiệu dụng với obitan 2s của nguyên tử liti bằng:  A. 3                                          B. 2,7                                          C. 1,3                                          D. 2,4

Câu 16. Cho các obitan s, px, py, pz trong đó obitan nào xác suất gặp electron cao nhất trên trục y?

A. s   B. px   C. py   D. pz

Câu 17. Obitan 1s của nguyên tử hiđro hình cầu có nghĩa là

A. electron 1s chỉ chạy trên mặt hình cầu  

B. electron 1s chỉ chạy ở trong hình cầu

C. electron 1s chỉ chạy ở phía ngoài hình cầu

D. xác suất gặp electron 1s bằng nhau theo mọi hướng trong không gian

Câu 18. Giá trị Smax  khi phân bố 4 electron vào obitan p là

A. 1/2.   B. 1.   C. 2.   D. 4.

Câu 19. Hai electron trong cùng một obitan khác nhau số lượng tử nào?

 A. n   B. l   C. ml   D. ms

Câu 20. Điều khẳng định nào sau đây là sai:

A. Số electron tối đa trên một phân lớp: 2(2l +1)

B. Số electron tối đa trên một lớp: 2n2

C. Electron hoá trị là các electron ở lớp vỏ ngoài cùng

D. Hàm sóng toàn phần là hàm phản đối xứng

Câu 21. Hàm bán kính R31(r) có số mặt nút là bao nhiêu?

A. 1    B. 0   C. 2   D.3

Câu 22. Nguyên tử hiđro ở trạng thái cơ bản nhận năng lượng E= 1,125 eV nó chuyển lên trạng thái nào?    A. n =2                                          B. n = 3                            C. n =4                            D. n = 5

I.2. Đáp án:

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

B

6

C

11

C

16

C

21

C

2

B

7

B

12

C

17

D

22

A

3

A

8

C

13

C

18

A

 

 

4

C

9

A

14

B

19

D

 

 

5

D

10

B

15

D

20

C

 

 

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

II.1. Câu hỏi

Câu 1: Hãy dựa vào sơ đồ hệ 1 electron, 1 hạt nhân, viết biểu thức của .

Câu 2: Khi giải phương trình Srodinger cho hệ 1 e, 1 hạt nhân thu được những kết quả (nghiệm) nào? Hãy trình bày khái quát về các kết quả đó.

Câu 3: Hãy tính E1, E2, E3 theo eV và đvn cho H, He+, Li2+; sau đó so sánh các trị số đó ở:

a) Cùng một giá trị của Z và nêu ảnh hưởng của n đến En.

b) Cùng một giá trị của n và nêu ảnh hưởng của Z đến En.

Câu 4: Trạng thái nào của một hệ lượng tử được gọi là trạng thái cơ bản? Xét cụ thể với từng trường hợp H, He+, Li2+.

Câu 5: Hãy tính vị trí ba vạch đầu và vạch giới hạn của dãy Laiman của mỗi hệ sau:

a) Đơteri (D)

b) He+

c) Li2+. Biết RH=109700 cm-1

Câu 6: Obitan nguyên tử (AO) là gì? Đại lượng nào là biến số, thông số của một hàm AO? Hãy tính số lượng hàm AO ứng với từng giá trị của ml, l, xét với n=3.

Câu 7: Suy biến năng lượng là gì? Tìm bậc suy biến của En với n=14.

Câu 8: Hãy trình bày hình vẽ minh họa ý nghĩa của l mà ml sau đây:

a) l=0     b) l=2

Câu 9: Hãy viết biểu thức đầy đủ của mỗi hàm ASO sau đây:

a)     b)

II.2. Hướng dẫn giải hoặc đáp số

Câu 1: Phương trình Srodinger cho hệ 1 e, 1 hạt nhân có dạng:

hay trong đó:

 R(r) là hàm bán kính hay phần xuyên tâm

 là hàm cầu hay hàm góc

Câu 2: Khi giải phương trình Srodinger cho hệ 1 e, 1 hạt nhân thu được những kết quả:

a. Trị riêng:

- Khi giải phương trình góc thu được trị riêng mh và l(l+1)h2. Về mặt toán học m, l phải thỏa mãn điều kiện sau:

+ l là số lượng tử phụ hay số lượng tử obitan, l=0; 1; 2;…; (n-1)

+ ml là số lượng tử từ obitan. Một trị số l ứng với 2l+1 trị số ml, ml=0;

- Khi giải phương trình bán kính thu được:

+ Số lượng tử chính n; n=0; 1; 2; 3; … nguyên

+ Và năng lượng:

b. Hàm riêng:

- Khi giải phương trình góc:

+ Trước hết ta thu được hàm riêng của là:

+ Sau đó ta thu được hàm riêng của có dạng:

- Khi giải phương trình bán kính, cùng với trị riêng En và số lượng tử chính n, ta thu được hàm riêng là hàm bán kính Rnl(r) như sau:

Câu 3: Ta có, theo hệ đơn vị đvn: (đvn)

Từ đó:

 - Với H: E1=-0,5; E2=-0,125; E3=-0,055.(đvn)

 - Với He+: E1=-2; E2=-0,5; E3=-0,222. (đvn)

 - Với Li2+: E1=-4,5; E2=-1,125; E3=-0,5. (đvn)

và theo hệ đơn vị eV: từ đó:

 - Với H: E1=-13,6; E2=-3,4; E3=-1,5. (eV)

 - Với He+: E1=-54,4; E2=-13,6; E3=-6. (eV)

 - Với Li2+: E1=-122,4; E2=-30,6; E3=-13,5. (eV)

a) n càng lớn thì En càng lớn (càng dương)

b) n cố định, Z thay đổi thì En càng thấp nếu Z càng lớn.

Câu 5:

a) Với : từ hệ thức:

Vậy:

b) Với He+(Z=2) thì . Từ đó:

  

c) Với Li2+(Z=3) thì . Từ đó:

  

Câu 6:

- Obitan nguyên tử (AO) là hàm sóng là hàm riêng của toán tử mô tả trạng thái chuyển động của 1 electron trong nguyên tử.

- Số lượng các AO:

 + Một phân lớp e có (2l+1) AO

 + Một lớp e có n2 AO.

- Với n=3có 32 = 9 AO.

 

------------------------&&&------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 5: NGUYÊN TỬ NHIỀU ELECTRON

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1: Tìm số đơn vị điện tích hạt nhân hiệu dụng tác dụng lên mỗi electron trong nguyên tử K, Fe.

Câu 2: Áp dụng phương pháp gần đúng Slayter hãy:

- Xác định năng lượng các phân lớp electron, năng lượng electron của cả nguyên tử K.

- Xác định năng lượng ion hóa thứ nhất, tức là năng lượng kèm theo quá trình:

K – 1eK+

Câu 3: Xác định biểu thức hàm bán kính Rnl (rc), năng lượng phân lớp electron của nguyên tử C.

Câu 4: Bằng sơ đồ thích hợp hãy trình bày nội dung của qui tắc Klêckkowski.

Câu 5: Hãy cho biết nội dung của nguyên lí Pauli và nêu ví dụ minh họa.

Câu 6: Có thể có những trường hợp nào về số lượng electron trong một AO? Nếu AO trống, nghĩa là chưa có electron nào chiếm AO đó, định nghĩa về AO có phù hợp không?

Câu 7: Hãy trình bày chi tiết và kết quả viết cấu hình electron của mỗi nguyên tử sau đây:

a) Al    b) Cu     c) Br

Câu 8: Biểu diễn cấu tạo electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử sau đây khi dùng đồng thời ô lượng tử, hình dáng AO cho:

a) F    b) Na    c) Al

Câu 9: Cấu hình electron 1s22s22p6 có thể là của vi hạt nào? Nêu ví dụ của thể.

 

II. HƯỚNG DẪN GIẢI HOẶC ĐÁP SỐ

Câu 1: Ta có bảng kết quả sau:

Kali

Sắt

Phân lớp e

B

Z-b

Phân lớp e

b

Z-b

1s

0,3

18,7

1s

0,3

25,75

2s, 2p

4,15

14,85

2s, 2p

4, 25

21,15

3s, 3p

11,25

7,75

3s, 3p

11,25

14,75

4s

16,8

2,3

3d

19,75

6,25

 

 

 

4s

22,25

3,75

Câu 2: Từ công thức:

; ;

  Vậy:

     Vậy năng lượng ion hóa thứ nhất (năng lượng ứng với quá trình K – 1eK+) là: I1=4,592 eV

Câu 3: Với nguyên tử C ta có kết quả sau:

1s:      R1s=c.e-5,7r

                       

2s, 2p: R(r)=cr.e-1,625r

                    

Năng lượng của hệ các electron trong C là: -1027,2 eV 

Câu 4: - Qui tắc Kleckcopxki sắp xếp các phân lớp electron theo chiều tăng dần mức năng lượng: Năng lương của phân mức, tăng theo sự tăng của trị số tổng số (n + l); nếu hai phân mức có  cùng giá trị của tổng (n + l) thì tăng theo sự tăng của n.

- Cụ thể:

1s

2s  2p

3s  3p  3d

4s  4p  4d  4f

5s  5p  5d  5f

6s  6p  6d  6f

7s  7p  7d  7f

Câu 5:

- Nội dung nguyên lí Pauli: mỗi AO bị chiếm nhiều nhất bởi 2 electron có trạng thái biểu thị bẳng trị ms ngược dấu nhau.

- Ví dụ: mỗi AO được kí hiệu bằng 1 ô lượng tử, ta có thể biểu diễn sự phân bố electron trong AO như sau:

Câu 6: Trong 1 AO số electron có thể có 3 trường hợp:

- AO trống

- AO bị chiếm bởi 1 electron

- AO bị chiếm bởi 2 electron

Câu 7:

a) Al: 1s22s22s63s23p1    

b) Cu: 1s22s22p63s23p64s23d9     

c) Br: 1s22s22p63s23p64s23d104p5

Câu 9: Cấu hình electron 1s22s22p6 có thể là của vi hạt:

- Nguyên tử Ne

- Cation Na+

- Anion F-

------------------------&&&------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 6: ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN VÀ BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

I.1. Câu hỏi

Câu 1. Chọn phát biểu sai về kiểu nguyên tử Bohr áp dụng cho nguyên tử H hoặc các ion giống H. 

A. Khi chuyển động trên quỹ đạo Bohr, năng lượng của electron không thay đổi.

B. Electron khối lượng m, chuyển động với tốc độ v trên quỹ đạo Bohr bán kính r, có độ lớn của momen động lượng bằng: mvr = nh /2

C. Electron chỉ thu vào hay phát ra bức xạ khi chuyển từ quỹ đạo này sang quỹ đạo khác.

D. Bức xạ phát ra có bước sóng ở =│Ed-Ec│/ h

Câu 2. Độ dài sóng mà electron phát ra sẽ ngắn hơn khi electron di chuyển từ quỹ đạo lượng tử:

A. nd = 5 sang nc = 1                             B. nd = 1 sang nc = 5

C. nd = sang nc = 1                           D. nd = 6 sang nc = 2

Câu 3. Độ dài sóng của bức xạ do nguyên tử Hiđro phát ra tuân theo hệ thức:                             

                                           

Nếu  n1 = 1 và n2 = 4, bức xạ ứng với sự chuyển electron

A. Từ quỹ đạo 4 xuống quỹ đạo 1, bức xạ thuộc dãy Lyman

B. Từ quỹ đạo 1 lên quỹ đạo 4, bức xạ thuộc dãy Lyman

C. Từ quỹ đạo 1 lên quỹ đạo 4, bức xạ thuộc dãy Balmer.

D. Từ quỹ đạo 4 xuống quỹ đạo 1, bức xạ thuộc dãy Balmer

u 4.  Chọn phát biểu sai

A. Các AO ở lớp n bao giờ cũng có năng lượng lớn hơn AO ở lớp n -1

B. Số lượng tử phụ l xác định dạng và tên của orbital nguyên tử.

C. Số lượng tử từ ml có các giá trị từ - l đến l.

D. Số lượng tử phụ có các giá trị từ 0 đến n -1.

Câu 5. Chọn phát biểu sai

A. Số lượng tử chính n có giá trị nguyên dương tối đa là 7.

B. Số lượng tử phụ l (ứng với một giá trị chính n) luôn nhỏ hơn n.

C. Năng lượng electron và khoảng cách trung bình của electron đối với hạt nhân nguyên tử tăng theo n.

D. Công thức 2n2 cho biết số electron tối đa có thể có trong lớp electron thứ n của một nguyên tử trong bảng hệ thống tuần hoàn.

Câu 6. Số lượng tử chính n và số lượng tử phụ l lần lượt xác định

A. Sự định hướng và hình dạng của obitan nguyên tử.

B. Hình dạng và sự định hướng của obitan nguyên tử.

C. Năng lượng của electron và sự định hướng của obitan nguyên tử.

D. Năng lượng của electron và hình dạng của obitan nguyên tử.

Câu 7. Số lượng tử ml đặc trưng cho

1) dạng obitan nguyên tử.    3) kích thước obitan nguyên tử

2) sự định hướng của obitan nguyên tử

Chọn đáp án đúng:

A. 1    B. 3    C. 2    D. cả 1, 2, 3   

Câu 8. AO là

1. hàm sóng mô tả trạng thái của electron trong nguyên tử được xác định bởi ba số lượng tử n, l. và ml.

2. bề mặt có mật độ electron bằng nhau của đám mây electron.

3. quỹ đạo chuyển động của electron trong nguyên tử.

4. đặc trưng cho trạng thái năng lượng của electron trong nguyên tử.

5. khoảng không gian bên trong đó các electron của nguyên tử chuyển động
A. 1 và 5                 B. 1, 2 và 3                         

  C. 1                          D. Cả 5 câu đều đúng.
Câu 9. Bộ bốn số lượng tử nào dưới đây đúng?

A. n = 3, l = +3, ml = +1, ms = +1/2   B. n = 3, l = +1, ml = +2, ms = +1/2

C. n = 2, l = +1, ml = -1 , ms = - ½    D. n = 4, l = +3, ml = -4, ms = - 1/2

Câu 10. Trong bộ số lượng tử n, l, ml dưới đây:

  1. n = 4, l = 3, ml = 0     2. n = 3, l = 3, ml = -1

3. n =1, l = 0, ml = 1     4. n =3, l = 2, ml = -2

Những bộ số nào đúng?

A. 1                          B. 2 và 3                     C. 1 và 4                        D. 4

Câu 11. Tương ứng với bộ hai số nguyên tử: n = 4, l = 2 có tổng cộng

A. 1 obitan nguyên tử.                              B. 3 obitan nguyên tử.

C. 5 obitan nguyên tử.                              D. 7 obitan nguyên tử.

Câu 12. Một obitan nguyên tử 5f tương ứng với bộ số lượng tử nào sau đây?

A. n = 5, l = 3                                            B. n = 4, l = 2

C. n = 3, l = 3                                            D. n = 5 , l = 4

Câu 13. Người ta sắp xếp một số obitan nguyên tử có năng lượng tăng dần. Cách sắp xếp nào dưới đây là đúng?

  A. 3s < 3p < 3d < 4s                B. 3s< 3p < 4s < 3d

C. 2s < 2p < 3p < 3s                              D. 4s < 4p < 4d < 5s

Câu 14. S phân bố các electron trong nguyên tử cacbon ở trạng thái bền là:

                        1s22s22p2                                            Trên cơ sở:

A. Nguyên lý vững bền Pauli và quy tắc Hund

B. Nguyên lý vững bền Pauli, nguyên lý ngoại trừ Pauli, quy tắc Hund và quy tắc Kleskovxki

C. Nguyên lý vững bền Pauli, nguyên lý ngoại trừ Pauli và quy tắc Hund..

D. Các quy tắc Hund và quy tắc Kleskovxki.

Câu 15. Trạng thái electron ngoài cùng trong nguyên tử Z = 30 được đặc trưng bằng các số lượng tử nào?

A. n =3, l = 2, ml = -2, ms = +1/2  B. n = 4, l =0 , ml = 0, ms = +1/2 và - 1/2

C. n = 3, l =2, ml = +2, ms = -1/2  D. n =4, l =0 , ml = 1, ms = +1/2 và -1/2

Câu 16. Một electron trong một nguyên tử có số lượng tử chính bằng 4, số lượng tử orbital bằng 2 và số lượng tử spin bằng -1/2 thì số lượng tử ms bằng bao nhiêu?

A. - 2                        B. 3                            C. - 3                            D. - 4

Câu 17. Tên các obitan ứng với : a) n = 5, l = 2 ; b) n = 4, l = 3 ; c) n = 3, l= 0 lần lượt là:

A. 5d, 4f, 3s            B. 5p, 4d, 3s             C. 5s, 4d, 3p            D. 5d, 4p, 3s

Câu 18. Obitan 1s của nguyên tử H có dạng hình cầu, nghĩa là:

A. xác suất gặp electron 1s của H giống nhau theo mọi hướng trong không gian

B. khoảng cách của electron 1s đến nhân H luôn luôn không đổi.

C. electron 1s chỉ di chuyển tại cùng không gian bên trong hình cầu ấy.

D. electron 1s chỉ di chuyển trên hình cầu ấy.

Câu 19. Các electron nào có cùng số lượng tử chính chịu tác dụng chắn yếu nhất ?

A. Các electron f                B. Các electron s       

C. Các electron p         D. Các electron d

Câu 20. Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây ở trạng thái kích thích?

A. 1s22s22p63s1    B.  1s22s22p63s23p63d10

C. 1s22s22p5     D. 1s22s22p63s23p6

Câu 21. Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây ở trạng thái cơ bản?

 A. 1s22s22p53s1    B. 1s22s22p63s13p5

 C. 1s22s22p63s23p5    D. 1s22s22p73s23p64s2

Câu 22. Trong bốn nguyên tố K (Z = 19), Sc (Z = 21), Cr (Z = 24) và Cu (Z = 29) nguyên tử của các nguyên tố nào có cấu hình electron lớp ngoài cùng 4s1?

A. F, Sc, Cu                           B. K, Sc, Cr

C. K, Cr, Cu                           D. Cu, Sc, Cr.

Câu 23. Trong các phát biểu dưới đây:

1. Điện tích hạt nhân nguyên tử bất kì nguyên tố nào về trị số bằng số thứ tự của nguyên tố đó trong bảng hệ thống tuần hoàn.

2. Tính chất của đơn chất, thành phần và tính chất các hợp chất biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

3. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, phân nhóm IIIB chưa phải là phân nhóm chứa nhiều nguyên tố nhất.

4. Chu kì là một dãy các nguyên tố, mở đầu là một kim loại kiềm và kết thúc là một khí hiếm.

Phát biểu nào sai là phát biểu số:

  A. 1                  B. 2                C. 3               D. Không có phát biểu nào sai

Câu 24. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Tính chất của các nguyên tố phụ thuộc tuần hoàn vào điện tích hạt nhân của nguyên tử.

B. Điện tích hạt nhân nguyên tử của bất kì nguyên tố nào về trị số thứ tự của nguyên tố đó trong hệ thống tuần hoàn.

C. Tính chất các đơn chất, thành phân và tính chất các hợp chất biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử.

D. Dựa vào cấu hình electron, các nguyên tố được chia thành 4 loại: s, p, d, f.

Câu 25. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Chu kì là một dãy các nguyên tố, mở đầu là một kim loại kiềm, cuối là halogen, kết thúc là một khí hiếm

B. Các nguyên tố trong chu kì có số lớp electron bằng nhau.

C. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

D. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

Câu 26. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng nhóm A bao giờ cũng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm.

B. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng nhóm B bao giờ cũng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.

C. Các nguyên tố s, d, f là kim loại còn nguyên tố p là phi kim.

D. Tính chất hoá học của các nguyên tố trong cùng nhóm A ( hoặc cùng nhóm B) bao giờ cũng tương tự nhau (ở một mức độ nhất định)

Câu 27. Nguyên tố có cấu hình electron 1s2 2s22p63s23p63d54s2 thuộc

A. chu kì 4, nhóm VIIB, ô 23.   B. chu kì 4, nhóm VIIB, ô 25.

C. chu kì 4, nhóm VIIA, ô 25.      D. chu kì 4, nhóm VB, ô 25.

Câu 28. Fe (Z=26), Co (Z=27) và Ni (Z=28) thuộc phân nhóm VIIIB nên có

A. cấu hình electron hoá trị giống nhau

B. số electron hoá trị bằng số thứ tự của nhóm

C. số electron của lớp electron ngoài cùng giống nhau

D. số electron hoá trị giống nhau..

Câu 29. Chọn phát biểu đúng.

A. Số oxi hoá dương cực đại của một nguyên tố luôn bằng với số thứ tự của phân nhóm của nguyên tố đó.

B. Số oxi hoá dương cực đại luôn bằng với số e lớp ngoài cùng của nguyên tố đó.

C. Số oxi hoá dương cực đại luôn bằng số electron trên các phân lớp hoá trị của nguyên tố đó.

D. Số oxi hoá dương cực đại của các nguyên tố phân nhóm VA bằng + 5.

Câu 30. Nguyên tố A có cấu hình electron phân lớp cuối cùng là 4p3, A thuộc

A. nhóm IIIA, có số oxi hoá dương cao nhất +3 và không có số oxi hoá âm.

B. nhóm IIIB, có số oxi hoá dương cao nhất +3 và có số oxi hoá âm thấp nhất -3.

C. nhóm VB, có số oxi hoá dương cao nhất +5 và có số oxi hoá âm thấp nhất –3

D.  nhóm VA, có số oxi hoá dương cao nhất +5 và có số oxi hoá âm thấp nhất –3

Câu 31. Chọn phát biểu sai.

A. Trong một nhóm A, độ âm điện giảm dần từ trên xuống dưới.

B. Trong một nhóm B, bán kính nguyên tử tăng đều từ trên xuống dưới.

C. Trong một chu kì nhỏ (trừ khí hiếm), bán kính nguyên tử giảm dần từ trái qua phải.

D. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim loại tăng dần từ trái qua phải trong một chu kì nhỏ (trừ khí hiếm).

Câu 32. Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính oxi hoá của nguyên tố

A. tăng dần.                 B. giảm dần.          

C. không đổi.                          D. tăng giảm không xác định.

Câu 33. Bán kính của nguyên tử hay ion nào sau đây là lớn nhất?

 A. O    B. O+   C. O-   D. O2-

Câu 34. Chọn phát biểu đúng.

A. Bán kính ion luôn nhỏ hơn bán kính nguyên tử.

B. Các ion của những nguyên tố trong cùng một chu kì thì có bán kính bằng nhau.

C. Trong chuỗi ion đẳng electron, ion có số oxi hoá lớn hơn có kích thước nhỏ hơn.

D. Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải, bán kính của nguyên tố đứng sau luôn nhỏ hơn bán kính của nguyên tố đứng trước.

Câu 35. Chọn phát biểu sai.

      Sự thay đổi năng lượng ion hoá thứ nhất (I1) của các nguyên tố trong các phân nhóm theo chiều tăng số thứ tự nguyên tố được giải thích như sau:

A. Trong nhóm B, I1 giảm do sự giảm hiệu ứng xâm nhập của các electron ns

B. Trong nhóm A, I1 giảm do sự tăng hiệu ứng chắn.

C. Trong nhóm B, I1 tăng do tăng điện tích hạt nhân và hiệu ứng xâm nhập của các electron ns.

D. Trong nhóm A, I1 giảm do sự tăng kích thước nguyên tử.

Câu 36. Chọn trường hợp đúng.

     So sánh năng lượng ion hoá thứ nhất I1 của N (Z=7) và O (Z=8) ?

A. I1(N) < I1(O) vì trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải I1 tăng dần.

B. I1(N) > I1(O) vì N có cấu hình bán bão hoà phân lớp 2p.

C. I1(N) ≈ I1(O) vì electron cuối cùng của N và O cùng thuộc phân lớp 2p.

D. Không so sánh được.

Câu 37. Chọn trường hợp đúng.

      Năng lượng ion hoá thứ nhất (I1) của các nguyên tố có cấu trúc elctrron: 1s22s22p4 (1); 1s22s22p(2); 1s22s22p6 (3) và 1s22s22p63s1 (4) tăng theo chiều:

A .1 → 2 → 3 → 4                              B. 3 → 2 → 1 → 4

C. 4 → 1 → 2→ 3                                D. 4 → 3 → 2 → 1

Câu 38. Chọn câu đúng.

    Ái lực electron của nguyên tố:

A. là năng lượng phát ra hay thu vào khi kết hợp electron vào nguyên tử ở thể khí không bị kích thích.

B. là năng lượng cần tiêu tốn để kết hợp thêm electron vào nguyên tử trung hoà.

C. tăng đều đặn trong một chu kì từ trái qua phải.

D. có trị số bằng năng lượng ion hoá thứ nhất (I1) của nguyên tố đó.

Câu 39. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Độ âm điện χ là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron về phía mình.

B. Trong một nhóm A từ trên xuống độ âm điện giảm. Trong một chu kì từ trái qua phải độ âm điện tăng.

C. Một phi kim mạnh có độ âm điện lớn, trái lại, một kim loại có độ âm điện nhỏ.

D. Độ âm điện của bốn nguyên tố heli, hiđro, brom và iot được xếp tăng dần theo dãy: χHe < χH < χBr χI

I.2. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm:

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

D

11

C

21

C

31

B

2

C

12

A

22

C

32

C

3

A

13

B

23

D

33

B

4

B

14

B

24

C

34

C

5

A

15

B

25

D

35

A

6

D

16

A

26

D

36

B

7

C

17

A

27

B

37

C

8

C

18

A

28

C

38

A

9

C

19

B

29

D

39

D

10

C

20

B

30

D

 

 

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

II.1. Câu hỏi

Câu 1. X, Y, A, B, R lần lượt là 5 nguyên tố liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn, có tống số điện tích hạt nhân là 90. Viết cấu hình của X, Y, A, B, R. Các ion có thể có của các nguyên tố trên. Sắp xếp các nguyên tố trên theo thứ tự giảm dần: bán kính, tính kim loại.

Câu 2. Trong mỗi nguyên tố được mô tả dưới đây, hãy xác định : STT, chu kì, phân nhóm và dự đoán tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố đó.

a. Nguyên tố A: một nguyên tử của nguyên tố này có tổng các hạt 76, tỉ số giữa các hạt không mang điện đối với các hạt mang điện trong hạt nhân là 1,17

b. Nguyên tố B có tổng số p là 17

c. Nguyên tố C có tổng số electron ở lớp thứ 3 trong nguyên tử là 16.

Câu 3. Cation R+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3p6

a. Viết cấu hình đầy đủ của nguyên tử nguyên tố R

b. Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng HTTH

c. Tính chất hoá học đặc trưng của R là gì? Lấy 2 phản ứng để minh hoạ

d. X- có cấu hình e giống cấu hình electron của cation R+. X là nguyên tố gì? Xác định tên nguyên tố X.

Câu 4. Cho 4,4 gam một hỗn hợp kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp và đều thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với axit HCl dư thì thu được 3,36 dm3 khí hiđro ở đktc. Hãy xác định tên 2 kim loại

Câu 5. Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hiđro 5,88% hiđro về khối lượng. Xác định nguyên tố đó.

Câu 6. Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng giữa các oxit axit sau với nước (nếu có): Na2O, SO3, Cl2O7, CO2, CaO, N2O5 và nhận xét về tính chất axit- bazơ của sản phẩm.

Câu 7. Ba nguyên tố X, Y, Z thuộc cùng một chu kì của bảng HTTH. Trong đó số hiệu nguyên tử của Y bằng trung bình cộng số hiệu nguyên tử của X và Z. Tổng số proton trong ba nguyên tử bằng 42. Tìm ba nguyên tố X, Y, Z biết ở điều kiện thường các nguyên tố này không phản ứng với nước.

Câu 8. Hai nguyên tố hóa học X và Y ở điều kiện thường đều là chất rắn. Số mol X có trong 8,4 gam nhiều hơn 0,15 mol so với số mol Y có trong 6,4 gam. Biết khối lượng mol của X nhỏ hơn của Y là 8,0 gam.

a) Hãy cho biết kí hiệu hóa học của X, Y.

b) Tìm số mol của X, Y đã dùng.

c) Trộn hai lượng chất trên rồi nung đến nhiệt độ thích hợp, không có oxi, tính khối lượng chất mới tạo thành sau quá trình trên.

Câu 9. Độ âm điện của N, O, F, Cl, Mg tương ứng bằng 3,0; 3,5; 4,0; 3,0 và 1,2. Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần độ phân cực liên kết trong phân tử: MgF2, Mg2N3, NCl3, FCl.

Câu 10. Liên kết nào là liên kết ion, liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết cộng hóa trị không phân cực tronhg số liên kết giữa các cặp nguyên tử sau đây: LiH, LiF, CH, NH, OH, NN, RbBr, SiH, CaO? Liên kết nào có độ phân cực nhỏ nhất, lớn nhất?

II.2. Hướng dẫn giải hoặc đáp số

Câu 1: - Gọi số proton trong X là x từ đó số proton của Y, A, B, R lần lượt là: x+1; x+2; x+3; x+4. Theo bài ra: x + (x+1) + (x+2) + (x+3) + (x+4) =90 x=16. Vậy:

X là 16S: 1s22s22p63s23p4

Y là 17Cl: 1s22s22p63s23p5

A là 18Ar: 1s22s22p63s23p6

B là 19K: 1s22s22p63s23p64s1

R là 20Ca: 1s22s22p63s23p64s2

- Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử: Ar

  Và thứ tự tăng dần tính kim loại: Ar

Câu 2:

a) Ta có:

Vậy: A là 24Cr: 1s22s22p63s23p64s13d5

 - A thuộc ô 24

   - A thuộc chu kì 4 vì có 4 lớp e

            - A thuộc nhóm VIB

b) B là 17Cl: 1s22s22p63s23p5

 - B thuộc ô 17

 - B thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp e

 - B thuộc nhóm VIIA

c) C: 1s22s22p63s23p64s23d8

              - C thuộc ô 28

- C thuộc chu kì 4 vì có 4 lớp e

- C thuộc nhóm VIIIB

Câu 3:

a) Cấu hình electron của R: 1s22s22p63s1

b) Vị trí của R trong bảng tuần hoàn:

- Ô số 11

- Chu kì 3

- Nhóm IA

c) Tính chất đặc trưng của R là tính kim loại vì dễ nhường 1e lớp ngoài cùng trong các phản ứng hóa học.

d) Cấu hình electron của X: 1s22s22p5, X là 9F.

Câu 4: Gọi công thức  của 2 kim loại là R, ta có:

R + 2HCl RCl2 + H2

       0,15                          0,15 mol

R=4,4/0,15=29,33 2 kim loại là: Mg (24) và Ca (40)

Câu 5: Công thức oxit cao nhất của R là RO3 công thức của R với H là RH2. Theo bài ra ta có:

  R là lưu huỳnh (S) 

Câu 6: Các phương trình phản ứng:

Na2O + H2O 2NaOH

SO3 + H2O H2SO4

Cl2O7 + H2O 2HClO4

CO2 + H2O H2CO3

CaO + H2O Ca(OH)2

N2O5 + H2O 2HNO3

Câu 7: Gọi số proton trong 3 nguyên tử X, Y, Z lần lượt là x, y, z (giả sử x

Theo bài ra ta có: 

Tđó ta có các trường hợp sau:

- x=11 (Na) thì z=17 (Cl): loại vì Na tác dụng với H2O ở đk thường

- x=12 (Mg) thì z=16 (O): thỏa mãn

- x=13 (Al) thì z=15 (P): thỏa mãn

Câu 8: a) Gọi khối lượng nguyên tử của X là m thì khối lượng nguyên tử của Y là M + 8. Theo bài ra ta có: 8,4/M - 6,4/(M+8) = 0,15 0,15M2 – 0,8M - 67,2 = 0

M1 = 24 M1 + 8=32 X là Mg, Y là S

Và M2 = -18,67 (loại)

b) nMg=0,35 mol; nS=0,2 mol

c) mMgS =11,2 gam; mMg dư=3,6 gam

Câu 10: Ta có bảng kết quả:

LiH

Kim loại-phi kim

Liên kết ion

LiF

Kim loại-phi kim

Liên kết ion

CH

Phi kim-phi kim

Liên kết CHT phân cực

NH

Phi kim-phi kim

Liên kết CHT phân cực

OH

Phi kim-phi kim

Liên kết CHT phân cực

NN

Phi kim -phi kim

Liên kết CHT không cực

RbBr

Kim loại-phi kim

Liên kết ion

SiH

Phi kim-phi kim

Liên kết CHT phân cực

CaO

Kim loại-phi kim

Liên kết ion

Liên kết OH phân cực nhiều nhất khi dựa vào giá trị .

 

------------------------&&&------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 7: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HẠT NHÂN

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1: Tìm số proton, nơtron, electron có trong:

a) Fe, Fe2+, Fe3+

b) Cl, Cl-, Cl2, O, O2-, O2.

Câu 2: Hạt nhân có thể biến đổi bằng cách:

a) Bức xạ 1 electron

b) Bức xạ 1 pozitron

c) Đoạt 1 electron

Hãy viết phương trình phản ứng tạo thành nguyên tố mới ở mỗi trường hợp trên

Câu 3: Hạt nhân bức xạ liên tiếp 2 electron tạo ra một đồng vị uran. Hãy viết phương trình cho quá trình đó.

Câu 4: Viết đầy đủ phương trình phản ứng hạt nhân sau đây (có giải thích cần thiết ở mỗi trường hợp):

a) ? +     b) + ?

c) + ?   d) ? +

e) + ?    f) + ?

g) + ?   h) + ?

Câu 5: Đồng vị có thể bị phân hủy theo ba cách:

a) Đoạt 1 electron

b) Bức xạ 1 pozitron

c) Bức xạ 1 hạt

Hãy viết phương trình cho mỗi trường hợp đó.

Câu 6: Sau 8,5 ngày một mẫu 45 còn lại bao nhiêu, nếu biết =3,8 ngày?

Câu 7: Một mẫu ban đầu nặng 0,30 mg, sau 1,40 năm còn lại 0,25 mg. Tìm chu kì bán hủy của .

Câu 8: là một đồng vị thường có trong lò phản ứng hạt nhân. Chu kì bán hủy của bằng 30,2 năm. là một trong các đồng vị bị phát tán mạnh nhiều vùng tại châu Âu sau tai nạn hạt nhân Trecnôbưn. Sau bao lâu chất độc này còn 1,0% kể từ lúc tai nạn xảy ra?

Câu 9: Một trong những nguồn cơ bản của đồng vị phóng xạ trong cơ thể người là xương. Tính chu kì bán hủy của , biết rằng sau 4,5 năm lượng đồng vị này còn lại 7,0%.

Câu 10: Một mẫu đá chứa 13,2 (phóng xạ) và 3,42 (không phóng xạ). Chu kì bán hủy của là 4,51.109 năm. Hãy tính tuổi mẫu đá đó.

Câu 11: Một mẫu than củi tìm thấy trong một hang động có 2,4 phân hủy trong 1 phút tính cho 1 gam. Giả thiết đó là phần còn lại của một mẩu than đã được họa sĩ tạo ra và dùng để vẽ tranh trên thành hang động này. họa sĩ đó đã tạo ra màu than này vào năm nào?

Câu 12: Tìm niên đại của một mẩu than có tốc độ phân hủy 11,2 lần trong 1 giây cho 1 gam.

 

II. HƯỚNG DẪN GIẢI HOẶC ĐÁP SỐ

Câu 2:

            

Câu 3:

Câu 4:

a) +    b) +

c) +    d) +

e) +    f) + ?

g) +    h) +

Câu 5:

Câu 6: Còn 10

Câu 7:

 

Câu 8:

        

Câu 9: Ta có k = 0,59.109 năm t1/2 = 175.109 năm 

Câu 10: t = 1,7.109 năm

Câu 11: Khoảng 4900 năm

Câu 12: 3,6.104 năm

 

 

------------------------&&&------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 8: ĐẠI CƯƠNG VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

I.1. Câu hỏi

Câu 1. Năng lượng của quá trình nào sau đây là năng lượng liên kết cộng hoá trị ?

 A. I2(tt)    →    I2(l)    B. I2(l)    →   I2(k)

 C. I2(tt)    →    I2(k)    D. I2(k)    →  2I(k)

Câu 2. Trong các phát biểu sau:

1)   Độ dài liên kết là khoảng cách giữa hai hạt nhân nguyên tử trong liên kết.

2)   Năng lượng liên kết là năng lượng cần tiêu tốn để phá vỡ liên kết.

3)   Góc hoá trị là một đại lượng đặc trưng cho tất cả các loại phân tử.

4)   Mọi loại liên kết hoá học đều có bản chất điện.

5)   Độ phân cực một phân tử bằng tổng độ phân cực của các liên kết có trong phân tử đó.

Phát biểu sai là

A. 1, 3, 5.            B. 3, 5.                            C. 3, 4, 5.                        D. 1, 2, 3, 4, 5.

Câu 3. Chọn phát biểu đúng.

A. Liên kết cộng hoá trị định chỗ là liên kết hai electron hai tâm

B. Liên kết cộng hoá trị luôn có tính phân cực mạnh.

C. Liên kết cộng hoá trị định chỗ là liên kết hai electron nhiều tâm.

D. Trong liên kết cộng hoá trị các electron là của chung phân tử và chúng luôn tổ hợp với nhau thành các orbital phân tử.

Câu 4. Nhận định nào dưới đây đúng với phân tử H2O?

A. Cấu trúc thẳng hàng, không phân cực.

B. Cấu trúc thẳng góc, không phân cực.

C. Cấu trúc góc, phân cực.

D. Cấu trúc góc, không phân cực.

Câu 5. Trong các tiểu phân sau, tiểu phân nào có cấu trúc tứ diện đều ?

A. NH4+                  B. SF4                                    C. XeF4                              D. SO2Cl2.

Biết N (Z=7), S (Z=16), Xe (Z=54).

Câu 6. Chọn phát biểu đúng về cấu hình phân tử NH3 ?

A. Cấu hình tam giác phẳng, phân cực.

B. Cấu hình tứ diện đều, phân cực.

C. Cấu hình tam giác phẳng, không phân cực.

D. Cấu hình tháp tam giác, phân cực.

Câu 7. Góc hoá trị xếp tăng dần trong dãy nào?

A. SCl2 < OF2 < OCl2    B. OCl2 < SCl2  < OF2

C. OF2  <  OCl2 < SCl2    D. OF2  < SCl2  < OCl2

Câu 8. Cộng hoá trị của một nguyên tố

A. bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố đó.

B. bằng số electron ở phần lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố đó.

C. bằng số electron độc thân của nguyên tử nguyên tố đó ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích có thể xảy ra khi phản ứng.

D. bằng số electron độc thân của nguyên tử nguyên tố đó ở trạng thái cơ bản.

Câu 9.  Biết điện tích hạt nhân của Be, F, N và Li lần lượt là 4, 9, 7 và 3. Phân tử nào không tồn tại trong thực tế?

  A. N2                         B. Li2                                       C. Be2                                       D. F2

Câu 10. Sự thêm electron vào orbital phân tử liên kết dẫn đến hệ quả

A. giảm độ dài và tăng năng lượng liên kết. B. tăng độ dài và giảm năng lượng liên kết.

C. giảm độ dài và giảm năng lượng liên kết. D. tăng độ dài và tăng năng lượng liên kết.

Câu 11. Phân tử nào sau đây có cấu trúc thẳng?

  A. HOCl      B.  CO2  C. SO2               D.  O3

Câu 12. Độ dài liên kết trong các tiểu phân NO, NO+ và NO- tăng dần theo thứ tự nào?

  A. NO < NO- < NO+                                       B. NO+  < NO  < NO-

C.  NO- < NO < NO+                                       D. NO <  NO+  < NO-

Câu 13. Theo phương pháp MO, độ bội liên kết trong phân tử nào lớn nhất?

 A. O2   B.O+2   C.O-2     D.O2-2

Câu 14. Chọn phát biểu sai về phương pháp MO?

A. Các electron trong phân tử chịu ảnh hưởng của tất cả các hạt nhân nguyên tử trong phân tử.

B. Các electron phân bố trong phân tử theo các quy tắc như trong nguyên tử đa electron (trừ quy tắc Kleskovxki)

C. MO liên kết có năng lượng lớn hơn AO ban đầu.

D. Ngoài MO liên kết và phản ứng liên kết còn có MO không liên kết.

Câu 15. Phân tử nào có momen lưỡng cực bằng không?

 A. OF2   B. SF2   C. CS2   D. H2S

Câu 16. Phân tử nào sau đây có cấu trúc tam giác?

 A. H3O+  B. PF3   C. BF4-   D. SO3

Câu 17. Phân tử nào sau đây có cấu trúc gấp khúc?

 A. HCN  B. NOCl  C. BF3   D. CCl4

Câu 18. Bản chất của liên kết ion là

 A. sự dùng chung cặp electron hoá trị

 B. lực tĩnh điện giữa các ion trái dấu

 C. sự xen phủ các obital nguyên tử hoá trị

 D. sự chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.

Câu 19. Các nguyên tố halogen

 A. đều có trạng thái hóa trị 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7.

 B. đều ở trạng thái hoá trị 1, 2, 3, 4.

 C. đều ở trạng thái hoá trị 1, 3, 5, 7.

 D. đều ở trạng thái hoá trị 1, 3, 5, 7 trừ flo chỉ có hoá trị 1.

I.2. Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

D

6

D

11

B

16

D

2

B

7

A

12

B

17

B

3

A

8

C

13

B

18

B

4

C

9

C

14

C

19

D

5

A

10

B

15

C

 

 

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

II.1. Câu hỏi

Câu 1: Áp dụng thuyết Lewis giải thích sự hình thành liên kết hóa học trong các phân tử sau: N2, Cl2, H2O, NCl3, NH3?

Câu 2: Hãy viết công thức cấu tạo Lewis, công thức cộng hưởng, điện tích trên mỗi nguyên tử oxi, bậc liên kết ở mỗi công thức sau đây:

a)    b)    c)

Câu 3: Có bao nhiêu đôi electron riêng, đôi electron liên kết ở vỏ hóa trị của N, O, F trong NH3, H2O, HF? Hãy chỉ rõ các đôi electron đó trong cấu tạo Lewis của mỗi chất?

Câu 4: Hãy cho biết hình dạng của mỗi phân tử sau đây (có kèm theo ví dụ minh họa): AXn (n = 26).

Câu 5: Hãy cho biết hình dạng của mỗi phân tử sau (có giải thích chi tiết dựa vào mô hình VSEPR):

a) SnCl2   b) NH3   c) H2O    d) HF

e) SF4    f) ClF3   g) BrF5    h) XeF4

Câu 6: Hãy vẽ ba dạng hình học có thể có của mỗi công thức . Dùng thuyết VSEPR để dự đoán dạng hình học nào là thích hợp hơn trong ba dạng đó.

II.2. Hướng dẫn giải hoặc đáp số

Câu 2:

a)

- Viết theo trình tự các bước

- Có 3 công thức cấu tạo cộng hưởng là:

     

- Bậc liên kết giữa N và O:

b)

- Viết theo trình tự các bước

- Có 6 công thức cấu tạo cộng hưởng là:

- Bậc liên kết giữa S và O:

c)

- Viết theo trình tự các bước

- Có 4 công thức cấu tạo cộng hưởng là:

- Bậc liên kết giữa P và O:

Câu 3:

Nguyên tố

Đôi e riêng

Đôi e chung

N (NH3)

1

3

O (H2O)

2

2

F(HF)

3

1

Câu 4: Hình dạng của mỗi phân tử AXn (n = 26).

- n=2, AX2: dạng đường thẳng

- n=3, AX3: dạng tam giác đều

- n=4, AX4: dạng tứ diện đều

- n=5, AX5: dạng lưỡng tháp tam giác

- n=6, AX6: dạng bát diện đều

Câu 5: Hình dạng của mỗi phân tử:

a) SnCl2 (AX2): dạng đường thẳng  

b) NH3 (AX3E): dạng tháp tam giác  

c) H2O (AX2E2): phân tử góc, HOH=1040   

d) HF (AXE3): Phân tử thẳng

e) SF4  (AX4E): phân tử hình cái bập bênh  

f) ClF3 (AX3E2): phân tử hình chữ T  

g) BrF5 (AX5E): phân tử hình tháp vuông   

h) XeF4 (AX4E2): phân tử dạng vuông phẳng

Câu 6:

a)

                                           

                         (1)                              (2)                          (3)

Theo VSEPR thì cấu tạo 2 đúng, lưỡng tháp tam giác.

b)

                                

(1)                                                (2)                                               (3)

Theo VSEPR thì cấu tạo 1 đúng, bát diện đều.

 

------------------------&&&------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 9: THUYẾT LIÊN KẾT HÓA TRỊ

(THUYẾT VB)

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

I.1. Câu hỏi

Câu 1. Chọn câu trả lời đúng. Theo phương pháp VB, liên kết cộng hoá trị được tạo thành:

A. Bằng 2 electron có các giá trị số lượng tử mS khác dấu

B. Bằng 2 electron có các giá trị số lượng tử mS cùng dấu.

C. Bằng sự chuyển electron từ nguyên tử này đến nguyên tử khác.

D. Bằng lực tĩnh điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết.

Câu 2. Chọn phát biểu sai.

A. Liên kết cộng hoá trị kiểu sigma là liên kết cộng hoá trị bền nhất.

B. Liên kết cộng hoá trị hình thành trên hai cơ chế cho nhận và ghép đôi.

C. Liên kết pi là liên kết được hình thành trên cơ sở tự che phủ của các obitan nguyên tử nằm trên trục nối hai nhân.

D. Sự định hướng của liên kết cộng hoá trị được quyết định bởi sự lai hoá của nguyên tử trung tâm tham gia tạo liên kết.

Câu 3. Theo thuyết lai hoá, các obitan tham gia lai hoá cần phải

A. giống nhau hoàn toàn về năng lượng.

B. có hình dạng hoàn toàn giống nhau.

C. có năng lượng gần nhau và có mật độ electron đủ lớn.

D. luôn nhận tất cả các trục toạ độ là trục đối xứng.

Câu 4. Theo thuyết lai hoá các obitan nguyên tử có

A. sự lai hoá thường không có liên hệ đến hình học phân tử.

B. lai hoá sp được thực hiện do sự tổ hợp một obitan s và một obitan p ( của cùng một nguyên tử), kết quả xuất hiện 2 obitan sp phân bố đối xứng dưới một góc 1800

C. lai hoá sp2 được thực hiện do sự tổ hợp một obitan s và 2 orbiatl p ( của cùng một nguyên tố), kết quả xuất hiện 3 obitan sp2 phân bố đối xứng dưới một góc 109,280.

D. lai hoá sp3 được thực hiện do sự tổ hợp một obitan s và obitan p (của cùng một nguyên tố) kết quả xuất hiện 4 obitan lai hoá sp3 phân bố đối xứng dưới một góc 1200.

Câu 5.  Bốn obitan lai hoá sp3 của phân tử CH4 có đặc điểm

A. hình dạng giống nhau nhưng năng lượng và định hướng không gian khác nhau.

B. hình dạng và năng lượng giống nhau nhưng định hướng không gian khác nhau.

C. hình dạng, năng lượng và định hướng không gian hoàn toàn giống nhau với góc lai hoá là 109028’

D. năng lượng bằng nhau, hình dạng và định hướng không gian khác nhau.

Câu 6. Chọn phát biểu đúng. Phân tử CH3-CH2-CH3 có đặc điểm

A. 3 nguyên tử C đều không lai hoá.   B. 3 nguyên tử C đều lai hoá sp.

C. 3 nguyên tử C đều lai hoá sp2.    D. 3 nguyên tử C đều lai hoá sp3.

Câu 7. Phân tử SO2 có góc hoá trị OSO=11905 có đặc điểm cấu tạo

A. dạng góc, bậc liên kết 1,33, có liên kết π không định chỗ.

B. dạng góc, bậc liên kết 2, có liên kết π 2 tâm. .

C. dạng tam giác, bậc liên kết 1, không có liên kết π

D. dạng góc, bậc liên kết 1,5, có liên kết π không định chỗ 3 tâm

Câu 8. Độ lớn góc liên kết FBF trong phân tử BF3 bằng

  A.  1800                            B. 1200                                          C. 109028’                                      D. 900

Câu 9: Ion sunfat SO42- có đặc điểm gì?

A. Cấu trúc phẳng, không phân cực.

B. Cấu trúc tháp, nguyên tử lưu huỳnh  ở trạng thái lai hoá sp3

C. Cấu trúc tam giác phẳng, nguyên tử lưu huỳnh ở trạng thái sp2

D. Cấu trúc tứ diện, có 4 cặp electron không định chỗ

Câu 10. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

Các AO hoá trị của nguyên tử trung tâm C, N và O trong các phân tử CH4, NH3 và H2O

A. đều có lai hoá sp3    B. C có lai hoá sp3, N có lai hoá sp2, O có lai hoá sp.

C. đều có lai hoá sp2                  D. đều có lai hoá sp.

Câu 11. Liên kết ba giữa 2 nguyên tử C trong phân tử axetilen ( HC≡≡ CH) gồm

 A. một liên kết , hai liên kết л    B. một liên kết л, hai liên kết

 C. Cả ba liên kết đều là liên kết   D. Cả ba liên kết đều là liên kết л

I.2. Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

A

7

B

2

C

8

B

3

C

9

D

4

B

10

A

5

C

11

A

6

D

 

 

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

II.1. Câu hỏi

Câu 1: Hãy cho biết sơ đ biểu diễn quá trình hình thành AO lai hóa; hình dạng AO thu được và sự phân bố không gian của AO đó; biểu thức; ví dụ minh họa cho mỗi dạng lai hóa sau đây:

a) sp    b) sp2    c) sp3

Câu 2: Áp dụng thuyết lai hóa giải thích các kết quả thực nghiệm sau:

a) BeH2 có góc HBeH=1800

b) BF3 có góc FBF=1200

c) NH3 có góc HNH=1070

Câu 3: Hãy cho biết nội dung của nguyên lý xen phủ cực đại. Áp dụng thuyết hóa trị định hướng giải thích góc HSeH910

Câu 4: Thế nào là liên kết ? Đặc điểm của liên kết ? Các AO là có thể tạo được liên kết ? Lấy ví dụ minh học cụ thể?

Câu 5: Thế nào là liên kết ? Đặc điểm của liên kết ? Tại sao với hợp chất có liên kết có thể xuất hiện đồng phân hình học (đồng phân cis-trans)? Lấy ví dụ minh học cụ thể?

Câu 6: Để xét hình học phân tử có thể áp dụng các thuyết nào? Xét cụ thể với phân tử NH3.

Câu 7: Hãy giải thích sự chồng chất sơ đồ hóa trị khi xét cấu tạo thực của C6H6.

Câu 8: Dựa vào thuyết spin, xác định hóa trị của (có nêu ví dụ cụ thể):

a) S      b) Cl

Câu 9: Hóa trị cao nhất của N bằng bao nhiêu? Tại sao? Hãy cho biết hóa trị của N trong HNO3?

II.2. Hướng dẫn giải hoặc đáp số

Câu 2:

- Nội dung thuyết lai hóa: lai hóa là sự tổ hợp tuyến tính các AO hóa trị nguyên chất chỉ có số lượng tử l khác nhau của cùng 1 nguyên tử tạo ra các AO mới có cùng năng lượng.

- Vận dụng:

a) Cấu hình electron của 4Be:1s22s2, của H: 1s1

Nguyên tử Be từ trạng thái cơ bản sẽ chuyển sang trạng thái kích thích với 2 eletron độc thân: 2s1 và 2p1; sau đó 2 AO này sẽ tham gia tổ hợp với nhau tạo ra 2 AO lai hóa sp, góc giữa 2 AO này là 1800; 2 AO lai hóa sp sẽ xen phủ với 2 AO s của 2 nguyên tử H tạo thành 2 liên kết trong phân tử BeH2

b) Cấu hình electron của 5B:1s22s22p1, của H: 1s1

Nguyên tử B từ trạng thái cơ bản sẽ chuyển sang trạng thái kích thích với 3 eletron độc thân: 2s1 2px1 và 2py1; sau đó 3 AO này sẽ tham gia tổ hợp với nhau tạo ra 3 AO lai hóa sp2, góc giữa 2 AO này là 1200; 3 AO lai hóa sp2 sẽ xen phủ với 3 AO s của 3 nguyên tử H tạo thành 3 liên kết trong phân tử BH3

c) Cấu hình electron của 7N:1s22s22p3, của H: 1s1

Nguyên tử N từ trạng thái cơ bản sẽ chuyển sang trạng thái kích thích với 3 eletron độc thân: 2s2, 2px1, 2py1, 2px1; sau đó 4 AO này sẽ tham gia tổ hợp với nhau tạo ra 4 AO lai hóa sp3, góc giữa 2 AO này là 109028’; 3 AO lai hóa sp3 sẽ xen phủ với 3 AO s của 3 nguyên tử H tạo thành 3 liên kết trong phân tử NH3; nguyên tử N còn đôi electron chưa tham gia liên kết sẽ đẩy 3 liên kết làm giảm góc liên kết HNH xuống còn 1070.

Câu 3:

- Nội dung nguyên lý xen phủ cực đại: liên kết hóa học giữa 2 nguyên tử sẽ được phân bố theo hướng không gian nào mà ở đó có sự xen phủ cực đại của 2 AO tham gia liên kết

- Áp dụng thuyết hóa trị định hướng giải thích góc HSeH910

+ Nội dung thuyết hóa trị định hướng: sự định hướng hóa trị của nguyên tử tham gia liên kết thể hiện ở sự có trị số xác định của góc liên kết (góc hóa trị) trong phân tử nhiều nguyên tử.

+ Xét cụ thể đối với phân tử HseH:

   . Cấu hình e của H: 1s2; của Se: [Ar]4s24p4

   . Theo thuyết VB, 2 e độc thân của Se đã tạo với 2 e của 2 nguyên tử H thành 2 liên kết Se-H. Hai liên kết này có trục vuông góc với nhau, điều này có nghĩa là thông thường góc HseH bằng 900, tuy nhiên hai vùng có mật độ e cao cạnh nhau sẽ có sự đẩy nhau, làm cho góc HSeH mở rộng ra thành 910.

Câu 6: Để xét hình học phân tử có thể áp dụng các thuyết (mô hình) VSEPR hoặc thuyết lai hóa.

Ví dụ: Xét với phân tử NH3, thực nghiệm cho biết góc HNH trong NH3 bằng 1070.

- Theo VSEPR: NH3 thuộc loại hợp chất AX3E nên có hình tam giác, vậy góc HNH bằng 1070 là đúng.

- Theo thuyết lai hóa: có thể coi N trong NH3 ở trạng thái lai hóa sp3. Do trong 1 AO-sp3 có đôi e riêng nên nó ảnh hưởng đến góc giữa các cặp trục AO-sp3, dẫn tới làm giảm trị số góc từ 109028’ xuống 1070.

Câu 7: a) Hóa trị có thể có của lưu huỳnh và ví dụ cụ thể

Hóa trị

2

4

6

Ví dụ

H2S

SO2, H2SO3

SO3, H2SO4

b) Hóa trị có thể có của clo và ví dụ cụ thể

Hóa trị

1

3

5

7

Ví dụ

HCl, NaCl

HClO

HClO3

HClO4

Câu 8:

- Nitơ có hóa trị cao nhất là 4 vì nitơ chỉ có 4 AO hóa trị

- Trong HNO3, nitơ có hóa trị 4 vì nó tham gia 4 liên kết:

 

------------------------&&&------------------------

 

CHƯƠNG 10: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA THUYẾT OBITAN PHÂN TỬ

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

I.1. Câu hỏi

Câu 1: Cho các chất và ion sau: NO, NO+, NO-, NO2-. Chất hay ion nào bền nhất

A. NO   B. NO+  C. NO-  D. NO2-

Câu 2: Trong các chất: C4H10, C6H6, C5H6N, C3H8. Chất có tính thơm là:

A. C4H10  B. C6H6, C3H8       C. C6H6, C5H6N       D. C6H6

Câu 3: Kí hiệu Prs là kí hiệu của

A. mật độ điện tích     B. bậc liên kết

C. bậc liên kết     D. mật độ e-

Câu 4: Chất nào sau đây có tính thuận từ:

A. N2   B. O2   C. B2   D. F2

Câu 5: Srr là kí hiệu của

A. tích phân culong    B. tích phân xen phủ  

C. tích phân trao đổi    D. tích phân chuẩn hoá

Câu 6: Theo MO cấu hình e của ion H2-

A. 1s22s1  B.    C.   D.

Câu 7: Cho các phân tử sau: N2, O2, CO, NO. Số phân tử có tính nghịch từ là bao nhiêu?

A. 1   b. 2    c. 3   d. 4

Câu 8: Định thức thế kỷ đối với vòng liên hợp 4 cacbon (C4H4) có dạng:

 

   A.     B.     C.      D.

 

 

 

Câu 9: Kết quả bài toán trong phân tử butađien. Hàm sóng

Mật độ điện tích trên nguyên tử cacbon thứ hai là bao nhiêu?

 A. 1   B. 2   C. 0,5   D. 1,5

Câu 10: Kết qủa MO-H cho bài toán C3H5+ thu được:

 

 

Mật độ điện tích trên nguyên tử cacbon thứ nhất là bao nhiêu?

 A. 1     B. 2          C. 0,5     D. 1,5

 

I.2. Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

A

7

C

2

D

8

B

3

B

9

A

4

B

10

A

5

B

 

 

6

D

 

 

 

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

II.1. Câu hỏi

Câu 1: Hãy nêu rõ điều kiện cấu tạo phân tử để một chất là thuận từ, nghịch từ.

Câu 2: Dùng thuyết MO hãy giải thích liên kết hóa học trong:

 a) LiH      b) BF

 c) BN       d) NO+

 e) NO-

Câu 3: Hãy đưa ra giản đồ năng lượng MO để chứng minh rằng 4 liên kết trong phân tử CH4 là không tương đương nhau về độ bền liên kết.

Câu 4: Trình bày việc áp dụng thuyết MO giải thích cấu tạo của H2O nếu giả thiết O trong đó lai hóa

a) sp3     b) sp

Giả thiết nào phù hợp hơn với thực nghiệm?

Câu 5: Hãy trình bày việc áp dụng thuyết MO giải thích liên kết hóa học trong CO2. nếu cho rằng C không lai hóa sp mà chỉ áp dụng điều kiện: AO-2s và các tổ hợp (-) AO-2px, 2py của O không tham gia tổ hợp mà chỉ chuyển thành 2s2, , trong CO2 thì giản đồ năng lượng các MO của CO2 sẽ được vẽ như thế nào? Hãy trình bày cụ thể.

Câu 6: Hãy tính điện tích qr ở mỗi nguyên tử C trong mỗi hệ sau:

a) Gốc allyl

b) Cation allyl

 c) Anion allyl .

Câu 7: Áp dụng phương pháp MO-Hucken (MOH) cho metylenxyclopropen (thứ tự các nguyên tử được chỉ ra như hình dưới đây), thu được 2 kết quả:

- Năng lượng: ;                                      1

- Hàm sóng:  ;                       2

                  3            4

 a) Hãy vẽ giản đồ năng lượng và điền e-vào MO.

 b) Tính qr, Qr ở mỗi nguyên tử C của hệ.

 c) Tính bậc liên kết , chỉ số hóa trị tự do cho hệ đó.

Câu 8: Tính năng lượng hệ các e- của hệ hexatrien (có vẽ giản đồ năng lượng và điền e- vào MO).

 

II.2. Hướng dẫn giải hoặc đáp số

Câu 1:

- Điều kiện cấu tạo phân tử để một chất là thuận từ: còn electron độc thân.

- Điều kiện cấu tạo phân tử để một chất là nghịch từ: không còn electron độc thân (các eletron đã ghép đôi hết).

Câu 2: Dùng thuyết MO hãy giải thích liên kết hóa học trong các chất:

a) LiH

AO-2s và 2pz của Li tổ hợp với nhau và tổ hợp với AO-1s của H tạo ra 3 MO: , , . Kết quả ta có các MO theo thứ tự năng lượng:

      - Do đó cấu hình electron là:                                                          

     - Tương tự các trường hợp khác:

b) BF: có 14 e đẳng electron với phân tử N2

c) BN: có 12 e đẳng electron với phân tử C2       

d) NO+: có 14 e đẳng electron với phân tử N2

e) NO-: có 16 e đẳng electron với phân tử O2

Câu 4: Áp dụng thuyết MO giải thích cấu tạo của H2O:

    Nếu coi O trong H2O lai hóa sp:

- 2 AO-sp tổ hợp tuyến tính với tổ hợp (+) và (-) của 2 AO-1s của 2 H tạo ra 4 MO-: , , , .

- 2 AO-p nguyên chất (px, py) chuyển thành 2 MO-.

    Do chưa giải thích được thực nghiệm cho biết góc liên kết HOH=104,50; nên giải thiết trong nước, O ở trạng thái lai hóa sp3

Câu 5: Thu được kết quả như khi dùng giả thiết C lai hóa sp. Các tổ hợp (-) của 2 AO 2px, 2py của 2 nguyên tử O chuyển thành 2 MO-

Câu 6: Điện tích qr ở mỗi nguyên tử C trong mỗi hệ sau:

a) Gốc allyl : Q1=Q2=Q3=0

b) Cation allyl : Q1=Q3=+0,5; Q2=0

c) Anion allyl . Q1=Q3=-0,5; Q2=0

Câu 7: Áp dụng phương pháp MO-Hucken (MOH) cho metylenxyclopropen (thứ tự các nguyên tử được chỉ ra như hình dưới đây), thu được 2 kết quả:

- Năng lượng: ;                                      1

- Hàm sóng:  ;                       2

                  3            4

a) Giản đồ năng lượng và điền e- vào MO:

 

 

 

                                  E2

                                  E1

 

b) qr, Qr ở mỗi nguyên tử C của hệ:

 

C1

C2

C3

C4

qr

1,478

0,882

0,820

0,820

Qr

-0,478

0,118

0,180

0,180

 

c)

- Bậc liên kết : C1-C2: 0,753; C2-C3: 0,454; C3-C4: 0,818

- Chỉ số hóa trị tự do của hệ:

 

C1

C2

C3

C4

Fr

0,980

0,072

0,460

0,460

 

 

 

------------------------&&&------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 11: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHỨC CHẤT

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

I.1. Câu hỏi

Câu 1: Hạt trung tâm của phức chất K2Zn(OH)4

A. K+   B. Zn   C. Zn2+  D. OH-

Câu 2: Tên gọi đúng của ion phức Zn(OH)42- là gì?

A. Tetra hiđroxo kẽm (II)   B. Kẽm (II) tetra hiđroxo

C. Tetra hiđroxo zincat   D. Tetra hiđroxo zincat(II)

Câu 3: Tên gọi đúng của phức K3[Fe(CN)6] là gì?

A. Hexa xiano ferat(II) kali   B. Hexa xiano ferat(III) kali

C. Kali hexa xiano ferat(II)   D. Kali hexa xiano ferat(III)

Câu 4: Hình dạng không gian của ion phức [ZnCl4]2-

 A. bát diện  B. tứ diện  C. vuông phẳng D. tháp tam giác

Câu 5: Số phối tử trong công thức phức chất sau [Pd(EDTA)(SCN)2]

A. 2   B. 3   C. 4   D. 6

Câu 6: Phức [Fe(H2O)6]2+ có năng lượng tách = 124,2 kJ/mol, năng lượng ghép đôi P= 210,3 kJ/mol. Cấu hình electron của ion trung tâm

A.   B.   C.   D.

Câu 7: Trong số các phức sau: [Fe(CN)6]2-, [Fe(H2O)6]2+, [Fe(CN)6]3-.  Phức có spin cao là:

A. [Fe(CN)6]2- B.  [Fe(H2O)6]2+ C[Fe(CN)6]3- D. không có

 

I.2. Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

C

5

C

2

B

6

C

3

D

7

C

4

B

 

 

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

II.1. Câu hỏi

Câu 1: Hãy gọi tên mỗi loại phức sau đây:

[Fe(H2O)6]2+; [Fe(CN)6]4-; [Ni(NH3)6]2+; [Ni(CN)4]2-; [Cr(H2O)6]3+; [CrCl6]3-.

Câu 2: Hãy giải thích sự khác nhau về hình dạng không gian giữa [ZnCl4]2- và [PtCl4]2-

Câu 3: Hãy cho biết số phối trí của Pd trong mỗi phức chất sau đây và nêu rõ sự khác nhau giữa hai phức đó: [Pd(dipi)(SCN)2] và [Pd(dipi)(NCS)2].

Câu 4: Theo thuyết Pauling, tại sao gọi liên kết hóa học giữa ion trung tâm và phối tử là liên kết cho nhận? Hãy phân tích đầy đủ 1 ví dụ để minh họa.

Câu 5: Yếu tố nào có vai trò trong sự lai hóa trong, lai hóa ngoài trong phức chất? Liên kết trong phức chất có sự tham gia của AO lai hóa trong hay ngoài bền hơn? Tại sao?

Câu 6: Hãy cho ba hình dạng có thể có của [CrCl6]3- và dựa vào mô hình VSEPR chỉ rõ dạng nào là thích hợp hơn cả?

Câu 7: Hãy trình bày sự tách mức năng lượng các AO-d của ion trung tâm trong trường bát diện đều của các phối tử. Xét cụ thể với [FeF6]4-

Câu 8: Dựa vào cơ sở nào để xét cấu hình electron của ion trung tâm trong phức chất khi ion đó có số electron d là d4, d5, d6 hoặc d7? Hãy nêu 1 ví dụ cụ thể minh họa.

 

II.2. Hướng dẫn giải hoặc đáp số

 

Câu 1: Tên các phức chất:

[Fe(H2O)6]2+

[Fe(CN)6]4-

[Ni(NH3)6]2+

[Ni(CN)4]2-

[Cr(H2O)6]3+

  [CrCl6]3-

Hexaquơ

sắt (II)

Hexiano

sắt (II)

Hexamin

niken (II)

Hexamin

nikenat

Hexaquơ

crom (III)

Hexacloro

cromat (III)

Câu 2: Hình dạng không gian của:

- [ZnCl4]2- là hình tứ diện đều

- [PtCl4]2- là hình vuông phẳng

Câu 3: Số phối trí của Pd trong mỗi phức chất: [Pd(dipi)(SCN)2] và [Pd(dipi)(NCS)2] đều bằng 4. Sự khác nhau giữa 2 phức chất là trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử phức chất, chúng là các đồng phân của nhau.

Câu 4: Theo thuyết Pauling, liên kết hóa học giữa ion trung tâm và phối tử là liên kết cho nhận vì có sự tạo thành cặp electron chung do phối tử cho cặp electron của mình vào AO trống của ion trung tâm.

Câu 5: Yếu tố đóng vai trò quyết định trong sự lai hóa trong, lai hóa ngoài trong phức chấttính thuận từ hay nghịch từ của phức chất (tính từ tính). Liên kết trong phức chất có sự tham gia của AO lai hóa trong sẽ bền lai hóa ngoài vì lai hóa trong dễ thực hiện hơn.

Câu 6: Ba hình dạng có thể có của [CrCl6]3-

                             

             (1)                               (2)                                 (3)

Theo mô hình VSEPR thì (1) là thích hợp hơn cả.

 

 

 

 

------------------------&&&------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 12: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÓA HỌC TINH THỂ

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

I. 1. Câu hỏi

Câu 1. Cho các chất sau: iot, than chì, nước đá, muối ăn. Tinh thể nguyên tử là tinh thể

A. iot   B. than chì  C. nước đá  D. muối ăn

Câu 2. Trong mạng tinh thể kim cương, góc liên kết tạo bởi các nguyên tử C bằng bao nhiêu?

 A. 1200  B. 900   C. 104,50  D. 109028’

Câu 3. Trong một ô mạng cơ sở của tinh thể lập phương tâm khối số đơn vị cấu trúc là

 A. 1.   B. 2.   C. 3.   D. 4.

Câu 4. Mật độ đặc khít trong mạng lập phương tâm mặt bằng

 A. 58%.  B. 68%.  C.  74%.  D. 78%.

Câu 5. Trong một ô mạng cơ sở của tinh thể lập phương tâm mặt số đơn vị cấu trúc là

 A. 1.   B. 2.   C. 3.   D. 4.

Câu 6. Kim loại đồng dạng cấu trúc mạng

 A. lập phương tâm khối.    B. lập phương tâm mặt.

 C. lục phương.     D. lập phương nguyên thuỷ.

Câu 7. Tìm câu sai:

A. Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử.

B. Trong tinh thể phân tử, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu.

C. Tinh thể iot thuộc loại tinh thể phân tử.

D. Kim cương là một dạng thù hình của cacbon, thuộc loại tinh thể nguyên tử.

Câu 8. Yếu tố cơ bản quyết định tính chất cơ bản của tinh thể kim loại là

A. sự tồn tại mạng tinh thể kim loại.

B. tính ánh kim.

C. tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

D. sự chuyển động tự do của các electron chung trong toàn mạng tinh thể.

Câu 9. Sắt dạng (Fe) kết tinh trong mạng lập phương nội tâm, nguyên tử có bán kính r = 1,24 A0. Cạnh của ô mạng cơ sở  bằng

A. 2,85A0.   B. 0,87A0.   C. 2,48A0.  D. 4,96A0.

Câu 10. Chỉ số Milơ cho mặt lưới song song với mặt phẳng xOy và cắt trục Oz tại 1

 A. (0,0,1).  B. ( 0, 1, 0).   C. ( 1, 0, 0).  D. (1, 1, 1).

I.2. Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

B

5

D

9

A

2

D

6

A

10

B

3

B

7

C

 

 

4

C

8

D

 

 

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

II.1 Câu hỏi

Câu 1. Thế nào là sự xếp quả cầu theo kiểu AB AB …; ABC ABC …? Hốc tứ diện T, hốc bát diện O là gì?

Câu 2. Thế nào là ô mạng cơ sở nội tâm, tâm mặt, tâm đáy? Có bao nhiêu ô mạng cơ sở Brave? Hãy kể tên cụ thể.

Câu 3. Hãy vẽ hình cho mỗi mặt lưới của ô mạng cơ sở lập phương nguyên thủy theo chỉ số Milơ sau đây:

  (1, 1, 1) ; (, , ) ; (0, 0, 1) ; (0, 1, 0) ; (1, 0, 0).

Câu 4. Hãy xác định số quả cầu đồng nhất có trong một ô mạng cơ sở lập phương tâm đáy.

Câu 5. Mật độ đặc khít P là gì? Hãy tìm trị số P của ô mạng cơ sở tinh thể lập phương nội tâm.

Câu 6. Biết Na có r = 1,9 ; M = 23, tìm khối lượng riêng của tinh thể Na

 

II.2. Hướng dẫn giải hoặc đáp số

Câu 4: Ta có số quả cầu đồng nhất có trong một ô mạng cơ sở lập phương tâm đáy là:

1/8*8 + ½*2 = 2F

Câu 5:

- Định nghĩa: Mật độ đặc khít được xác định bằng tỉ số giữa thể tích của tất cả quả cầu có trong một ô mạng cơ sở với thể tích chung của ô mạng đó.

- Kí hiệu là P. Công thức tính:

- Trị số P của ô mạng cơ sở tinh thể lập phương nội tâm: P = 0,68.

Câu 6:

- Độ dài mỗi cạnh của ô mạng cơ sở là:

- Từ công thức , ta tính được d = 3,23.106 kg.m-3

------------------------Hết------------------------

1

Giảng viên: Ths Nguyễn Văn Quang

nguon VI OLET