Chương 3
Quyền và bổn phận của trẻ em. Quy định pháp luật bảo vệ trẻ em
Phương pháp kỷ luật tích cực
Mục tiêu
Giúp học viên hiểu:
Bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em và một số bổn phận của trẻ
Những quy định pháp luật về phòng chống trừng phạt thân thể, tinh thần trẻ em (phòng ngừa, xử lý hình sự, xử phạt vi phạm hành chính,...)
4 nguyên tắc chính về thực hiện Công ước Quốc tế về quyền TE
Bình đẳng, không phân biệt đối xử: Mọi trẻ em không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, giàu nghèo...đều phải được đối xử như nhau, không phân biệt .
Vì lợi ích tốt nhất của trẻ: Trong khi xem xét, giải quyết vấn đề liên quan đến trẻ cần phải quan tâm đến lợi ích của trẻ, không được đặt lợi ích của trẻ em sau lợi ích của người lớn.
4 nguyên tắc chính về thực hiện công ước Quốc tế về quyền TE (tiếp)
Vì sự sống còn và phát triển của trẻ: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, không được để xảy ra các vấn đề nguy hiểm tới tính mạng, sự sống còn và phát triển của trẻ em.
Tôn trọng trẻ em: Trẻ được bày tỏ ý kiến, quan điểm về những vấn đề có tác động đến trẻ, những quan điểm của trẻ phải được tôn trọng (ở nhà, ở trường, toà án...) một cách thích đáng phù hợp với độ tuổi và độ trưởng thành của trẻ em.

4 nhóm quyền của trẻ em theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em
Nhóm quyền sống còn: Trẻ em có quyền được sống, được tồn tại; được có giấy khai sinh, quốc tịch; được sống chung với cha mẹ và được chăm sóc...
Nhóm quyền được phát triển: Trẻ em có quyền được phát triển, được chăm sóc dinh dưỡng, sức khoẻ để phát triển về thể lực; chăm sóc, giáo dục, được đi học để phát triển về nhận thức, có hiểu biết, trí tuệ…
4 nhóm quyền của trẻ em theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em (tiếp)
Nhóm quyền được bảo vệ: Bao gồm các quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi các hình thức bóc lột, xâm hại, sao nhãng, bỏ mặc, khỏi sự phân biệt đối xử và bảo vệ trong các trường hợp đặc biệt khó khăn như bị mất môi trường gia đình, trong các hoàn cảnh chiến tranh hay thiên tai…
Nhóm quyền được tham gia: Nhóm quyền này bao gồm tất cả các quyền giúp trẻ em có thể biểu đạt ý kiến, quan điểm của bản thân về các vấn đề liên quan đến cuộc sống của trẻ…


Một số quy định cụ thể về quyền trẻ em trong Luật BVCSGD trẻ em 2004
Quyền được khai sinh và có quốc tịch (Điều 11)
Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 12)
Quyền được chung sống với cha mẹ (Điều 13)
Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự (điều 14)
Quyền được chăm sóc sức khoẻ (Điều 15)
Quyền được học tập (Điều 16)
Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch (Điều 17)
Một số quy định cụ thể về quyền trẻ em trong Luật BVCSGD trẻ em 2004 (tiếp)
Quyền được phát triển năng khiếu (Điều 18)
Quyền có tài sản (Điều 19)
Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội (Điều 20)

Một số bổn phận của trẻ em
Yêu quý, kính trọng và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.
Một số bổn phận của trẻ em (tiếp)
Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường.
Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc phù hợp với sức mình.
Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức, tôn trọng pháp luật; tuân thủ nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và đoàn kết quốc tế.
Những điều trẻ em không được làm
(điều 22 – Luật BVCSGD trẻ em 2004)
Không được tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang.
Không được xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng.
Không được đánh bạc, sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ.
Không được trao đổi, sử dụng văn hóa phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi truỵ; sử dụng đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh.
Những quy định pháp luật về Bảo vệ trẻ em
Luật Giáo dục 2001:
Điều 72 quy định nhà giáo phải tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học.
Điều 75 quy định nhà giáo không được có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học.
Điều 108 quy định người nào có hành vi xâm hại nhân phẩm, thân thể học sinh thì tuỳ theo tính chất, mức độ hành vi sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Những quy định pháp luật về Bảo vệ trẻ em
Luật BVCSGD trẻ em 2004:
Điều 7 quy định nghiêm cấm các hành vi hành hạ, ngược đãi, làm nhục, xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác và áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật.
Điều 14 quy định quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự của trẻ em.
Những quy định pháp luật về Bảo vệ trẻ em
Luật Hôn nhân và Gia đình 2006:
Điều 34 quy định cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con.
Điều 107 quy định người nào hành hạ, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và các thành viên khác trong gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Những quy định pháp luật về Bảo vệ trẻ em
Một số quy định của Bộ luật hình sự 2000: Các tội phạm dưới đây liên quan đến xâm phạm thân thể tinh thần người khác (với trẻ em sẽ bị tăng nặng) tùy từng mức độ sẽ bị xử lý, có thể bị phạt tù giam (cao nhất đến 12 năm)
Không Tội bức tử (Điều 100)
Tội đe dọa giết người (Điều 103)
Cố ý gây thương tích, làm tổn hại sức khỏe (Điều 104)
Ngược đãi (Điều 105)
Tội hành hạ người khác (Điều 110)
Tội xúc phạm nhân phẩm, danh dự (Điều 121)
Dùng nhục hình gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 298)
Thảo luận nhóm: Chỉ rõ trong các tình huống sau, người lớn đã vi phạm vào nhóm quyền nào của trẻ? Vi phạm vào điều luật nào ?
Tình huống 1: Cứ mỗi sáng đi học về, Bố mẹ lại yêu cầu Lan (13 tuổi) Nấu ăn, chiều đi làm việc đồng đến tối, ăn cơm xong, lan ngồi học bài nhưng vì mệt mỏi lên rất buồngủ không học bài được.
Tình huống 2: Bình lúc nhỏ, bố mẹ không đưa đi tiêm chủng lên bị bại liệt.
Tình huống 3: Ông Tiến mất 100 000đ, đổ cho bé Tùng 12 tuổi nhà hàng xóm lấy, nhưng Tùng không thừa nhận. Ông bắt Tùng ra nhà Văn hoá thôn yêu cầu Công an viên giải quyết. Công an viên rốt Tùng vào nhà Văn hoá thôn và đe doạ, sau 2 giờ mới thả cho Tùng về. Từ đó Tùng bị hoảng loạn, bố mẹ đưa Tùng đi điều trị, sau hơn 1 tháng Tùng vẫn chưa khỏi

Xin cám ơn!
nguon VI OLET