RỪNG XÀ NU
Tác giả: Nguyễn Trung Thành
GV: Trương Thị Thái Hòa
I. đọc - hiểu chú thích
1. Tác giả:
- Nhà văn Nguyễn Trung Thành (sinh năm 1932) quê ở Quảng Nam.
- Ông từng tham gia kháng chiến chống Pháp nhiều năm và hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên.
- Tác phẩm: Rẻo cao, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Đất Quảng nhưng nổi tiếng nhất là “Đất nước đứng lên”
Nhà văn nguyễn trung thành và tiểu thuyết đất nước đứng lên
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
Truyện ngắn “Rừng xà nu” được viết năm 1965 in trên Tạp chí văn nghệ, là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Nguyên Ngọc trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
buôn làng người dân tộc
rừng xà nu
b. Tóm tắt truyện
3. Chủ đề:
Thông qua hình tượng anh T nú, người con ưu tú của núi rừng Xô Man, trên nền cảnh cánh rừng xà nu xanh bạt ngàn. Câu chuyện bi hùng về cuộc đời anh T nú được tái hiện trong đêm lửa rừng Tây Nguyên, già làng và những thế hệ sau của làng Xô Man tiếp tục đấu tranh.
ii đọc - hiểu văn bản
1. Hình tượng “Rừng xà nu”
Mở đầu tác phẩm là hình tượng rừng xà nu, kết thúc tác phẩm cũng là rừng xà nu, cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương..
- Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời...
- Có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ, đạn đại bác không giết nổi chúng
Hình tượng “Rừng xà nu” được nhà văn Nguyễn Trung Thành mang ý nghĩa biểu tượng, rừng xà nu được chạm thành hình, thành khối, có màu sắc, có mùi vị. Rừng xà nu vững chãi che chở cho cả dân làng Xô man, làm nền cho câu chuyện mang tính chất bi hùng của cuộc đời T nú
2. Hình tượng nhân vật Tnú:
a/ Hoàn cảnh:
- T nú là người dân tộc Strá, cha mẹ chết sớm, làng Xô Man nuôi anh.
- T nú lớn lên và học chữ bên cạnh Mai.
- Theo lời cụ Mết “đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”
=> T nú lớn lên tự nhiên giữa buôn làng Xô Man, sau này anh tham gia làm cách mạng.
con người tây nguyên
b/ T nú bị địch bắt và tra tấn dã man
- T nú mang nỗi đau riêng to lớn về thể xác và tinh thần:
+ Vợ con anh bị giặc bắt và tra tấn
+ T nú không cứu được vợ con
+ Anh bị giặc bắt và tra tấn, đốt cháy mười đầu ngón tay của anh bằng nhựa xà nu.
- Dù vậy, vượt lên trên nỗi đau, T nú vượt ngục trở về làng, tiếp tục chiến đấu. Sau ba năm đi lực lượng, anh trở về làng.
c/ T nú về thăm làng, gặp lại cụ Mết, Dít, Bé Heng
- Cụ Mết là già làng vững chãi lãnh đạo cả buôn làng trong cuộc chiến này.
- Dít là em gái của Mai, ngay từ nhỏ đã gan dạ, lớn lên thành cô giao liên trưởng thành.
- Bé Heng nhanh nhẹn là thế hệ kế tiếp của làng Xô Man.
T nú là người con của núi rừng Tây Nguyên, cuộc đời của anh chịu nhiều nỗi đau riêng và mất mát. Núi rừng và những con người kiên cường như cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng đã cùng T nú tiếp tục chiến đấu.
III. KẾT LUẬN
1. Nội dung:
Truyện ngắn “Rừng xà nu” là khúc anh hùng ca về những con người bình thường của làng Xô Man, của núi rừng Tây Nguyên chiến đấu chống giặc bảo vệ truyền thống buôn làng trước sự xâm chiếm của bọn giặc.
2. Nghệ thuật:
- Miêu tả cụ thể, chân thật, sinh động...
- Ngôn ngữ giàu sắc thái dân tộc miền núi
- Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh nghệ thuật
nguon VI OLET