BÀI 15: HOÁ TRỊ VÀ SỐ OXI HOÁ
I- HOÁ TRỊ.
1.Hoá trị trong hợp chất ion
Qui tắc: Trong hợp chất ion, hoá trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hoá trị của nguyên tố đó
Thí dụ: - Trong hợp chất NaCl, Na có điện hoá trị là 1+, Cl có điện hoá trị là 1-.
- Trong hợp chất CaF2, Ca có điện hoá trị là 2+, F có điện hoá trị là 1-
Tại sao lại như vậy
VÌ:
-NaCl là hợp chất ion được tạo nên từ cation Na+ và anion Cl-. Theo qui tắc trên thì Na có điện hoá trị là 1+ và Cl có điện hoá trị là 1-
- CaF2 là hợp chất ion được tạo nên từ cation Ca2+ và anion F-. Nên Ca có điện hoá trị là 2+ và F có điện hoá trị là 1-.
Chú ý: Khi viết điện hoá trị của nguyên tố thì ghi giá trị điện tích trước, dấu của điện sau
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1.

Câu hỏi: Em hãy xác định điện hoá trị của từng nguyên tố trong mỗi hợp chất ion sau:
K2O, MgCl2, Al2O3 ,KBr.
Trả lời: K+2O2-, Mg2+Cl-2 , Al3+2O2-3, K+Br-
điện hoá trị 1+ 2- 2+ 1- 3+ 2- 1+ 1-
Câu hỏi : Qua trên em có nhận xét gì về điện hoá trị của các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA, IIA, IIIA, và các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA
2. Hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị
Qui tắc: Trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hoá trị của nguyên tố đó
Chú ý: để xác định được cộng hoá trị của 1 nguyên tố trong phân tử thì ta phải viết được công thức cấu tạo của phân tử đó
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi: Viết công thức cấu tạo của H2O, CH4,CO2 và xác định cộng hoá trị của từng nguyên tố trong mỗi phân tử.
“Số oxi hoá của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, nếu giả định rằng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion”
II- SỐ OXI HOÁ.
1. Khái niệm.
2. Qui tắc xác định.
a. Qui tắc 1: Số oxi hoá của nguyên tố trong các đơn chất bằng 0.
thí dụ: trong đơn chất Na,Cu, Zn, O2, H2, N2, thì số oxi hoá của Na,Cu, Zn, O, H, N đều bằng 0
b. Qui tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tố bằng 0
c. Qui tắc 3: Số oxi hoá của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tố bằng điện tích của ion
Thí dụ: Số oxi hoá của các nguyên tố ở các ion K+, Ca2+, Fe3+ Cl-, S2-, lần lượt là +1, +2, +3, -1, -2
d. Qui tắc 4: Trong hầu hết các hợp chất
-số oxi hoá của H bằng +1 trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2…).
-số oxi hoá của O bằng –2, trừ trường hợp OF2 ,peoxit (H2O2.,K2O2..), supeoxit ( KO2 , NaO2….)
Thí dụ : Tính số oxi hoá của N trong amoniac NH3, axít nitrơ HNO2, anion nitrat NO3- ,anion amoni NH4+
Chú ý cách viết số oxi hoá: số oxi hoá được viết bằng chữ số thường,dấu đặt trước và được đặt trên kí hiệu nguyên tử Ví dụ:
LUYỆN TẬP
Bài 1. Hoàn thành bài tập sau:
ĐÁP ÁN:
3
0
0
1
- 2
2
1
+ 1
- 1
+ 3
1 -
3 +
- 1
+ 1
1 -
1+
Câu 2: Xác định số Oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất và Ion sau:
Kết luận:
- Trong hợp chất, nguyên tố có độ âm điện lớn có số Oxi hóa âm, nguyên tố có độ âm điện nhỏ có số Oxi hóa dương
Kim loại nhóm IA luôn có số Oxi hóa là +1
Kim loại nhóm IIA luôn có số Oxi hóa là +2
nguon VI OLET