B17
CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI
Thực Hiện: Đặng Hoàng Long – 11B2 – THPT Thanh Đa, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
I – Nguyên Lý Cắt & Dao Cắt
1/ Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt:
Là lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phôi nhờ các dụng cụ cắt (dao cắt, máy cắt…) để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
Kết luận:
Phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt là phương pháp gia công phổ biến trong ngành chế tạo cơ khí.
Phương pháp này tạo ra các chi tiết có độ chính xác và độ bóng bề mặt cao.
2, Nguyên lý cắt

Phôi : Là vật liệu ban đầu dùng trong gia công
     Ví dụ: Các phôi đúc, phôi rèn, phôi dập….

Phoi :  Là vật liệu dư thừa trong quá trình gia công
      Ví dụ: Phoi bào khi bào gỗ, mùn cưa khi cưa, mạt thép khi mài và dũa thép, …

a, Quá trình hình thành phoi

Giả sử phôi cố định, dao chuyển động tịnh tiến. Dưới tác dụng của lực, dao tiến vào phôi làm cho lớp kim loại phía trước dịch chuyển theo các mặt trượt tạo thành phoi
Các loại phoi:
Phoi vụn: Gia công vật liệu giòn như gang
Phoi xếp: gia công vật liệu dẻo như thép cácbon
Phoi dây: gia công vật liệu dẻo như đồng, nhôm
b, Chuyển động cắt:

Để dao cắt được kim loại giữa dao và phôi phải có sự chuyển động tương đối với nhau.
3, Dao cắt:
a, Các mặt của dao:

Mặt trước: mặt tiếp xúc với phoi.
Mặt sau: mặt đối diện với bề mặt đang gia công của phôi.
Lưỡi cắt: giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau của giao tiện.
Mặt đáy: mặt phẳng tì của dao trên đài gá dao.



Dao tiện cắt đứt
b, Góc của dao:

Góc trước γ  là góc tạo bởi mặt trước với mặt phẳng song song với mặt đáy của dao. Góc γ càng lớn thì phôi thoát càng dễ.
Góc sau α là góc tạo bởi mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao với mặt đáy của dao. Góc  αα càng lớn thì ma sát giữa  phôi với mặt sau của dao càng nhỏ.
Góc sác β là góc tạo bởi mặt sau với  mặt trước của dao. Góc β  càng nhỏ thì dao càng sắc nhưng dao yếu và chóng mòn.



Các góc của dao
C, Vật liệu làm dao
Thân dao được làm bằng thép tốt như thép 45

Bộ phận cắt của dao được chế tạo từ các loại vật liệu có độ cứng, khả năng chống mài mòn và khả năng bền nhiệt cao như thép gió, hợp kim cứng
II – Gia Công Trên Máy Tiện
1, Máy tiện
Tiện là phương pháp gia công: phôi quay tròn và dụng cụ cắt chuyển động tịnh tiến để tạo hình chi tiết.
Máy tiện hoạt đông được là nhờ có động cơ diện 3 pha hoặc 1 pha nối với trục chính của máy tiện qua hệ thống puli đai truyền và bộ phận diều chỉnh tốc độ, chế độ làm việc của máy tiện
Các bộ phận máy tiện:
2, Các chuyển động khi tiện:

Khi tiện có các chuyển động sau:
Chuyển động cắt:  Phôi quay tròn tạo ra tốc độ cắt latex(Vc) (m/phút)
Chuyển động cắt là chuyển động đi trường từ trục chính của máy ra phôi hoặc dụng cụ để tạo ra vận tốc cắt, chính chuyển động này có thể quay hoặc tịnh tiến
Chuyển động tịnh tiến dao dọc
Khi tiện có các chuyển động sau:

Chuyển động tiến dao gồm:
1. Chuyển động tiến dao ngang Sng được thực hiện nhờ bàn dao ngang 6 để cắt đứt phôi hoặc gia công mặt đầu 
Khi tiện có các chuyển động sau:
Chuyển động tiến dao gồm:
2. Chuyển động tiến dao dọc Sd được thực hiện nhờ bàn dao trên 4 hoặc bàn xe dao 7 để gia công theo chiều dài chi tiết
Khi tiện có các chuyển động sau:
Chuyển động tiến dao gồm:
3. Chuyển động tiến dao phối hợp: Phối hợp hai chuyển động tiến dao ngang và tiến dao dọc tạo thành chuyển động tiến dao để gia công các mặt côn hoặc các mặt định hình
3, Khả năng gia công của máy tiện
Tiện được:
Các mặt tròn xoay bên ngoài và bên trong
Các mặt đầu , mặt côn ngoài và côn trong , các mặt tròn xoay định hình 
Các loại ren ngoài và ren trong
Các vật liệu kim loại và phi kim loại
Độ chính xác của gia công tiện phụ thuộc:
Độ chính xác của máy tiện.
Độ cứng vững của hệ thống công nghệ.
Dụng cụ cắt.
Trình độ tay nghề của công nhân. 
HẾT

Xin cám ơn!
Thực Hiện: Đặng Hoàng Long – 11B2 – THPT Thanh Đa, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
nguon VI OLET