Hình tượng người lính bi tráng, hào hùng cùng tinh thần lạc quan, lãng mạn giữa những gian khổ, thiếu thốn:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
*dẫn dắt vào đoạn thơ 3:
Hình tượng người lính là hình tượng nổi bật của thơ ca, của văn học trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Viết về anh bộ đội cụ Hồ, các tác giả đều có chung một cảm xúc yêu mến tự hào. Tuy nhiên, bên cạnh những vẻ đẹp chung, hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến còn có nét đẹp riêng. Nhớ về giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống pháp, có hai hình tượng người lính được phản ánh trong thơ ca. có hình tượng người lính mang vẻ đẹp chân thực mộc mạc qua cảm hứng và bút pháp hiện thực như “Đồng Chí” của Chính Hữu, “Nhớ” của Hồng Nguyên, lại có người lính mang vẻ đẹp lãng mạn như hình tượng người lính trong “Tây Tiến” của nhà thơ “Quang Dũng”….
Khi dựng lên tượng đài người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã sử dụng bút pháp nghệ thuật lãng mạn đem đến vẻ đẹp này một tinh thần bi tráng. Vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng được thể hiện qua dáng vẻ, tinh thần, lý tưởng và sự hi sinh cao cả.
Người lính Tây Tiến mang dáng vẻ bi tráng:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Ngoaị hình: ốm yếu, tiền tụy “không mọc tóc” (đầu trọc), “quân xanh màu lá” (da dẻ xanh ngắt, tím tái).
Hiện thực gian khổ: do những ngày tháng hành quân vất vả vì đói, vì khát, vì những trận sốt rét rừng ác tính đã làm rụng tóc không mọc lại được, ở nơi “rừng thiêng nước độc” làm cho da dẻ héo úa xanh sao, tím ngắt.
Bên cạnh cái bi ta còn thấy cái hào hùng nhờ thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình ốm yếu và tâm hồn bên trong toát lên vẻ “oai hùm”. Điều đó cho thấy người lính Tây Tiến vẫn rất lạc quan, yêu đời, coi thường gian khổ.
*liên hệ:
- Viết về người lính Quang Dũng không hề né tránh những gian khổ hy sinh chỉ có điều hiện thực không được miêu tả một cách trần trụi mà được thấu suốt qua tâm hồn có cảm hứng lãng mạn. Trên những những đường hành quân, vượt qua bao núi cao dốc thẩm, đoàn quân Tây Tiến hiện ra giữa màu xanh của núi rừng trùng điệp, vừa kiêu hùng vừa cảm động. Người chiên binh với quân trang màu xanh của rừng, với nước da xanh xao ù sốt rét. Thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh quái ác này. Nhiều tác giả khác cũng nói tới bệnh sốt rét rừng nguy hiểm từng hành hạ những người lính cách mạng gian khổ, từng gây nên cái chết thương tâm. Tuy nhiên điểm tạo nên dấu nhấn đặc biệt cho Quang Dũng khác với các tác giả khác đó là: các tác giả khác họ thường sử dụng bút pháp hiện thực để miêu tả còn về Quang Dũng người lính gian khổ ông sử dụng biện pháp lãng mạn.
Bệnh sốt rét hiểm nghèo được gọi đúng tên của nó trong bài thơ “Đồng Chí” của Chính Hữuviết:
“Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”
Hay những câu thơ của nhà thơ Thôi Hữucũng rất xác thực:
“Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật
Đâu còn tươi nữa những ngày hoa”
Bài thơ của Tố Hữuthì gương mặt của anh vệ quốc quân vẫn còn lưu lại dấu vết của bệnh sốt rét hiểm nghèo, chứng tích của căn bệnh quái ác vẫn còn in hằn trên đôi bờ má hồng hào của người lính trẻ:
“Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ”
-Và khi hình ảnh người lính hiện lên với căn bệnh này làm ta nhớ đến các hình ảnh của những người lính thời xưa đã trải qua như thế nào.
Miêu tả chân dung người lính câu thơ làm ta nhớ đến những câu thơ tuyệt bút của Phạm Ngũ Lão khi miêu tả người chiến sĩ trong bài thơ Thuật Hoài:“Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu”
Hay hình ảnh nghĩa quân Lam Sơn xung trận khí thế trong Bình Ngô Đại Cáo Của Nguyễn Trãi:
“Sĩ tốt kén tay tì hổ
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh”
Kể cả Trương Hán Siêu cũng nói đến hình ảnh rất mạnh mẽ của người lính thời xưa:
“Tỳ hổ ba quân giáo gươm sáng chói”
Một dân tộc anh hùng trên trận tuyến đánh
nguon VI OLET