TIẾT 3. BÀI 5. THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
CỦA MĨ THUẬT THỜI LÊ
II. ĐIÊU KHẮC
TƯỢNG PHẬT BÀ QUAN ÂM NGHÌN TAY NGHÌN MẮT
- CHÙA BÚT THÁP – BẮC NINH
II. Điêu khắc và Chạm khắc
1, Điêu khắc
- Tượng được tạc vào năm 1656, chất liệu gỗ, hiện tượng được đặt tại chùa Bút Tháp – Bắc Ninh.
- Toàn bộ tượng cao 3.7m (Bệ cao 1.7m). Tượng có 42 tay lớn, 952 tay nhỏ. Trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt tạo thành vầng hào quang tỏa sáng xung quanh tượng.
- Tượng được tạc với kĩ thuật điêu luyện, tinh xảo diễn tả được vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa, đẹp mắt.
* Tác giả tạo tác nên tượng là Nghệ nhân Trương Thọ Nam
(Trên bệ tượng ghi: Nam Đông Giao, Thọ Nam - Trương tiên sinh - phụng khắc. Tạm hiểu: Nam Đông Giao là địa chỉ, Thọ Nam là tên hiệu, Trương là họ, tiên sinh là bậc trí giả, phụng khắc là phụng mệnh trời đất dựng tượng để thờ)
Kinh Phật giải thích rằng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt chính là “lục căn diệu dụng”, còn có ý nghĩa là tri và hành hợp nhất.
Hiểu một cách đơn giản, Phật bà có bao nhiêu bàn tay là có bấy nhiêu con mắt; có biết là có làm, có làm là có biết. Nếu chỉ có một trăm tay nhưng có tới nghìn mắt thì chỉ là biểu hiện cho việc biết nhiều làm ít, không lợi ích gì cho chúng sinh
Ngược lại, nếu có nghìn tay nhưng chỉ trăm mắt thì làm nhiều, làm một cách nhiệt tình, nhưng do không biết đầy đủ nên đem lại tổn hại cho chúng sinh.
Giáo lý nhà Phật đã thể hiện một cách sinh động và đầy hiện thực con đường tu hành thông qua hình tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Nếu đi đúng con đường ấy thì khả năng làm lợi ích an lạc cho chúng sinh là rất lớn.
Pho tượng có tính tượng trưng cao, được lồng ghép hàng nghìn chi tiết mà vẫn mạch lạc về bố cục, hài hòa về diễn tả hình khối, đường nét – là tác phẩm điêu khắc xuất sắc trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam
nguon VI OLET