THUỐC
(LỖ TẤN)
Nhóm Xanh lam
Những vấn đề về nội dung và nghệ thuật
1. Nội dung
- Thông qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người và bi kịch của nhân vật Hạ Du, nhà văn đã phản ánh chân thực căn bệnh mê muội và lạc hậu của người Trung Hoa đầu thế kỉ XX và căn bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng đương thời.
- Lỗ Tấn được tôn vinh là “linh hồn dân tộc” vì nhà văn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà bằng hộp sắt”, còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.
- Truyện phơi bày tình trạng ngu muội, vô cảm của người dân Trung Quốc trước Cách mạng Tân Hợi (1911) và thể hiện lòng khâm phục, xót thương đối với nhà cách mạng đã hi sinh.
- Truyện ngắn Thuốc đã thể hiện một nội dung sâu sắc: một dân tộc chưa ý thức được bệnh tật của chính mình chưa có được ánh sáng tư tưởng cách mạng thì dân tộc đó vẫn còn chìm đắm trong mê muội. Nhà văn còn bày tỏ niềm tin vào tương lai: nhân dân sẽ thức tỉnh, hiểu cách mạng và theo cách mạng.
2. Nghệ thuật
- Truyện ngắn mang kích thước của một truyện dài.
- Lời văn cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh và mang tính biểu tượng.
- Cốt truyện ngắn gọn, đơn giản, cách viết cô đọng, súc tích. Không của truyện là không gian thực, đời thường.
- Là truyện ngắn được nhà văn viết theo lối “phương Tây đầu tiên”, có sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tượng trưng.
- Hình ảnh mang tính biểu tượng, chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Nội dung:
+ Nắm được ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người và ý nghĩa hình tượng vòng hoa trên mộ người chiến sĩ cách mạng Hạ Du.
+ Nắm được bi kịch giữa hai tuyến nhân vật nổi (ông bà Hoa Thuyên và đám đông quần chúng) và tuyến nhân vật chìm (Hạ Du), thấy được mối liên hệ của hai tuyến nhân vật này.
+ Hiểu được thuốc là hồi chuông ảnh báo về căn bệnh mê muội của người Trung Hoa thông qua nhân vật trong truyện.
+ Thấy được thái độ của tác giả trước thực trạng mê muội của người Trung Hoa và sự mong mỏi, bày tỏ quan điểm, niềm tin vào tương lai, sự thức tỉnh nhân dân, hiểu cách mạng và làm cách mạng của tác giả.
- Nghệ thuật:
+ Nắm được đặc sắc cơ bản của truyện ngắn Lỗ Tấn: lối viết cô đọng, súc tích, giàu biểu tượng, lối trần thuật hấp dẫn, cốt tuyện đơn giản, kết cấu độc đáo của tác phẩm
+ Nắm được không gian và thời gian nghệ thuật của tác phẩm
2. Về năng lực
- Rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu một truyện ngắn của nước ngoài.
- Rèn kĩ năng phân tích đặc trưng thể loại truyện ngắn.
- Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm một cách chủ động, sáng tạo đi từ cảm nhận trự quan đến sựbừng tỉnh trong nhận thức.
3. Về thái độ
- Yêu mến, trân trọng nhà văn Lỗ Tấn.
- Có quan điểm đúng đắn về lí tưởng cách mạng và trách nhiệm của mỗi công dân trước vận mệnh dân tộc.
- Biết trân trọng những ngườu hy sinh vì nghĩa lớn, vì sự nghiệp cách mạng.
4. Định hướng năng lực phát triển
- Năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
- Năng lực hợp tác, khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Năng lực tự học.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B. Phương pháp dạy học
- Phương pháp đọc diễn cảm
- Phương pháp gợi tìm, tích hợp
- Phương pháp giảng bình…
- Phương pháp thảo luận nhóm
C. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Hoạt động tự học
- Trước khi lên lớp:
+ Chuẩn bị bài theo hình thức cá nhân
+ Đọc và tóm tắt tác phẩm
+ Phân chia bố cục và nội dung từng phần.
+ Trả lời câu hỏi phần định hướng học bài SGK.
+ Tìm hiểu sơ lược bối cảnh xã hội Trung Hoa trước cách mạng Tân Hợi.
+ Tìm hiểu khái quát về đặc điểm truyện ngắn của Lỗ Tấn
- Sau khi lên lớp:
+ Hình ảnh con đường mòn giúp người đọc hiểu hơn điều gì vềbi kịch đất nước Trung Hoa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
nguon VI OLET