LÝ THUYẾT HÀN
MÔN HỌC
BÀI 1:
BÀI 2:
Chương 6
VẬT LIỆU,THIẾT BỊ HÀN- CẮT HƠI
LÝ THUYẾT HÀN - Vũ Thị Hồng Thúy
BÀI 3:
BÀI 4:
KHÁI NIỆM CHUNG
BÌNH CHỨA KHÍ VÀ VAN GIẢM ÁP
MỎ HÀN VÀ MỎ CẮT
BÌNH SINH KHÍ VÀ BÌNH BẢO HIỂM
I. Bình chứa khí
Bình chứa khí dùng để đựng các chất khí từ nơi chế tạo đến nơi sử dụng, người ta nạp vào các bình thép có hình dạng giống như chai thủy tinh có dung tích thường là 40dm3.
Để phân biệt các chất khí trong bình, ngoài vỏ bình người ta sơn màu với các màu khác nhau.Cụ thể là: Màu xanh là khí o xi, màu trắng, đỏ là khí C2H2.
1. Khái quát chung
2. Bình chứa oxi
2.1 Cấu tạo:
Vỏ bình làm bằng thép cán có chiều dày từ 5 – 8mm với dung tích là 40dm3, phía ngoài bình sơn màu xanh có đường kính ngoài là 219 mm, cao 1390mm, nặng 67kg ( khi bình chưa có không khí).
- Khí oxi được nén vào bình có áp suất 150at ( 150kg/cm2 )
Để tính được lượng khí có trong bình (Vt)
Ví dụ: Vt= V0 x P = 40 x 150 = 6000 dm3 = 6m3
- Đế bình làm bằng thép.
- Van đóng mở làm bằng đồng thau( bởi vì thép sẽ bị ăn mòn rất mạnh trong môi trường o xi nén).
- Tay vặn và nắp đậy có thể chế tạo bằng hợp kim nhôm hoặc bằng nhựa
Bình oxi làm việc đều ở vị trí thẳng đứng hoặc hơi nghiêng và được cột chặt. Bình được để ở nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt, tránh để phơi nắng. Trong quá trình vận chuyển không được để bình va chạm hoặc rơi. Các dụng cụ phòng hộ của thợ không được dính dầu mỡ khi mở. Trước khi lắp van giảm áp vào phải xả khí oxi ra ngoài 1 ÷2 lần. Không được lấy hết khí ở trong bình (tối thiểu phải để lại khí trong bình khoảng 0,5÷ 1at).
2.2 Cách sử dụng và bảo quản
3. Bình chứa axetylen
3.1 Cấu tạo
Giống như bình oxi chỉ có khác là trên cổ bình và dưới đáy bình gắn 4 con ốc chì bảo hiểm (để phòng áp suất bình lên quá cao 4 con ốc chì sẽ bung ra làm giảm áp suất.Van đóng mở làm bằng thép, không được dùng hợp kim đồng chứa quá 70% đồng, bởi vì khi tiếp xúc với C2H2 đồng trở thành đồng axetylen rất dễ nổ gây nguy hiểm. Khí C2H2 nén vào trong bình có áp suất tối đa là 16at. Trong bình C2H2 chứa đầy chất xốp thấm axeton (CH3COCH3 ) với mục đích là hòa tan C2H2 trở thành không nguy hiểm vì không nổ nữa và nằm lại trong khối xốp ( 1kg CH3COCH3 hòa tan được 28kg C2H2, nó thấm vào khối xốp và làm cho bình axetylen không nguy hiểm). Khối xốp cần phải mềm và có độ xốp tối đa, phải trơ tức là không có tác dụng hóa học đối với kim loại bình, axeton và axetylen, không sinh cặn bẩn trong quá trình làm việc. Axeton là một trong những chất hòa tan axetylen tốt nhất, nó thấm vào khối xốp và khi cho axetylen vào bình thì nó hòa tan C2H2.
3.2 Cách sử dụng và bảo quản
Bình axetylen khi làm việc để ở vị trí thẳng đứng hoặc hơi nghiêng và được cột chặt, để bình ở nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh nắng mặt trời. Khi mở van bình axetylen bốc hơi ra khỏi axeton dưới dạng khí và ra tới mỏ hàn. Trong quá trình vận chuyển không được để bình va chạm hoặc rơi, không được lấy hết khí trong bình mà phải để lại một áp suất tối đa 0,5 ÷1at.
II. Van giảm áp
1. Công dụng
Dùng để giảm áp suất cao của khí ở trong bình chứa xuống áp suất thấp phù hợp với chế độ hàn, điều chỉnh lượng tiêu hao khí nén và giữ cho áp suất của hỗn hợp khí ở đầu mỏ hàn ổn định không phụ thuộc vào sự thay đổi áp suất trong bình chứa (giữ cho áp suất đó không thay đổi trong quá trình làm việc).
Van giảm áp đối với oxi có thể giảm áp suất từ 150at xuống 1 ÷ 5at. Đối với khí C2H2 có thể giảm xuống dưới 1,5at.
2. Cấu tạo và nguyên lý vận hành của van giảm áp
2.1 Cấu tạo
1. Ống dẫn khí vào
2. Đồng hồ cao áp
3. Lò xo
4. Buồng P cao
5. Van
6. Van an toàn
7. Đồng hồ P thấp
8. Buồng P thấp
9. Lò xo
10. Vít điều chỉnh
11. Màng cao su
12. Thanh chống
2.2 Vận hành
* Chuẩn bị: Lắp đồng hồ vào bình khí.
* Vận hành: Mở van ở bình chứa khí, khí từ bình chứa theo ống 1 vào buồng cao áp 4. P trong buồng 4 được đo bằng đồng hồ 2. Nhờ có khe hở dưới nắp van 5 khí sẽ đi xuống buồng thấp áp 8 với P được đo bằng đồng hồ 7. Điều chỉnh thể tích ở buồng 8 để có P yêu cầu bằng cách điều chỉnh màng cao su 11 nhờ vít 10 thông qua lò xo 9. Trong quá trình hàn, vì một lý do nào đó áp suất ở buồng 8 thay đổi thì nó sẽ tự điều chỉnh lấy.
Ví dụ: Nều nhu cầu bên ngoài sử dụng nhiều thì P ở buồng 8 giảm, lò xo 9 giãn ra nâng màng cao su 11, thanh chống 12 và nắp van 5 lên làm cho thể tích ở buồng 8 thu hẹp lại đồng thời lúc đó cửa van 5 mở ra lượng khí từ buồng 4 đi xuống nhiều hơn, do đó P ở buồng 8 lại tăng lên đến mức yêu cầu. Ngược lại nếu nhu cầu bên ngoài sử dụng ít thì P buồng 8 tăng lên, lúc đó màng cao su 11 sẽ nén lò xo 9 lại kéo thanh chống 12 và nắp van 5 xuống làm cho cửa van 5 thu hẹp lại, khí từ buồng 4 đi xuống ít hơn và áp suất buồng 8 lại được giảm đến mức yêu cầu.Nếu nhu cầu bên ngoài vì một lý do nào đó ngừng hoạt động thì áp suất khí trong buồng 8 tăng lên quá mức làm cho màng cao su 11 không thể ép được lò xo 9 xuống nữa thì van an toàn 6 sẽ tự mở và khí được thoát ra ngoài.
nguon VI OLET