Bài tập 1 : Ghi lại phương trình chữ của các phản ứng hóa học sau:
1. Đốt cháy khí metan trong khí oxi tạo ra khí cacbonic và nước.
2. Đốt lưu huỳnh trong khí oxi tạo ra lưu huỳnh đioxit.
3. Dẫn khí cacbonic qua dung dịch nước vôi trong (canxihyđroxit) ta thấy nước vôi trong bị đục do có canxicacbonat được sinh ra cùng với nước.
4. Cho kẽm tác dụng với axit clohyđric thu được kẽm clorua và khí hyđrô.
5. Kẽm cháy trong khí oxi tạo ra kẽm oxit.
DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Xét sơ đồ tượng trưng phản ứng hóa học :
Khí Hyđro + khí oxi Nước
Quan sát sơ đồ phản ứng, hoàn thành phiếu học tập sau đây:
3 ( 2H2 ; O2)
0
2 H2O
O-O; H-H
0
2H-O
6
6
6
? Trong phản ứng hóa học, hạt nào bị thay đổi? Hạt nào được bảo toàn?
? Kết quả là gì?
Lưu ý: Nếu có đơn chất kim loại phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác.
Bài tập 2 : Cho sơ đồ phản ứng tượng trưng sau:
- Viết phương trình chữ của phản ứng?
Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào?
- Phân tử nào biến đổi, phân tử nào tạo ra?
Cho biết số nguyên tử trước và sau phản ứng?
: Magiê
Mg
Cl
H
: axit clohyđric
Mg
Cl
Cl
: magiê clorua
H
H
: khí hyđro
Biết:
Bài tập 3: Nhỏ vài giọt axit clohyđric vào 1 cục đá vôi (Canxi cacbonat) sinh ra khí Cacbonđioxit, Canxiclorua và nước.
1. Phương trình chữ của phản ứng là:
a. Canxicacbonat tác dụng axit clohyđric sinh ra nước,
canxiclorua và cacbonđioxit
b. Canxicacbonat + axit clohyđric  Canxiclorua + nước +
+ Cacbonđioxit
c. Canxicacbonat + axit clohyđric  Canxiclorua +
+ Cacbonđioxit
2. Chất tham gia của phản ứng là:
a. Canxicacbonat , axit clohyđric và Canxiclorua
b. Canxicacbonat , axit clohyđric , Canxiclorua và
Cacbonđioxit
c. Canxicacbonat và axit clohiđric
Bài tập 3: Nhỏ vài giọt axit clohyđric vào 1 cục đá vôi (Canxi cacbonat) sinh ra khí Cacbonđioxit, Canxiclorua và nước.
3. Phân tử bị chia nhỏ sau phản ứng là:
a. Canxicacbonat , axit clohyđric
b. Canxicacbonat , axit clohyđric , Canxiclorua và
Cacbonđioxit
c. Canxicacbonat và Canxiclorua
4. Phân tử được tạo thành sau phản ứng là:
a. Canxicacbonat , axit clohyđric
b. Canxicacbonat , axit clohyđric , Canxiclorua và
Cacbonđioxit
c. Canxiclorua, Nước và Cacbonđioxit

Bài tập 1: Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết các phản ứng hóa học sau:
a) Đun nóng thuốc tím kali pemanganat (màu tím) sau một thời gian chuyển thành màu đen là mangan đioxit.
b) Cây nến đang cháy, cây nến càng lúc càng ngắn lại.
c) Sao chổi là một hành tinh mà khi di chuyển, kéo theo vô vàn những hạt bụi vũ trụ. Khi tiến gần đến Mặt trời, các hạt bụi này bốc cháy, sáng rực và ánh sáng này có thể nhìn thấy từ Trái đất.
Bài tập 2: Ghi lại phương trình chữ, nêu dấu hiệu xảy ra phản ứng của các hiện tượng mô tả sau đây:
a) Sắt cháy trong oxi không có ngọn lửa, không khói nhưng sáng chói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là oxit sắt từ. 

b) Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt. Đưa lưu huỳnh đang cháy vào bình oxi nó cháy mãnh liệt hơn nhiều tạo thành khói màu trắng (chủ yếu là lưu huỳnh đioxit).
Bài tập 3:
a) Khi cho một mẩu vôi sống (có tên là canxi oxit) vào nước, thấy nước nóng lên, thậm chí có thể sôi lên sùng sục, mẩu vôi sống tan ra. Hỏi có phản ứng hóa học xảy ra không? Vì sao?

b) Viết phương trình hóa học bằng chữ cho phản ứng vôi tôi, biết vôi tôi tạo thành có tên là canxi hiđroxit.
Bài tập 4: Khi than cháy trong không khí xảy ra phản ứng hóa học giữa cacbon và khí oxi.
a. Hãy giải thích vì sao cần đập nhỏ than trước khi đưa vào lò đốt, dùng que lửa châm rồi quạt mạnh đến khi than bén cháy thì thôi?
b. Ghi lại phương trình chữ phản ứng , biết rằng sản phẩm là khí cacbon đioxit 
Bài tập 5: Viết các phản ứng hóa học sau
Nung nóng đá vôi (CaCO3) ta thu được vôi sống (CaO) và khí cacbonic
Đốt cháy bột nhôm trong không khí ta thu được chất rắn màu xám là nhôm oxit (Al2O3)
Hòa tan hoàn toàn Natrisunfat (Na2SO4) vào dung dịch Bariclorua (BaCl2) sau phản ứng ta thu được Natriclorua (NaCl) và chất rắn không tan màu trắng là Barisunfat (BaSO4)
4. Để thu đuợc nước người ta đi tổng hợp 2 phần khí hiđrô và 1 phần khí oxi.
5. Điện phân dung dịch muối ăn có văch ngăn người ta thu được dung dịch NaOH, khí H2 và khí Clo (Cl2)
6. Cho nhôm tác dụng với dung dịch axit sunfuaric (H2SO4) ta thu được muối nhôm sunfat (Al2(SO4)3) và khí hiđro.
7. Cho Đồng sunfat (CuSO4) tác dụng với dung dịch Kalihiđroxit (KOH) ta thu được đồng hiđroxit (Cu(OH)2) và kalisunfat (K2SO4).
8. Nhiệt phân hoàn toàn nhôm hyđroxit (Al(OH)3) ta thu được nhôm oxit và nước.
9. Hòa tan sắt vào dung dịch axit clohiđric ta thu được sắt (II) clorua (FeCl2) và khí hiđrô.
10.Đun nóng đồng (II) oxit (CuO) và khí hi đrô ta thu được đồng và nước.
nguon VI OLET