Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết
VỢ NHẶT
(KIM LÂN)
GV: TRƯƠNG THỊ THÁI HÒA
I. ĐỌC - HIỂU CHÚ THÍCH
1. Nhà văn Kim Lân:
-Nhà văn Kim Lân (1920 - 2007), quê ở Bắc Ninh
-Giọng văn của ông đôn hậu, hiền lành với sở trường về nông thôn và người nông dân.
- Tác phẩm tiêu biểu: Làng, vợ nhặt, nên vợ nên chồng...
Nhà văn Kim Lân
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ:
Tên ban đầu của truyện “Vợ nhặt” là “Xóm ngụ cư”, được viết ngay sau CMT8.
b. Tóm tắt truyện
Nạn đói năm 1945
c. Đại ý:
Cái đói đã làm cho giá trị của người phụ nữ trở nên rẻ mạt đến bất ngờ. Anh Tràng lấy được vợ ngay giữa thời đói kém với nhiều nỗi lo lắng. Dù nạn đói 1945 khiến cho người chết như ngả rạ nhưng con người vẫn hướng đến mái ấm gia đình và những giá trị nhân văn vốn có.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Tình huống truyện:
Nhà văn Kim Lân xây dựng tình huống truyện éo le, cảm động, cả xóm ngụ cư đang phờ phạc vì trận đói “người xanh xám như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều chợ”, anh Tràng và người đàn bà “ lủi thủi đi về bến” mà theo suy nghĩ của bà cụ Tứ “người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình”. Tình huống truyện mang giá trị nhân văn sâu sắc, giữa cái đói và sự chết chóc con người vẫn khát khao mái ấm gia đình và tương lai tươi sáng hơn.
2. Bối cảnh truyện:
Mở đầu thiên truyện ngắn “Vợ nhặt” là cảnh xóm ngụ cư giữa thì đói kém.
-Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo... gào lên từng hồi thê thiết.
-Người trong xóm đứng cả trong ngưỡng cửa...bàn tán “Hay là vợ anh cu Tràng? Ừ, khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để...”
Bối cảnh tạo không khí ảm đạm thê lương cho truyện
Nông thôn miền Bắc trước 1945
3. Nhan đề “Vợ nhặt”
Thông thường, gia đình dựng vợ gả chồng cho con cái là lúc “ăn nên làm nổi”,vào thời buổi đói kém, niềm lo âu của bà cụ Tứ “biết có nuôi nổi nhau qua cái tao đoạn này không”. Người vợ theo những ngày đầu làm dâu tỏ ra ý tứ, không giấu được nỗi niềm tủi phận. Dù vậy cả gia đình cùng hướng đến ngày mai tươi sáng hơn.
NHÂN VẬT TRUYỆN
1. Nhân vật anh Tràng
- Làm nghề đánh xe bò thuê
- Ngoại hình tuềnh toàng, có phần thô mộc “mệt mỏi, đăm chiêu, lo lắng”.
- Anh Tràng đón người vợ nhặt sau hai lần gặp:
+Lần 1: anh Tràng chòng ghẹo thị
+Lần 2: anh Tràng trông thấy thị thay đổi hẳn, thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa...
- Sau hôm lấy vợ, anh thấy có cái gì vừa thay đổi mới mẻ.
Anh Tràng sẵn sàng cưu mang người đàn bà xa lạ về làm vợ mình, ngay giữa nạn đói kém tình người là thứ cần thiết. Cả gia đình nhỏ ấy dẫu còn khó khăn vẫn hướng về tương lai, về ngày mai...
2. Nhân vật “thị”
- Người đàn bà vô danh, không tên, không tuổi, theo về làm vợ người đàn ông ngay giữa thì đói kém chỉ sau hai lần gặp.
- Tâm trạng của nhân vật “thị” chuyển biến sau khi về đến nhà chồng (tỏ ra ý tứ, đảm đang, đúng mực) và vào sáng hôm sau quét tước, vào bếp, đón nhận bữa cơm ngày đói...
Dù mang danh nghĩa là người vợ nhặt nhưng với hình tượng nhân vật này, nhà văn Kim Lân gieo vào lòng người đọc niềm hy vọng dù hết sức nhỏ nhoi giữa những ngày xám xịt vì nạn đói.
3. Nhân vật bà cụ Tứ
- Ban đầu khi anh Tràng dẫn “thị” về, hai con mắt kèm nhèm, bà cụ Tứ chưa hiểu chuyện gì xảy ra, nhưng sau đó thì bà hiểu, hiểu ra bao nhiêu cớ sự ai oán.
-Bà chấp nhận nàng dâu mới với biết bao nỗi niềm tủi phận, bà đón con dâu với bữa cơm ngày đói thật thảm hại...
Nhân vật bà cụ Tứ điển hình cho hình ảnh người mẹ nghèo khổ ở miệt đồng bằng Bắc Bộ. Dù trong hoàn cảnh khốn cùng lòng người mẹ nghèo khổ ấy vẫn hướng về con cái, về mái ấm gia đình và niềm hy vọng về tương lai dù chỉ là le lói giữa những ngày đói kém diễn ra khủng khiếp nhất.
4. Bữa cơm ngày đói:
4. Bữa cơm ngày đói
Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, một nồi chè khoán chát bứ nấu bằng cám lợn
=> Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại, nhưng tình người vẫn đem lại cảm giác ấm áp.
III. KẾT LUẬN
1. NỘI DUNG
Truyện ngắn toát lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, nạn đói năm 1945 ở một xóm ngụ cư rất thê thảm. Dù vậy con người vẫn hướng đến những tình cảm tốt đẹp.
,
2. Nghệ thuật:
-Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật
-Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo
DẶN DÒ
- Nắm nội dung và nghệ thuật truyện.
- Chuẩn bị bài: Nhân vật giao tiếp
nguon VI OLET