THUỐC
LỖ TẤN



GV: TRƯƠNG THỊ THÁI HÒA
I. ĐỌC HIỂU CHÚ THÍCH
1. Tác giả
- Lỗ Tấn (1881 - 1936) là nhà văn cách mạng Trung Quốc.
- Ông đã bốn lần đổi nghề: làm nghề y, khai mỏ, hàng hải, viết văn.
- Chủ đề chủ yếu: “quốc dân tính”
- Tác phẩm tiêu biểu: AQ chính truyện, Thuốc, Cố hương...
Một số hình ảnh tư liệu
2. Tác phẩm:
a. Bối cảnh:Truyện được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ, khi mà cả dân tộc Trung Hoa ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ.
b. Tóm tắt truyện:
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Ý nghĩa nhan đề “Thuốc” và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người:
-Thuốc
-Vị thuốc
-Đơn thuốc
Nguyên văn là “Dược” phản ánh quá trình tư duy nặng nề, cũ kỹ, lạc hậu của người Trung Hoa. Phương thuốc chữa bịnh lao, căn bịnh u mê, ngu muội, tăm tối.
- Chiếc bánh bao tẩm máu người
+Thuốc chữa bịnh lao theo quan niệm dân gian
+Thuốc mê tín dị đoan
+Nhuộm máu của đồng loại
Tác phẩm nhằm giúp người đọc ý thức được rằng “chiếc bánh bao tẩm máu người chết chém” là một thứ thuốc độc, đó là thứ thuốc mê tín. Hơn nữa đó lại là máu của một người chiến sĩ cách mạng vừa chết Hạ Du. Câu chuyện đặt ra vấn đề phải tìm một phương thuốc thức tỉnh người dân Trung Hoa ngủ lâu trong cái nhà hộp bằng sắt đóng kín.
3. Hình ảnh người cách mạng Hạ Du:
- Hạ Du là chiến sĩ cách mạng nhưng lại “đi rất sớm” khi cả nhân dân Trung Hoa còn ngủ trong cái nhà hộp bằng sắt, chính vì vậy không ai hiểu được việc anh làm, anh bị người thân phản đối, bị chính bác ruột của mình bán đứng.
- Ở nhân vật Hạ Du, anh thức tỉnh khá sớm nhưng quá trình làm cách mạng của anh xa rời quần chúng nhân dân.
4. Một số đặc điểm về nghệ thuật:
- Không gian nghệ thuật:
Tạo một bối cảnh u ám, mông muội, tối tăm:
một quán trà nghèo nơi chỉ có những người vô công rỗi nghề, một pháp trường lặng lờ, một nghĩa địa mộ dày khít như bánh bao trên bàn tiệc nhà giàu.
- Thời gian nghệ thuật:
+Thời gian chuyển từ mùa thu sang đến mùa xuân thì mộ của thằng Thuyên đã xanh cỏ.
+Vào tiết thanh minh, trên nấm mồ Hạ Du đã có một vòng hoa.
III. KẾT LUẬN
1. Nội dung:
Truyện ngắn “Thuốc” phê phán căn bệnh quốc dân tính của dân tộc Trung Hoa, đó là căn bệnh trầm kha ngu muội, mê tín, bản rẻ con người.
2. Nghệ thuật:
Ngôn ngữ tỉnh táo, lạnh lùng
Nghệ thuật dựng bối cảnh tạo cảm giác về một nước Trung Hoa thời Trung Cổ.
DẶN DÒ
-Tóm tắt được truyện “Thuốc”
- Đóng góp của nhà văn Lỗ Tấn đối với văn học Trung Quốc
nguon VI OLET