Bạn có biết: Rác thải – Năng lượng cần “ Đánh thức”?
Hãy trả lời các câu hỏi của chúng tôi:
1/ Rác thải từ đâu mà có?
2/ Rác thải gây ra tác hại gì?
3/ Các bạn thấy mọi người đã làm gì với rác thải?
4/ Chúng ta cần làm gì để biến rác thải thành nguồn năng lượng có ích?
1/ Rác thải từ đâu mà có?
Trả lời:
Rác là thứ bỏ đi, sản phẩm tất yếu của cuộc sống thải ra từ các hoạt động của con người.
2/ Rác thải gây ra tác hại gì?
Trả lời:
a, Tác hại đối với môi trường: Rác gây ra tác hại với cả không khí, đất và nước:
+ Rác thải phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong rác gây ô
nhiễm môi trường không khí. Ngoài ra, quá trình đốt rác sẽ phát sinh nhiều khí ô
nhiễm như: SO2, NOx, CO2, THC, bụi...
+ Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để sinh sống, xả rác và nước thải
trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông của dòng chảy, tắc
nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Môi trường yếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất
hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước và môi trường mà còn
gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý thành nước sạch cấp cho nhu
cầu xã hội.
+ Ô nhiễm môi trường đất từ rác do: Rác bị rơi vãi trong quá trình thu gom mà
trong rác có các thành phần độc hại như: thuốc Bảo vệ thực vật, hóa chất, vi sinh
vật gây bệnh. Nước rỉ rác nếu không được thu gom, xử lý sẽ thấm xuống đất gây ô
nhiễm môi trường đất. Bao nilon lẫn vào đất làm chậm sự tăng trưởng của cây
trồng, ngăn cản oxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất khô cằn và độc
hại…….
2/ Rác thải gây ra tác hại gì?
Trả lời:
b, Tác hại đối với sức khỏe con người:
+ Rác chứa những nguồn mang dịch bệnh:vi khuẩn thương hàn ,vi khuẩn lỵ, trứng giun đũa. Các loại vi trùng gây bệnh này phát huy tác dụng khi có vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như ổ chuột, ruồi, muỗi,… và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh tiêu hóa, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết…
+ Những chất độc trong rác gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác nhau, cụ thể là:
- Bệnh ung thư: có một số thành phần chất hữu cơ dễ bay hơi trong rác có khả năng gây ung thư như:ung thư máu,tiếp xúc trực tiếp gây ung thư da, ung thư tinh hoàn.
- Tiếp xúc lâu dài gây bệnh hạch cầu và ung thư thận.
- Gây ra những bệnh về da:gây viêm da.Ngoài ra chất hữu cơ dễ bay hơi cũng có thể gây ra viêm loét da.
- Gây ngứa mắt.
- Tạo cảm giác khó chịu cho người tiếp xúc làm mất ngủ, tinh thần bất ổn, dễ nổi nóng,…
- Bệnh sida, cảm cúm, dịch bệnh và các bệnh nguy hại khác: rác thải chứa nhiều ruồi, muỗi và vi trùng gây bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với rác thải.

3/ Các bạn thấy mọi người đã làm gì với rác thải?
Chúng tôi đã chụp được những hành động xả rác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người trên địa bàn xã:
Ở máng bơm nước chứa đầy rác và khi máy bơm hoạt động thì lượng rác này được thải ra khắp đồng rộng, sông hồ.
- Trên con sông chảy liên xã dọc theo các thôn rác thải từng túi, bao to nhỏ nổi lềnh phềnh trên mặt nước:
Ở trên địa bàn các thôn tình trạng rác thải vứt ngổn ngang rìa đường, xuống đồng ruộng, bốc mùi nồng nặc:
Ở trên địa bàn các thôn tình trạng rác thải vứt ngổn ngang rìa đường, xuống đồng ruộng, bốc mùi nồng nặc:
4/ Chúng ta cần làm gì để biến rác thải thành nguồn năng lượng có ích?
Trả lời:
Để bảo vệ sức khỏe của mỗi người chúng ta và mang lại môi trường trong lành, sạch đẹp chúng ta cần chung tay gop sức và làm một số việc sau:
Một là: Cần tự học hỏi, trau rồi nâng cao nhận thức của bản thân mình về tác hại của rác thải, cách phân loại và sử lí rác đúng cách
- Cách phân loại rác thải:
- Cách xử lí rác thải: + Đối với rác hữu cơ dễ phân hủy, chúng ta đào hố chôn tại nhà để ủ làm phân bón cây; làm khí bioga;…
+ Đối với rác tái chế lại được, chúng ta thu gom để bán cho đồng nát, cơ sở sản xuất tái chế;
+ Đối với rác khó phân hủy chúng ta có thể tận dụng để tái sử dụng lại hoặc thu gom và mang đi xử lí ở nơi xa khu dân cư;
Sau đây là một số sản phẩm của nhóm chúng tôi đã tận dụng nguyên liệu từ rác thải:
Những giỏ cây xinh xắn từ chai nhựa, lốp xe:
Việc phân loại rác thải mang đến lợi ích gì ?
Hai là: Chúng ta cần có hành động đúng, có ý thức tốt trong việc phân loại và xử lí rác thải; cần có thái độ lên án những hành vi vi phạm môi trường;
Ba là: Chúng ta cần tích cực tuyên truyền để người thân, bạn bè và mọi người dân hiểu được tác hại của rác thải, cách phân loại, xử lí rác thải . Từ đó mọi người có hành động đúng bảo vệ môi trường và sức khỏe của chúng ta.
Bên cạnh đó chúng ta cũng phát huy tính năng động, sự sáng tạo của mình trong việc tận dụng, tái sử dụng rác thải vào việc có ích.
Chúng tôi biết các bạn luôn mong ước có sức khỏe tốt, có một cuộc sống trong lành như những tác phẩm các bạn đã dự thi: “ Vẽ về đề tài quê hương, mái trường” mà trường đã tổ chức!
Vậy các bạn hãy cùng chúng tôi: chung tay, góp sức với cộng đồng để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh- sạch - đẹp hơn!
nguon VI OLET