CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ THAO GIẢNG ĐỢT I NĂM HỌC 2018 - 2019
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Trình bày các tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí?
Câu 2: Trình bày thành phần, tính chất, ứng dụng của vật liệu vô cơ?
Trong cơ khí để giảm thời gian gia công các chi tiết, nâng cao năng suất lao động cần phải có phôi. Vậy phôi được tạo ra như thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi trên chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 16: “Công nghệ chế tạo phôi” để hiểu rõ hơn về nội dung này.
Tiết 1.
I. CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÚC
1. Bản chất
Câu hỏi: Các em hãy quan sát hình ảnh sau và cho biết bản chất của phương pháp đúc là gì?
BÀI 16. CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI
(2 tiết)
Bản chất: Nấu chảy kim loại rót vào khuôn, kim loại kết tinh và nguội thu được sản phẩm có hình dạng kích thước của lòng khuôn đúc.
Trong thực tế, có nhiều phương pháp đúc khác nhau:
- Đúc trong khuôn cát
- Đúc trong khuôn kim loại…
2. Ưu, nhược điểm.
a. Ưu điểm
Các em hãy quan sát các hình ảnh sau và cho bết ưu điểm của phương pháp đúc?
b. Nhược điểm
- Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.
- Có thể đúc các vật có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn.
- Tạo ra các vật có hình dạng, kết cấu bên trong và bên ngoài phức tạp.
Tạo ra các khuyết tật như rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy lòng khuôn, vật đúc bị nứt…
3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát
Các em hãy quan sát các hình ảnh sau và cho bết quá trình đúc trong khuôn cát gồm mấy bước, là những bước nào?
Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát gồm 4 bước.
B1. Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn.
Mẫu: hình dạng sản phẩm cần đúc
Vật liệu: Cát (70-80%), chất kết dính (10-20%), nước
B2. Tiến hành làm khuôn.
Tạo khuôn trên nền cát được lòng khuôn có hình dạng, kích thước vật cần đúc.
B3. Chuẩn bị vật liệu nấu.
Kim loại, hợp kim, than đá, chất trợ dung
B4. Đúc
Nấu chảy và rót gang lỏng vào khuôn cát đã chuẩn bị, sau khi gang kết tinh và nguội, dỡ khuôn thu được sản phẩm
Sơ đồ quá trình đúc trong khuôn cát
Bài tập củng cố
Câu 1:
Rót kim loại lỏng vào khuôn, đợi kim loại kết tinh và nguội, dỡ khuôn thu sản phẩm, được gọi là:
A. Làm khuôn
B. Chuẩn bị vật liệu nấu
C. Đúc
D. Cả 3 đáp án trên.
Bài tập củng cố
Câu 2:
Ưu điểm của phương pháp đúc là:
A. Chỉ đúc được kim loại
B. Chỉ đúc được phi kim
C. Chỉ đúc được hợp kim
D. Đúc được tất cả các kim loại và các hợp kim khác nhau
Bài tập củng cố
Câu 3:
Nhược điểm của phương pháp đúc là:
A. Không đúc được các vật có hình dạng phức tạp
B. Không đúc được các vật có khối lượng hàng tấn
C. Có thể tạo ra các khuyết tật
D. Cả 3 đáp án trên.
Bài tập củng cố
Câu 4:
Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát gồm:
A. 3 bước
B. 4 bước
C. 5 bước
D. 6 bước.
Bài tập củng cố
Câu 5:
Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát có bước 2 là:
A. Chuẩn bị mẫu
B. Làm khuôn
C. Chuẩn bị than đá, gang
D. Nấu gang
Vừa rồi, thầy đã cùng các em nghiên cứu xong phần Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
Về nhà: các em học bài, trả lời câu hỏi cuối bài
Đọc trước và chuẩn bị phần còn lại của bài học


BÀI HỌC HÔM NAY TỚI ĐÂY LÀ KẾT THÚC.
XIN MỜI CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM NGHỈ
nguon VI OLET