Phân tích 8 câu thơ đầu của đoạn một trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, bởi ông không chỉ viết thơ, làm văn mà còn viết kịch, làm nhạc. Riêng về thơ, ông có một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, thể hiện rõ nhất trong bài thơ viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài của mình. Bài thơ Tây Tiến của ông được xuất bản và phổ biến rộng rãi, rất nhiều người yêu thích ngay cả những người miền Nam thời bấy giờ và đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng man, anh hùng bi tráng trước thiên nhiên hùng vĩ dữ dội, mỹ lệ ở Tây Bắc và con người Tây Bắc hào hoa đậm nghĩa tình. Song để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc hơn cả có lẽ là đoạn thơ sau:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
………………………….
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Tây Tiến là đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 do chính Quang Dũng làm đại đội trưởng có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào đánh tiêu hao lực lượng Pháp. Rừng núi Tây Bắc và vùng Thượng Lào là địa bàn đóng quân, là vùng hoạt động rộng lớn hoang sơ núi rừng hiểm trở khắc nghiệt. Thành phần tham gia chủ yếu là học sinh sinh viên Hà Nội. Tuy họ chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội nhưng vẫn lạc quan, chiến đấu dũng cảm với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đến năm 1948 thì cuộc chiến tranh kết thúc. Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác tại Phù Lưu Chanh nhớ về đơn vị cũ nên ông đã sáng tác bài thơ này. Lúc đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”, sau đổi lại thành”Tây Tiến” in trong tập “Mây đầu ô”
Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ mênh mang da diết với hai dòng thơ đầu mang cảm xúc chủ đạo bao quát toàn bài:
“Sông Mã xa rồiTây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Đối tượng đầu tiên của nỗi nhớ là con “Sông Mã”, con sông gắn liền với chặng đường hành quân của người lính. “Sông Mã” không đơn thuần là một con sông mà nó đã trở thành một hình ảnh hiện hữu, một chứng nhân lịch sử trong suốt cuộc đời người lính Tây Tiến với bao nỗi buồn. được mất. Đối tượng thứ hai là nhớ mảnh đất “Tây Tiến”, nhớ đồng đội, nhớ bao gương mặt chinh chiến một thời, đó cũng là người thân của tác giả. Nỗi nhớ ấy được bật lên thành ba tiếng gọi tha thiết ”Tây Tiến ơi!” gợi lên bao nỗi niềm bâng khuâng khó tả. Nó như một tiếng khẽ lay gọi tâm hồn, gọi đoàn quân Tây Tiến một cách thân thương và trìu mến. Đối tượng thứ ba của nỗi nhớ đó là nhớ về “rừng núi”, địa bàn hoạt động với bao khó khăn, gian nguy vất vả nhưng cũng thật thơ mộng, trữ tình, lãng mạn. Vì gắn bó yêu thương, cùng vào sinh ra tử, “nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất”, vả lại, nay đã “xa rồi” nên mới có nỗi nhớ da diết như thế. Điệp từ “nhớ” được lặp lại hai lần như khắc sâu thêm vào nỗi lòng của nhà thơ. Đặc biệt tình cảm ấy được Quang Dũng thể hiện bằng ba từ “nhớ chơi vơi” cùng với cách hiệp vần “ơi” ở câu thơ trên làm nổi bật một nét nghĩa mới: “chơi vơi” là từ láy diễn tả trạng thái lơ lửng, trơ trọi, không vững khi con người lạc vào không gian rộng lớn. “nhớ chơi vơi” có thể hiểu là Quang Dũng đang chìm vào thế giới hoài niệm đầy những kí ức về Tây Bắc, về đoàn quân Tây Tiến. Những kỉ niệm vui buồn, gian khổ, êm đềm cứ ùa về trong ông khiến cho ông cảm thấy choáng ngợp, cảm xúc dâng trào mãnh liệt.Chỉ với hai câu thơ nhưng đã đủ để khắc hoạ tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Nó mở ra một không gian đầy những kỉ niệm trong cuộc đời người lính.
Sáu dòng thơ tiếp theo là nỗi nhớ về con đường hành quân khó khăn gắn với cảnh vật và con người Tây Bắc nhưng trước hết là hai câu thơ thể hiện sự khắc nghiệtcủa thiên nhiên nhưng vẫn hùng vĩ tráng lệ:
Sài Khao sương lấpđoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Tác giả đã vẽ ra một bức tranh hoành tráng diễn tả sự hiểm trở, dữ dội, hoang vu, heo hút của núi rừng Tây Bắc. Những bản mường xa lạ như Sài Khao, Mường Lát được nhắc đến vừa gợi thương nhớ vừa gợi về vùng đất xa xôi hẻo lánh. Các chi tiết “sương lấp”, “đêm hơi” gợi tả đoàn binh Tây Tiến hành quân trong thời tiết khắc
nguon VI OLET