Nhiệt liệt chào mừng các em học sinh
HỌC TIẾT ONLINE HÓA HỌC 8
GV dạy: Bùi Văn Hòa
Tổ: Khoa học Tự nhiên
CHƯƠNG 1:

CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ
NỘI DUNG CHÍNH
Chất có ở đâu?
Nước tự nhiên là chất hay hỗn hợp?
Nguyên tử là gì, gồm những thành phần cấu tạo nào?
Nguyên tố hóa học và nguyên tử khối là gì?
Phân tử và phân tử khối là gì?
Đơn chất và hợp chất khác nhau thế nào, chúng hợp thành từ những loại hạt nào?
Công thức hóa học dùng biểu diễn chất, cho biết những gì về chất?
Hóa trị là gì? Dựa vào đâu để viết đúng cũng như lập được công thức hóa học của hợp chất?
CHƯƠNG 1:

CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ
Bài 2. Chất
Nội dung bài học
I. Chất có ở đâu?
II. Tính chất của chất
III. Chất tinh khiết
Nhôm, inox
Gỗ (xenlulozo)
Thủy tinh
Nhôm, sắt, nhựa...
I. CHẤT CÓ Ở ĐÂU?
Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể ở đó có chất
Một vật thể có thể được tạo nên từ một hay nhiều chất
Một chất có thể tạo nên nhiều vật thể khác nhau
Quan sát bảng thống kê trên và cho biết
Những đặc điểm trên của các chất được gọi là gì?
Những đặc điểm trên có thay đổi hay không?
II. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
Mỗi chất có những tính chất nhất định
Mỗi chất đều có những tính chất nhất định không bao giờ thay đổi. Nếu tính chất của chất đó thay đổi thì chất cũng thay đổi
a. Tính chất của chất
Tính chất vật lý
Trạng thái, màu sắc, mùi, vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,
khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt,...
Tính chất hóa học
Tính cháy, khả năng bị phân hủy, khả năng oxi hóa,...
Làm thế nào để biết được tính chất của chất?
Xác định tính chất của chất
Mỗi chất có những tính chất nhất định
a. Tính chất của chất
b. Làm thế nào biết được tính chất của chất
Quan sát: Giúp nhận định một số tính chất bề ngoài của chất
Dùng dụng cụ đo: để xác định nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của chất
Làm thí nghiệm: để xác định tính tan, tính dẫn điện, dẫn nhiệt của chất
II. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
Suy nghĩ trả lời
Câu 2. Axit sunfuric đặc gây bỏng rất nặng nên phải hết sức cẩn thận khi làm thí nghiệm với axit sunfuric đặc, không để axit dính vào da, mắt, quần áo, vải.
Câu 1. Cồn và nước đều là những chất lỏng trong suốt, không màu. Tuy nhiên, cồn cháy được trong không khí, còn nước thì không. Do đó, có thể phân biệt cồn với nước bằng cách đốt cháy chất lỏng trong không khí.
+ Nếu chất lỏng cháy được là cồn.
+ Nếu chất lỏng không cháy được là nước
Câu 3. Ứng dụng của nhôm
+ Có thể dát mỏng như tờ giấy (giấy bạc bọc thức ăn) để làm vật liệu
+ Dùng làm các dụng cụ nhà bếp do có tính dẫn nhiệt tốt
+ Các hợp kim của nhôm tạo thành một thành phần quan trọng của máy bay và tên lửa
II. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
1. Mỗi chất có những tính chất nhất định
a. Tính chất của chất
b. Làm thế nào biết được tính chất của chất
2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất
Biết cách sử dụng chất
Biết ứng dụng chất thích hợp vào trong đời sống và sản xuất
CỦNG CỐ
Câu 1. Cho các vật thể sau: hoa đào, hoa mai, con người, cây cỏ, quần áo. Hãy cho biết vật thể nào là vật thể nhân tạo?
A. Hoa mai, hoa đào
B. Cây cỏ
C. Quần áo
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 2. Cho các câu sau: a) Than chì là chất dùng làm lõi bút chì. b) Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su, ... Trong hai câu trên, vật thể là:
A. Than chì, sắt, nhôm, cao su
B. Lõi bút chì, xe đạp
C. Than chì, xe đạp
D. Lõi bút chì, sắt, nhôm, cao su,...
Câu 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “ Thủy ngân là kim loại nặng có ánh bạc, có dạng (1) ... ở nhiệt độ thường. Thủy ngân thường được sử dụng trong (2) ..., (3) ... và các thiết bị khoa học khác.”
A.(1) rắn, (2) nhiệt độ, (3) áp kế
B.(1) lỏng, (2) nhiệt kế, (3) áp kế
C. (1) khí, (2) nhiệt kế, (3) áp suất
D. (1) khí, (2) nhiệt kế, (3) áp suấp
CỦNG CỐ
Câu 4. Tính chất nào sau đây có thể quan sát được mà không cần đo hay làm thí nghiệm để biết?
A. Tính tan trong nước
B. Khối lượng riêng
C. Màu sắc
D. Nhiệt độ nóng chảy
Câu 5. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “Cao su là chất…., có tính chất đàn hồi, chịu được ăn mòi nên được dùng chế tạo lốp xe”
A. Thấm nước
B. Không thấm nước
C. Axit
D. Muối
Câu 6. Tìm từ sai trong câu sau
“Thủy tinh, đôi khi trong dân gian còn được gọi là kính hay kiếng, là một chất lỏng (1) vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có vật chất (2) theo ý muốn.
Thân mía gồm các vật thể (3): đường (tên hóa học là saccarozo (4)), nước, xenlulozo…”
A. 1,2,4
B. 1,2,3
C. 2,3,4
D. 1,2,3,4
III. CHẤT TÍNH KHIẾT - HỖN HỢP
Nước khoáng và nước cất có điểm gì khác nhau?
III. CHẤT TÍNH KHIẾT - HỖN HỢP
Nước khoáng và nước cất có điểm gì khác nhau?
Nước khoáng gồm nhiều chất tạo nên gồm nước, muối khoáng,...
Nước cất chỉ do nước tạo ra.
Nước khoáng là hỗn hợp
Nước cất là chất tinh khiết
Vậy chất tinh khiết là gì? hỗn hợp là gì?
SƠ ĐỒ CHƯNG CẤT NƯỚC TỰ NHIÊN
III. CHẤT TÍNH KHIẾT - HỖN HỢP
Chất tinh khiết - Hỗn hợp
Hỗn hợp là do hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo nên.
Tính chất của hỗn hợp thay đổi tùy thuộc vào tính chất của thành phần
Chất tinh khiết chỉ gồm 1 chất tạo nên, là chất có thành phần và tính chất xác định.
AIR
DISTILLED WATER
Câu hỏi: Cho các hỗn hợp: Hỗn hợp A gồm muối ăn và nước; Hỗn hợp B gồm muối và bột sắt; Hỗn hợp C gồm dầu ăn và nước; Hỗn hợp D gồm cát và nước

1/ Hãy đề xuất phương pháp thích hợp để tách muối ăn, cát và dầu ra khỏi mỗi hỗn hợp
Phương pháp
Hỗn hợp Lọc Cô cạn Chiết Nam châm
A
B
C
D

2/ Dựa vào tính chất nào để có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp?
Câu hỏi: Cho các hỗn hợp: Hỗn hợp A gồm muối ăn và nước; Hỗn hợp B gồm muối và bột sắt; Hỗn hợp C gồm dầu ăn và nước; Hỗn hợp D gồm cát và nước

1/ Hãy đề xuất phương pháp thích hợp để tách muối ăn, cát và dầu ra khỏi mỗi hỗn hợp
Phương pháp
Hỗn hợp Lọc Cô cạn Chiết Nam châm
A
B
C
D
2/ Dựa vào tính chất nào để có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp?
A. Muối ăn tan trong nước, nước bay hơi khi đun sôi thu được muối khan.
B. Từ tính của sắt, sắt bị nam châm hút, bột thì không.
C. Dầu và nước không hòa tan vào nhau.
D. Cát không tan trong nước.
III. CHẤT TÍNH KHIẾT - HỖN HỢP
Chất tinh khiết - Hỗn hợp
2. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
Dựa vào tính chất của các chất có trong hỗn hợp không thay đổi, người ta đã dùng phương pháp bay hơi, chiết, lọc, chưng cất, từ tính,...để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp.
CỦNG CỐ
Câu 1. Chất nào sau đây được coi là tinh khiết
A. Nước cất
B. Nước lọc
C. Nước mưa
D. Các đồ uống có gas
Câu 2. Kim loại thiếc có nhiệt độ nóng chảy xác định là 232 độ C. Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 180 độ C. Cho biết thiếc hàn là chất tinh khiết hay có trộn lẫn chất khác? Giải thích?
A. Thiếc hàn là hỗn hợp thiết và chì có nhiệt độ nóng chảy cao hơn thiếc nguyên chất.
B. Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy khác thiếc (thấp hơn thiếc nguyên chất). Pha thêm chì để hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, tiện cho việc hàn kim loại bằng thiếc.
C. Thiếc hàn là chất tinh khiết vì nhiệt độ nóng chảy cao hơn.
D. Thiếc hàn là chất tinh khiết vì nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.
CỦNG CỐ
Câu 3. Cách hợp lí để tách muối từ nước biển là:
A. Lọc
B. Bay hơi
C. Chưng cất
D. Để yên thì muối sẽ tự lắng xuống
Câu 4. Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng phương pháp chưng cất là:
A. Đường và muối
C. Bột than và bột sắt
B. Cát và muối
D. Nước và rượu
Câu 5. Chất tinh khiết là chất
A. Chất lẫn ít tạp chất
B. Chất không lẫn tạp chất
C. Chất lẫn nhiều tạp chất
D. Có tính chất thay đổi
Câu 6. Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được trong chất lỏng là tinh khiết?
A. Không màu, không mùi
B. Không tan trong nước
C. Lọc được qua giấy lọc
D. Có nhiệt độ sôi nhất định
nguon VI OLET