SỞ GIÁO DỤC BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG THPT




ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG NĂM 2020-2021
MÔN THI : NGỮ VĂN 12 LẦN 9.
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề.



I.ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi sau:
Đất Nước
có thể đó là một chú dế mèn
gọi mùa thu về chập chờn ngoài cửa lớp
là trái bồ kết để em gội tóc
thơm hoài trong hơi thở buổi tự tình
có thể là một sáng bình minh
chú gà gáy chùng chình trong gió sớm
đường đi học có cu cườm và bướm
cũng bay theo ấm áp mặt trời lên
Đất Nước là cây cỏ không tên
những Vô Danh đối đầu cùng giông bão
chân lấm tay bùn làm ra lúa gạo
là trái bố kết để em gội tóc
em khua gầu làm vỡ ánh trăng tan
năm ấy tôi mới vừa mười bảy tuổi
sáng đầu thu trước sân nhà rụng đầy hoa bưởi
tôi đưa tay hứng lấy mối tình đầu
Đất Nước là hình ảnh con trâu
đi trước cái cày, trước cha, trước mẹ
là bài đồng dao con chim se sẻ
nó đẻ mái tranh, tôi ném hòn sành
là con Rồng cháu Tiên, là gương vỡ lại lành
là thần thoại nhổ tre mà đuổi giặc
năm kháng chiến cha tôi cầm tầm vông nhọn hoắc
đánh giặc một đời chưa hết tuổi con trai
(Trích Định nghĩa về Đất Nước, Lê Minh Quốc, Theo Tôi vẽ mặt tôi,
NXB Văn hóa thông tin, 1994)
Câu 1 :Xác định thể thơ.?
Câu 2 : Chỉ ra những hình ảnh mang chất liệu văn học dân gian được sử dụng trong đoạn thơ trên ?
Câu 3 : Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật nhất trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4  : Từ hình ảnh Đất Nước trong bài thơ trên của Lê Minh Quốc, anh /chị trình bày trách nhiệm của giới trẻ hiện nay đối với Đất Nước ?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc- hiểu anh/ chị làm gì để Đấtt nước tồn tại đến ngàn sau, viết đoạn văn (200 chữ) trình bày ý kiến của mình.
Câu 2. (5,0 điểm). 
Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò…Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương,hai chân vẫn kẹp chặt lây cuống lái, mặt méo bệch đi hư cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hổn chiến của nước, của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo vẫn nghe rõ tiêng chỉ huy ngắn gọn, tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận thứ nhất. Không một phút nghỉ tay, nghỉ mắt phải phá luôn vòng dây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc qui luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía bờ tả ngạn. Vòng thứ hai này tăng them nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạh. Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ.Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá.Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy.Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bờ bên trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử.Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến.Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền.Chỉ còn vẳng tiếng reo hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái
nguon VI OLET