KÍNH CHÀO THẦY, CÔ GIÁO CÙNG CÁC EM HỌC SINH
Phân môn
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
CHÀO MỪNG THẦY CÔ VỀ THĂM LỚP, DỰ GIỜ

Thiết kế bài giảng: Đậu Thị Hoài Thường
Mĩ thuật 5
BÀI 25:
Bức tranh này của hoạ sĩ nào ?
Bùi Xuân Phái
Nguyễn Đỗ Cung
Du kích tập bắn (tranh màu bột của Nguyễn Đỗ Cung)
hoạ sĩ khác
Hoạ sĩ nào vẽ bức tranh này?
Sĩ Tốt
Tô Ngọc Vân
Thiếu nữ bên hoa huệ
(tranh sơn dầu của
Tô Ngọc Vân)
Trần Văn Cẩn
Tô Ngọc Vân
Trần Văn Cẩn
Hoạ sĩ nào là tác giả của bức tranh này?
Nguyễn Tiến Chung
Gội đầu
(tranh khắc gỗ mầu của
Trần Văn Cẩn)
Bài 25. Thường thức mĩ thuật
Xem tranh: BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC
Tìm hiểu về hoạ sĩ Nguyễn Thụ
1. Hoạ sĩ Nguyễn Thụ sinh năm nào ? Quê ở đâu ?
2.Hoạ sĩ đã giữ chức vụ gì trong ngành mĩ thuật?
3. Hoạ sĩ Nguyễn Thụ đã được tặng những giải thưởng cao
quý nào ?
4. Chất liệu vẽ tranh nào đem lại nhiều thành công nhất
cho các tác phẩm của hoạ sĩ Nguyễn Thụ ?
5. Hoạ sĩ Nguyễn Thụ đam mê vẽ tranh về những đề tài nào ?
6. Kể tên vài bức tranh của hoạ sĩ Nguyễn Thụ ?
1.Vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ
► Hoạ sĩ Nguyễn Thụ sinh năm 1930. Quê ở xã Đắc Sở,
huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông là
Hiệu trưởng Trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội từ năm 1985
đến năm 1992. Ông được phong hàm Phó Giáo sư năm
1984, được tặng Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1988.

► Hoạ sĩ trưởng thành trong kháng chiến, ông vẽ tranh bằng
nhiều chất liệu, thành công nhất là tranh lụa.

►Phong cảnh và con người miền núi luôn là đề tài mà hoạ sĩ
yêu thích. Ông có nhiều tranh được giải thưởng trong nước
và quốc tế như : Dân quân, Đấu vật, Làng ven núi, Mùa
đông, Mẹ ru con, Bác Hồ đi công tác,...

►Hoạ sĩ Nguyễn Thụ được tặng Giải thưởng Nhà nước về
Văn học - Nghệ thuật năm 2001.
2. Xem tranh Bác Hồ đi công tác
(chất liệu lụa của hoạ sĩ Nguyễn Thụ)
1. Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ trong bức tranh ?
2. Dáng vẻ của từng nhân vật trong tranh như thế nào?
3. Hình dáng hai con ngựa như thế nào?
4. Màu nào là chủ đạo, màu sắc của tranh rực rỡ hay trầm ấm?
5. Cách vẽ trong tranh cho ta cảm giác mạnh mẽ, dứt khoát hay nhẹ nhàng, uyển chuyển?
a. Xem tranh và nhận xét
6. Theo em, bức tranh
thuộc đề tài nào ?
Em cảm nhận được những âm thanh gì
qua các hình ảnh của bức tranh ?
b. Nhận xét chung
Hình ảnh trong tranh :

►Hình ảnh chính trong tranh là Bác Hồ và anh chiến sĩ
cảnh vệ cưỡi ngựa qua suối trên đường đi công tác. Bác
ngồi ung dung, thư thái trên lưng ngựa với chiếc túi khoác
trên vai cho thấy phong cách giản dị, gần gũi của Người.

►Hình ảnh phụ là những bụi lau trổ bông trắng đang lay
động ngả theo chiều gió, mặt nước suối lung linh, hơi
sương mờ dưới ánh nắng sớm mai,... gợi cho người xem
cảm nhận được hương sắc tinh khôi, trong lành của núi
rừng chiến khu Việt Bắc.
Màu sắc và bố cục :

►Lấy màu nâu hồng làm chủ đạo với các độ đậm nhạt đan xen rất tinh tế tạo nên hoà sắc nhẹ nhàng, trầm và ấm, hấp dẫn người xem.

►Bố cục đơn giản, tập trung cho hình ảnh chính làm rõ thêm nội dung cần diễn tả là hình tượng Bác Hồ.
Kết luận :

Bố cục tập trung, hình ảnh cô đọng, màu sắc giản dị, tranh
“Bác Hồ đi công tác” là một trong những tác phẩm rất thành
công vẽ về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
3. Xem tranh khác của hoạ sĩ Nguyễn Thụ
Mẹ ru
con
(tranh
lụa)
Bác Hồ
bên cửa sổ
(tranh lụa)
Mùa Xuân lại đến
(tranh lụa)
Nhớ người những sớm tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
(nhà thơ Tố Hữu)
Bác Hồ thăm lớp vỡ lòng (tranh sơn dầu của hoạ sĩ Đỗ Hữu Huề)
Bác Hồ về nước (tranh sơn dầu của hoạ sĩ Trịnh Phòng)
DẶN DÒ HỌC SINH :
Qua bài học này chúng ta biết thêm một hoạ sĩ tên tuổi trong làng hội hoạ Việt nam và hình tượng Bác Hồ qua các tác phẩm hội hoạ thật giản dị và gần gũi. Chúng ta dừng bài học tại đây.
Sau bài này, các em hãy sưu tầm thêm tranh ảnh về Bác Hồ để dán vào giấy hoạc đóng thành tập tư liệu, rất bổ ích cho quá trình học tập ở các lớp trên.
Chuẩn bị cho bài học sau, các em cũng tìm và cắt lấy vài dòng chữ in hoa trên báo, tạp chí để tham khảo. Nhớ đọc trước nội dung bài 26, trang 80 sách giáo khoa.
Chúc các em vui khoẻ, học giỏi !
CHÀO TẠM BIỆT CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM !
nguon VI OLET