TẬP LÀM VĂN
BÀI: CỐT TRUYỆN
Phần 1: Cốt truyện
* Nhận xét:
1. Ghi lại những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Theo em thế nào là sự việc chính?
Sự việc chính là những sự việc quan trọng, quyết định diễn biến của câu chuyện.
- Nhà Trò kể gì với Dế Mèn?
+ Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn nhện ức hiếp và đòi ăn thịt. Sự việc 2
+ Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện. Sự việc 3
- Dế Mèn cùng Nhà Trò đi đâu?
- Dế Mèn đã làm gì?
+ Gặp bọn nhện, Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá hết vòng vây hãm Nhà Trò.
Sự việc 4
+ Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo. Nhà Trò được tự do. Sự việc 5
- Kết quả thế nào?
Các sự việc chính trong truyện:
+ Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.
+ Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn nhện ức hiếp và đòi ăn thịt.
+ Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện.
+ Sự việc 4: Gặp bọn nhện, Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá hết vòng vây hãm Nhà Trò.
+ Sự việc 5: Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo. Nhà Trò được tự do.
Chuỗi các sự việc từ 1 đến 5 như trên được gọi là cốt truyện.
Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
2. Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy theo em, cốt truyện là gì?
3. Cốt truyện gồm những phần nào? Tác dụng của từng phần?
? S? vi?c khoi ngu?n cho cỏc s? vi?c khỏc.
? Cỏc s? vi?c chớnh k? ti?p theo nhau núi lờn tớnh cỏch nhõn v?t, ý nghia c?a truy?n.
? K?t thỳc c?a cỏc s? vi?c ? ph?n m? d?u v� ph?n chớnh.
Cốt truyện thường gồm 3 phần:
+ Mở đầu: Sự việc khơi nguồn cho các sự việc khác.
+ Diễn biến: Các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện.
+ Kết thúc: Kết thúc của các sự việc ở phần mở đầu và phần chính.
II. Ghi nhớ
1. Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
2. Cốt truyện thường gồm 3 phần:
- Mở đầu
- Diễn biến
- Kết thúc
1. Truyện cổ tích Cây khế bao gồm các sự việc chính sau đây :
a) Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.
b) Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
c) Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng lòng.
d) Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
e) Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.
Hãy sắp xếp các sự việc trên thành cốt truyện.
g) Người anh bị rơi xuống biển và chết.
Các sự việc chính trong truyện “Cây khế” được sắp xếp lại như sau:
b/ Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
d/ Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
a/ Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.
c/ Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng lòng.
e/ Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.
g/ Người anh bị rơi xuống biển và chết.
2. Dựa vào cốt truyện trên, kể lại truyện Cây khế.
Ngày xưa, có hai anh em nhà kia, sau khi cha mẹ qua đời, người anh chiếm tất cả gia tài, chỉ cho em mỗi một cây khế ở góc vườn.
Người em vốn tính hiền lành nên đành nhẫn nhịn nhận lấy cây khế. Hằng ngày, anh chăm sóc, vun gốc, tưới cây, mong cây sớm ra quả.
Đến mùa, cây khế bói rất nhiều quả to, chín mọng. Bỗng một hôm, có con chim lạ từ đâu bay tới. Chim đậu trên cây, ăn hết quả này đến quả khác.
Nhìn chim ăn khế, người em buồn rầu than thở : “Chim ơi, gia tài tôi chỉ có một cây khế này thôi. Chim ăn hết khế, tôi lấy gì mà sống đây ?".
Nghe vậy, chim lạ liền đáp: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng".
Sau đó, chim cất cánh bay đi.
Người em thấy lạ nhưng cũng lấy vải may một cái túi nhỏ đúng theo lời chim nói. Vài ngày sau, chim thần đến chở người em bay ra một hòn đảo hoang vắng.
Kì lạ thay, trên đảo có rất nhiều vàng bạc, đá quý đủ loại, sáng lấp la lấp lánh. Người em chỉ lấy một số vàng đựng vào vừa đủ túi rồi cưỡi lên lưng chim bay về.
Từ đó, người em trở nên giàu có và thường giúp đỡ dân nghèo.
Ít lâu sau, người anh sang chơi, thấy em giàu có thì hết sức ngạc nhiên, bèn gặng hỏi. Người em thành thực kể lại đầu đuôi câu chuyện. Người anh lại nổi máu tham, nài nỉ đòi đổi gia tài của mình để lấy cây khế. Người em vốn hiền lành nên cũng bằng lòng.
Ngày ngày, người anh chực sẵn bên gốc cây chờ chim đến. Một ngày kia, chim lạ lại đến ăn khế. Người anh giả vờ phàn nàn, than vãn. Chim cũng đáp lời: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”.
Vốn tính tham lam, người anh đã cùng vợ mình may sẵn một cái túi to đến chín gang.
Khi chim đưa ra đảo, hắn ta nhặt thật nhiều vàng nhét đầy vào túi, lại còn giắt thêm vào xung quanh người.
Chim cố sức đập cánh bay lên. Bởi túi vàng to và nặng quá nên đến giữa biển, chim kiệt sức lảo đảo. Thế là người anh và cả túi vàng rơi tõm xuống biển sâu.
Câu chuyện “Cây khế” khuyên chúng ta điều gì?
-> Câu chuyện khuyên chúng ta anh em một nhà phải biết yêu thương, nhường nhịn lẫn nhau, không nên tham lam quá mức như người anh trong câu chuyện.
DẶN DÒ
- Học thuộc ghi nhớ của bài.
- Kể lại câu chuyện Cây khế và câu chuyện có 3 nhân vật (bà mẹ ốm, người con, bà tiên) vào giấy.
Chuẩn bị bài: Viết thư. Trang 52
nguon VI OLET