Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác và vị trí tác phẩm
Việt Bắc là quê hương cách mạng, căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi đã che chở đùm bọc cho Đảng, Chính Phủ, bộ đội trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ. Sau chiến thắng ĐBP, tháng 10/1954, các cơ quan Trung Ưong của đảng và chính phủ rời chiển khu VB về thủ đô HN. Nhân sự kiện trọng đại này, Tố Hữu viết bài thơ “VB”.
Bài thơ viết tháng 10/1954, được in trong tập Việt Bắc (1945-1954)
Phân tích cụ thể
1. Khái quát:
Việt Bắc là khu căn cứ địa kháng chiến được thành lập từ năm 1940, gồm sáu tỉnh viết tắt là “Cao — Bắc ~ Lạng— Thái - Tuyên — Hà”. Nơi đây, cán bộ chiến sĩ và nhân dân Việt Bắc đã có mười lăm năm gắn bó keo sơn, nghĩa tình. Sau chiến thắng Điện Biên, Pháp phải ký hiệp định Giơneve trả lại Hà Nội. Nay cán bộ phải về xuôi tiếp tục nhiệm vụ cách mạng. Buổi chia tay ấy, biết bao kỷ niệm cứ ùa về xoắn xuýt vào lòng khiến người đi kẻ ở ray rứt, bồn chồn không yên.
Cái độc đáo của Tố Hữu chính là mượn thể thơ dân tộc, thể thơ lục bát để diễn tả tình cảm cách mạng (từ xưa tới nay lục bát là thể thơ dễ đi vào lòng người nhất bởi âm điệu ngọt ngào vốn có của nó. Nếu dùng để diễn tả tình cảm thì thật không còn gì hay bằng). Hay hơn nữa là việc tác giả vận dụng thành công lối hát đối đáp trao duyên trong ca dao để ấn tống vào buổi chia tay lịch sử. Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi. Vì thế cho nên, xuyên suốt toàn bài thơ ta cứ ngỡ như khúc hát ân tình cách mạng ngân nga sâu lắng vang lắng từ những đôi lứa yêu nhau.
Phân Tích 8 câu đầu:
MB: về tình yêu Tổ quốc Tố Hữu đã từng tâm sự rằng: “Tôi yêu đất nước và nhân dân tôi, tôi viết về đất nước và nhân dân tôi như viết về người đàn bà tôi yêu”. Thật vậy , thấm đẫm trong mỗi trang thơ của Tố Hữu là một bản tình ca về quê hương Tổ quốc và người dân đất Việt, là những khúc hát yêu thương thấm đượm nghĩa tình. “Việt Bắc” là bài thơ thể hiện rõ nhất tình yêu bất diệt ấy của nhà thơ mà cụ thể là đoạn thơ sau:… (phần ba chấm là yêu cầu của đề bài)
(8 câu đầu):khung cảnh và tâm trạng của cuộc chia tay giữa CB và VB (kẻ ở người đi)

*dẫn ý

(nhắc đến VB là nhắc đến cội nguồn của CM, nhắc đến mảnh đất nghèo khó mà nặng nghĩa nặng tình – nơi đã in sâu bao kỉ niệm khó quên của một thời kì CM gian khổ nhưng rất hào hùng sôi nổi khiến khi chia xa, lòng ta sao khỏi xuyến xao bồi hồi. Và có thế sợi nhớ, sợi thương bao ngày cứ thế mà đan cài xoắn xuýt như tiếng gọi “Ta – mình” của đôi lính yêu nhau. Đúng thế như lời thơ Chế Lan Viên từng viết: “khi ta ở đất chỉ là nơi ở/ khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Vâng! VB đã hóa tâm hồn dạt dào nghĩa yêu thương trong hồn thơ Tố Hữu với những lời thơ như tiếng nhạc ngân nga, với cảnh với người ăp áp những kỉ niệm ân tình có bao giờ quên được.

Lời ướm hỏi của VB: 4 câu đầu:là lời của Việt Bắc ướm hỏi, khơi gợi kỷ niệm về một giai đoạn đã qua, Về không gian nguồn cội, nghĩa tình .Qua đó thể hiện tâm trạng của người ở lại:

(VB là một trong những hoài niệm lớn của những ngày kháng chiến, những hoài niệm được đặt trong không gian thẫm đẫm chất trữ tình. Cho nên ngay từ những dòng chữ mở đầu, VB mở ra khung cảnh chia tay giữa núi rừng bạt ngàn, trong đó 4 dòng thơ đầu là tiếng nói VB với người miền xuôi, và cũng 4 câu đầu như vậy viết về cảm xúc của người miền xuôi đáp lại người VB. Kết cấu đối đáp tạo nên những suy nghĩ về tấm lòng người ở người đi thủy chung sắt son vô cùng.

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?”

Sử dụng lời đối đáp “ta (mình”, quen thuộc trong ca dao, dân ca:

+ VB là bài thơ về mặt hình thức có kết cấu rất đặc biệt, là đối thoại ( VB( CB) nhưng thực chất là độc thoại nội tâm sâu sắc của chủ thể trữ tình. Lối đối đáp “mình” “
nguon VI OLET