Chương II TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
Bài 8 QUY LUẬT MEN ĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược nhau.
Ví dụ: Tính trạng màu sắc hoa : đỏ> < trắng
- Tính trạng: là những biểu hiện bên ngoài về đặc điểm hình thái, cấu tạo của cơ thể.

Tại sao chỉ bằng việc phân tích kết quả của các phép lai, Men đen lại có thể biết được bên trong tế bào của cơ thể, mỗi cặp nhân tố di truyền quy định một tính trạng và trong mỗi giao tử lại chỉ có một nhân tố di truyền ?
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC CỦA MENĐEN
* Đối tượng nghiên cứu Cây đậu hà lan:
Men đen được coi là cha đẻ của di truyền học: không chỉ vì phát hiện ra các quy luật di truyền cơ bản mà mở ra cách tiếp cận mới trong nghiên cứu di truyền cách tiếp cận thực nghiệm và định lượng)
Cây đậu Hà Lan
Vì: Dễ trồng, là cây hàng năm, có những tính trạng biểu hiện rõ dễ quan sát, tự thụ phấn nghiêm ngặt nên dễ tạo dòng thuần.
Những tính trạng của đậu Hà Lan được Men Đen nghiên cứu
(1) Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
(2) Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời F1, F2, F3.
(3) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.
(4) Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình
1. Phương pháp lai và phân tích con lai
Thí nghiệm men đen
Pt/c Hoa đỏ x Hoa trắng
F1 100% Hoa đỏ
Tính trạng trội
Tính trạng lặn
F1 x F1
Hoa đỏ x Hoa đỏ
F2 705 ¾ hoa đỏ : ¼ hoa trắng 224
3 trội : 1 lặn
F2 tự thụ phấn
ắ hoa d?
hoa trắng
100% hoa trắng
1 trắng t/c
100% hoa d?
3 hoa đỏ : 1hoa trắng
2 đỏ Không t/c
1 đỏ t/ c
=>F2
F3
2/3
1/3
hoa trắng
x

hoa đỏ x hoa đỏ
hoa đỏ x hoa đỏ
Menđen lặp lại thí nghiệm với 6 tính trạng khác và phân tích một số lượng lớn cây lai ở các đời con theo cách trên đều thu được kết quả tương tự
III. HÌNH THÀNH HỌC THUYẾT KHOA HỌC

MenĐen đã giải thích thí nghiệm của mình như thế nào?
* Phát biểu của Menden
Men đen đã vận dụng quy luật thống kê xác suất để lí giải tỉ lệ phân li 1:2:1 và đưa ra giả thuyết như sau:
- Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền quy định ( ngày nay gọi là cặp alen, cặp gen) Trong tế bào, các nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau.
- Bố (mẹ) chỉ truyền cho con (qua giao tử) 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền.
- Khi Thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử.
Ví dụ : Cây lai hoa đỏ F1 có cặp alen Aa

Xác suất một giao tử F1 chứa alen A là 0,5 và một giao tử chứa alen a là 0,5
Xác suất một hợp tử F2 chứa cả 2 alen A bằng tích của 2 xác suất (0,5 x 0,5 = 0,25)
Xác suất một hợp tử F2 có kiểu gen đồng hợp tử (aa) là 0,25
Xác suất một hợp tử F2 có kiểu gen dị hợp tử (Aa) là 0,25 + 0,25 = 0,5.
Để kiểm tra giả thuyết của mình men đen đã sử dụng phép lai phân tích
Để kiểm tra giả thuyết Men đen đã làm như thế nào?


TH1
P AA x aa
Gp A a

F1 Aa 100% (Đỏ)
TH2
P Aa x aa
Gp A, a a

F1 Aa 50% ; aa 50%
1 Đỏ : 1 Trắng

Lai phân tích : Là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội.
Các thí nghiệm lai kiểm nghiệm được tiến hành ở 7 tính trạng khác nhau của cây đậu Hà lan kết quả đúng như dự đoán của Men đen
PHT: Điền cụm từ còn thiếu vào dấu chấm sao cho nội dung về DTH hiện đại chính xác
Mỗi tính trạng do ……………. quy định, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, …….. …………………..Khi hình thành giao tử, các thành viên của cặp alen ……...................về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia.
một cặp alen
không hòa trộn vào nhau
phân li đồng đều
Đây chính là phát biểu của DTH hiện đại
IV. CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC CỦA QUY LUẬT PHÂN LI
Sau khi Men đen phát hiện ra sự tồn tại của nhân tố di truyền cùng các quy luật di truyền, các nhà khoa học nhận thấy có sự tương đồng giữa gen và nhiễm sắc thể.
- Trong tế bào sinh dưỡng, các gen và các nhiễm sắc thể luôn tồn tại thành từng cặp.
- Khi giảm phân tạo giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, mỗi nhiễm sắc thể trong từng cặp nhiễm sắc thể tương đồng cũng phân li đồng đều về các giao tử.
- Lôcut : là vị trí xác định của gen trên nhiễm sắc thể.
- Alen : là những trạng thái khác nhau của cùng một gen.
Sơ đồ lai:



Phiếu học tập số 2
Điền các alen tương ứng vào từng NST:
GP
GP
Giảm phân 1
Giảm phân 2
Đáp án phiếu học tập số 2
GP
Giảm phân 2
Giảm phân 1
Sơ đồ lai
Pt/c AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
GP A a
F1 Aa
100% hoa đỏ
F1x F1
Aa (hoa đỏ) x Aa (hoa đỏ)
GF1 1/2A ; 1/2 a 1/2A; 1/2 a
F2
KG
1/4AA
2/4Aa
1/4aa

KH
3/4 Hoa đỏ

1/4 Hoa trắng
Câu 1. Theo Menđen, trong phep lai về một cặp tính trạng tương phản, tính trạng được biểu hiện ở F1 gọi là
A. tính trạng lặn B. tính trạng trội
C. tính trạng trung gian D. tính trạng tương phản
Câu 2. Để biết kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội có thể căn cứ vào kết quả của
D. phép lai gần.
C. phép lai phân tích.
B. tự thụ phấn ở thực vật.
A. phép lai thuận nghịch.
Câu 3. Lai phân tích là phép lai giữa
A. 2 cơ thể có tính trạng tương phản nhau.
B. 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản.
C. cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen.
D. cơ thể mang kiểu gen trội với cơ thể có KG lặn.
Câu 4. Ở cà chua, gen (A) qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen (a ) quả vàng. Khi lai cây cà chua quả đỏ dị hợp với cây cà chua quả vàng, tỉ lệ phân tính ở đời lai là
A. 3 quả đỏ : 1 quả vàng
B. toàn quả đỏ.
C. 1 quả đỏ : 1 quả vàng.
D. 1 quả đỏ : 3 quả vàng.
Câu 5. Ở người mắt nâu (N) là trội hoàn toàn so với mắt xanh (n). Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, nhưng sinh ra con có đứa mắt xanh. Kiểu gen của bố mẹ:
A. NN x NN B. NN x Nn
C. Nn x Nn D. NN x nn.
Câu 6. Biết màu sắc hoa do 1 gen có hai alen nằm trên NST thường quy định, cây thân cao là trội so với cây thân thấp. Có những cách nào để xác định cây thân cao là thuần chủng hay không thuần chủng?
Cách 1: Cho cây thân cao đó tự thụ phấn
Nếu đời con toàn cây thân cao  thuần chủng (đồng hợp).
Nếu đời con có tỉ lệ 3 thân cao: 1 thân thấp Không thuần chủng
(dị hợp).
Cách 2: Lai phân tích
Nếu Fb toàn thân cao  thuần chủng.
Nếu Fb có 1 thân cao: 1 thân thấp  dị hợp
Câu 7. Cho P thuần chủng hạt vàng với hạt xanh thu được F1 100% hạt vàng. Có sử dụng hạt vàng F1 làm giống cho vụ tiếp theo không? Vì sao?
Không
Vì F1 dị hợp nên F2 xuất hiện tính trạng lặn
Câu 8: Nhóm máu ABO ở người được quy định bởi 1 gen gồm alen IA, IB và I0 ( kí hiệu là A,B,O trong bảng). Giải thích sự hình thành nhóm máu AB

nguon VI OLET