TUẦN 3
Môn học/hoạt động giáo dục Tiếng Việt; lớp 5A.
Tên bài học: LÒNG DÂN (Tiếp theo); số tiết: 17
Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu các từ ngữ: tía, ngượng ngập,... các từ trong chú giải. Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ.( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).Đọc đúng ngữ điệu câu kể, hỏi, cầu khiến, câu cảm. Biết ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách từng nhân vật & tình huống kịch .
- Ham tìm tòi, khám phá kiến thức, yêu thích môn học chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm: Giáo dục HS hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ đối với cách mạng.Bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước.
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV: Bảng phụ ghi đoạn 3.
-HS: Đọc trước nội dung bài ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu.

- Cho học sinh tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu” và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài học hôm nay.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

2.Hình thành kiến thức mới
a. Hướng dẫn luyện đọc.
- GV đọc toàn bài 1 lần. Hướng dẫn học sinh quan sát và nêu nội dung tranh SGK.Đây là vở kịch được giải thưởng Văn nghệ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Nêu giọng đọc: Đọc đúng tính cách của từng nhân vật với tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch.
- GV gợi ý cho chia đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn ( 2 lượt )
+ Lần 1: Sửa phát âm, ngắt nghỉ và giọng đọc: Hừm, thằng ranh,..
+ Lần 2: Giải thích từ khó: tía, ngượng ngập, …..
- 1 HS đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài.
Câu hỏi 1.
+ An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung,
- GV kết luận: An đã trả lời, không phải tía khi giặc hỏi: Ông đó phải tía mày không? Khiến giặc hí hửng nhưng An lại nói tiếp: Cháu kêu bằng ba chứ hổng phải tía làm giặc chưng hửng. Sự ngập ngừng trong lời nói của An có tác dụng gây kịch tính cao.
Câu hỏi 2.
+ Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung,
- GV kết luận: Khi giặc bắt dì vào buồng lấy giấy tờ, đầu tiên dì hỏi rất tự nhiên: Ba nó để chỗ nào? Rồi cố tình kéo dài thời gian khiến giặc sốt ruột, sau đó đọc to nội dung giấy tờ cho chú cán bộ nắm được những thông tin về chồng dì để dễ đối phó.
Câu hỏi 3. HS trao đổi nhóm 4.
+ Vì sao vở kịch được đặt tên là “Lòng dân“ ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung,
- GV kết luận: ...Vì vở kịch thể hiện tấm lòng tin yêu của người dân đối với cách mạng, họ sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm để bảo vệ cán bộ cách mạng, khẳng định rằng Lòng dân là chỗ dựa vững chắc của cách mạng.
+ Vở kịch thể hiện được điều gì ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung,
- GV kết luận:Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ.
- 2HS nhắc lại.
c. Phân vai, luyện đọc diễn cảm.
- HS phân vai và đọc theo nhóm 5 HS .
- HS diễn lại đoạn kịch trước lơp.
- Nhân xét, biểu dương nhóm thực hiện tốt.
- HS nêu nội dung chính bài học, cả lớp theo dõi nhận xét.
- GV nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Qua bài này, em học được điều gì từ dì Năm ?

- Sưu tầm những câu chuyện về những người dân mưu trí, dũng cảm giúp đỡ cán bộ trong những năm tháng chiến tranh chống Pháp, Mĩ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................


Môn học/hoạt động giáo dục Toán; lớp 5A.
Tên bài học: ÔN TẬP
nguon VI OLET