1. NGUYÊN VĂN TÁC PHẨM “ĐƯỜNG KÁCH MỆNH”
(Theo Hồ Chí Minh toàn tập - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia –
Hà Nội, 2000 - Tập 2 - Trang 257 đến 318)
TƯ CÁCH MỘT NGƯỜI CÁCH MỆNH
Tự mình phải làm
Cần kiệm
Hoà mà không tư
Cả quyết sửa lỗi mình
Cẩn thận mà không nhút nhát.
Hay hỏi
Nhẫn nại (chịu khó)
Hay nghiên cứu, xem xét
Vị công vô tư
Không hiếu danh, không kiêu ngạo
Nói thì phải làm
Giữ chủ nghĩa cho vững
Hy sinh
Ít lòng tham muốn vật chất
Bí mật
Đối người phải
Với từng người thì khoan thứ
Với đoàn thể thì nghiêm
Có lòng bày vẽ cho người
Trực mà không táo bạo
Hãy xem xét người.
Làm việc phải
Xem xét hoàn cảnh kỹ càng
Quyết đoán
Dũng cảm
Phục tùng đoàn thể
VÌ SAO PHẢI VIẾT SÁCH NÀY?
1. Phàm làm việc gì cũng vậy, bất kỳ lớn bé, bất kỳ khó dễ, nếu không ra sức thì chắc không thành công. Tục ngữ Tàu có câu: “Sư tử bắt thỏ tất dùng hết sức”. Sư tử mạnh biết chừng nào, nếu bắt thỏ thì có khó gì, thế mà còn phải dùng hết sức, huống gì làm việc to tát như việc giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào, cho nhân loại, nếu không hết sức thì làm sao được.
2. Lại nhiều người thấy khó thì ngã lòng, không hiểu rằng “nước chảy đá mòn” và “có công mài sắt có ngày nên kim”. Việc gì khó cho mấy, quyết tâm làm chắc được, ít người làm không nổi, nhiều người đồng tâm hiệp lực mà làm thì phải nổi. Đời này làm chưa xong thì đời sau nối theo làm thì phải xong.
3. Muốn đồng tâm hiệp lực, muốn bền gan thì trước hết ai ai cũng phải hiểu rõ vì sao mà phải làm, vì sao mà không làm được, vì sao mà ai ai cũng phải gánh một vai, vì sao phải làm ngay không nên người này ngồi chờ người khác. Có như thế mục đích mới đông, mục đích có đông, chí mới đồng, chí có đông, tâm mới đông, tâm đã đông, lại phải biết cách làm thi làm mới chóng.
4. Lý luận và lịch sử cách mệnh có nhiều sách lắm. Pháp nó sợ, nên cấm chúng ta học, cấm chúng ta xem, cho nên đồng bào ta đối với 2 chữ cách mệnh còn lờ mờ lắm. Có người biên chép đề xướng ra một chút lại làm một cách rất hồ đồ; hoặc xúi dân bạo động mà không bày cách tổ chức; hoặc làm cho dân quen tính ỷ lại, mà quên tính tự cường.
5. Mục đích sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ: (1) Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh. (2) Vì sao cách mệnh là việc chung của dân chúng chứ không phải việc một hai người. (3) Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. (4) Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. (5) Ai là bạn ta? Ai là thù ta? (6) Cách mệnh thì phải làm thế nào?
6. Sách này muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ. Chắc có người sẽ chê rằng, văn chương cụt quẩn. Vâng! Đây nói việc gì thì nói rất giản tiện, mau mắn, chắc chắn như 2 lần 2 là 4, không tô vẽ trang hoàng gì cả.
Hơn sáu mươi năm nay, đế quốc chủ nghĩa Pháp đạp trên đầu; hơn hai mươi triệu đồng bào hấp hối trong vòng tử địa. Phải kêu to, làm chóng để cứu lấy giống nòi, thì giờ đâu rảnh mà vẽ vời trau chuốt!.
Sách này chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh.
Văn chương và hy vọng sách này chỉ ở trong hai chữ: Cách mệnh! Cách mệnh!! Cách mệnh!!!
CÁCH MỆNH
1. Cách mệnh là gì?
“Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt.
Ví dụ: Ông Galilê (1633) là khoa học cách mệnh “Ngày xưa ai cũng tưởng rằng giời tròn đất vuông, nhân kinh nghiệm và trắc đạc”, ông ấy mới quyết rằng trái đất tròn và chạy chung quanh mặt trời.
Ông Srephexông (1800) là cơ khí cách mệnh. Ngày xưa chỉ đi bộ và đi xe ngựa kéo; ông ấy mới làm ra xe lửa.
Ông Đácuyn (1859) là cách vật cách mệnh. Ngày xưa không ai hiểu rõ sự sinh hoá của vạn vật, ông
nguon VI OLET