Chương III: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
Bài 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ
Tiết 2
Mình nên ăn uống như thế nào để khoẻ mạnh và thông minh nhỉ?
I./ VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
4./ SINH TỐ (VITAMIN)
Gồm các nhóm vitamin A, B, C, D, E, PP, K.
Hãy kể tên các loại
vitamin mà em biết?
4./ SINH TỐ (VITAMIN)
a./ Vitamin A
Vitamin A có trong thực phẩm nào?
Có trong gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa
Cà chua, cà rốt, rau d?n, khoai tây
Xoài, gấc, đu đủ, dưa hấu, chuối, táo
Vai trò của vitamin A đối với cơ thể?
Giúp cơ thể tăng trưởng, bảo vệ mắt
Giúp cấu tạo răng đều, xương nở, bắp thịt phát triển, da hồng hào
Tăng sức đề kháng, tăng khả năng cung cấp sữa cho các bà mẹ
Nhu cầu
Người lớn: 4000 - 5000 đơn vị
Trẻ em: 1500 - 5000 đơn vị
Dấu hiệu của việc thiếu vitamin A:
Da khô và đóng vảy; nhiễm trùng mắt; mắt mờ (quáng gà)
a./ Vitamin A
4./ SINH TỐ (VITAMIN)
b./ Vitamin B1
Vitamin B1 có trong thực phẩm nào?
Có trong cám gạo, thịt động vật, trứng, sò huyết, lươn, tôm, giá, nấm, rau muống, ngũ cốc
Tác dụng của vitamin B1 đối với cơ thể?
Ngừa bệnh phù thủng, điều hoà hệ thần kinh, giúp tiêu hoá thức ăn
Nhu cầu
Trẻ em: 0,5 - 1 mg/ngày
Người lớn: 1 - 1,6 mg/ngày
Dấu hiệu thiếu vitamin B1
Dễ cáu gắt và buồn rầu; thiếu sự tập trung; bị tổn thương da; lở mép miệng
b./ Vitamin B1
4./ SINH TỐ (VITAMIN)
c./ Vitamin C
Vitamin C có trong thực phẩm nào?
Có trong rau quả tươi như bưởi, cam, chanh, rau ngót, bắp cải, su hào
Vai trò của vitamin C đối với cơ thể?
Giúp cơ thể chống các bệnh truyền nhiễm, bệnh về da, củng cố thành mạch máu, chống lở miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng
c./ Vitamin C
Nhu cầu
Trẻ em cần 30 - 75 mg/ngày
Người lớn cần 70 - 75 mg/ngày
Dấu hiệu thiếu vitamin C
Lợi bị tổn thương và chảy máu; rụng răng; đau nhức tay chân; mệt mỏi toàn thân
Có trong bơ, dầu gan cá thu, lòng đỏ trứng, dầu dừa, tôm, cua
4./ SINH TỐ (VITAMIN)
d./ Vitamin D
Vitamin D có trong thực phẩm nào?
Vai trò của Vitamin D đối với cơ thể?
Giúp cơ thể chuyển hoá chất vôi, chất lân, giúp xương, răng phát triển tốt
d./ Vitamin D
Nhu cầu: 400 đơn vị/ngày
Dấu hiệu thiếu vitamin D
Xương và răng yếu; xương hình thành yếu
I./ VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
5./ Chất khoáng
Chất khoáng gồm những chất gì?
Gồm phốt pho, iốt, canxi, sắt
a./ Canxi và phốt pho
Canxi và phốt pho có trong thực phẩm nào?
Có trong cá, sữa, tôm, đậu, cua, trứng, rau quả tươi
Vai trò của canxi và phốt pho đối với cơ thể?
Giúp đông máu
Nếu thiếu canxi và phốt pho xương phát triển yếu, dễ bị gãy xương, nhất là trẻ em thiếu chất này bị còi xương, răng không mọc
Dấu hiệu thiếu canxi và phốt pho
Xương và răng yếu
5./ Chất khoáng
a./ Canxi và phốt pho
5./ Chất khoáng
b./ Iốt
Iốt có trong thực phẩm nào?
Có trong rong biển, cá tôm, sò biển, các loại sữa, muối iốt
Vai trò của iốt đối với cơ thể?
Giúp tuyến giáp tạo hooc môn điều khiển sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể
Dấu hiệu thiếu iốt Tuyến giáp không làm đúng chức năng gây ra cáu gắt và mệt mỏi
5./ Chất khoáng
Chất sắt có trong thực phẩm nào?
c./ Sắt
Có trong các loại gan, tim, cật, não, thịt nạc, trứng, sò, tôm, đậu nành, rau muống, thịt gia cầm
Vai trò của chất sắt đối với cơ thể?
Chất sắt rất cần cho sự tạo máu, giúp da dẻ hồng hào.
Nếu thiếu sắt người xanh xao, yếu mệt hay chóng mặt, ngất xỉu
6./ Nước
I./ VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
Là thành phần chủ yếu của cơ thể
Là môi trường cho mọi chuyển hoá và trao đổi chất của cơ thể
Điều hoà thân nhiệt
Ngoài nước còn nguồn nào khác cung cấp nước cho cơ thể?
Có rau xanh, trái cây, nước trong thức ăn hàng ngày.
I./ VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
7./ Chất xơ
Chất xơ có trong thực phẩm nào?
Có rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên chất
Vai trò của chất xơ?
Ngăn ngừa bệnh táo bón, làm cho những chất thải mềm để dễ dàng ra khỏi cơ thể
Sự phối hợp các chất dinh dưỡng sẽ:
Tạo ra các tế bào mới
Cung cấp năng lượng để hoạt động và lao động
Bổ sung những hao hụt mất mát hàng ngày
Điều hoà mọi hoạt động sinh lý
I./ VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
II./ GÍA TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÁC NHÓM THỨC ĂN
1./ Phân nhóm thức ăn
a./ Cơ sở khoa học
Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của các chất người ta chia thức ăn làm 4 nhóm
Nhóm chất đạm
Nhóm giàu chất đường bột
Nhóm giàu chất béo
Nhóm giàu vitamin, chất khoáng
b./ Ý nghĩa
Việc phân chia các nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết.mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu của bữa ăn.
a./ Cơ sở khoa học
1./ Phân nhóm thức ăn
II./ GÍA TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÁC NHÓM THỨC ĂN
2./ Cách thay thế thức ăn lẫn nhau
Cần phải thường xuyên thay đổi món ăn cho ngon miệng, hợp khẩu vị
Nên thay thế thức ăn trong cùng một nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng không bị thay đổi
Vì sao phải thay thế thức ăn? Nên thay bằng cách nào?
Ở nhà mẹ em thường thay đổi món ăn trong từng bữa ăn như thế nào?
nguon VI OLET