BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Người trình bày:
LÊ THỊ MỸ HẠNH
LỄ BẢO VỆ
LUẬN VĂN THẠC SỸ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học sinh học
Mã số: 60.14.10
ĐỀ TÀI:
RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG PHÂN TÍCH – TỔNG HỢP VÀ SO SÁNH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 - THPT
Phần 1: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Để đáp ứng yêu cầu về sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, cần phải đổi mới phương pháp giáo dục, dạy cho học sinh có tư duy phân tích - tổng hợp và so sánh, tăng cường tính chủ động, tích cực của người học trong quá trình học tập.
Trong những năm gần đây ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, nhưng việc vận dụng chưa có hiệu quả cao trong dạy học.
Phân tích tình hình dạy học sinh học ở một số trường phổ thông cho thấy đa số các bài sinh học ít tổ chức các hoạt động tư duy tích cực, ít rèn luyện tư duy lô gíc, hình thành kỹ năng độc lập giải quyết vấn đề, không tự phân tích, tổng hợp, so sánh khái quát những nội dung kiến thức.
Từ những phân tích trên đây, chúng tôi cho rằng vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là một yêu cầu cấp bách. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học sinh học nói chung và chương trình sinh học 10 nói riêng, chúng tôi đã chọn đề tài: “Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích - tổng hợp và so sánh trong dạy học sinh học 10 THPT”.
MỞ ĐẦU
Mục đích nghiên cứu
Xác định biện pháp phù hợp để rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích - tổng hợp và so sánh.
Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Những biện pháp sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích - tổng hợp và so sánh
Học sinh lớp 10 - THPT
MỞ ĐẦU
Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định cơ sở lý thuyết và thực tiễn về sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng phân tích - tổng hợp và so sánh trong dạy học sinh học 10 - THPT .
Phân tích đặc điểm, nội dung, chương trình sinh học 10 - THPT để tìm hiểu khả năng vận dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng phân tích - tổng hợp và so sánh trong dạy học sinh học 10 - THPT.
Lựa chọn câu hỏi, bài tập, phiếu học tập và đề xuất biện pháp sử dụng nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích - tổng hợp và so sánh .
Thực nghiệm sư phạm để xác định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
MỞ ĐẦU
Những đóng góp mới của đề tài
Hệ thống được cơ sở lý luận của việc sử dụng câu hỏi, bài tập và phiếu học tập trong việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích – tổng hợp và so sánh kiến thức sinh học 10.
Xây dựng bảng phân tích – tổng hợp và so sánh là tài liệu để giáo viên tham khảo và định hướng cho việc dạy kiến thức sinh học 10.
Xây dựng biện pháp sử dụng câu hỏi, bài tập, phiếu học tập phù hợp với nội dung góp phần vào việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy học sinh học.
Các giáo án thực nghiệm có sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập, phiếu học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích – tổng hợp và so sánh trong dạy học sinh học 10 THPT là tài liệu có thể trao đổi với các đồng nghiệp.
MỞ ĐẦU
Cấu trúc luận văn
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Biện pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích – tổng hợp và so sánh.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Phần 3: Kết luận và Đề nghị
Phần 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Biện pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích – tổng hợp và so sánh trong dạy học sinh học 10 – THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành cho học sinh các biện pháp hoạt động trí tuệ
1.1.1. Vấn đề hình thành các biện pháp hoạt động trí tuệ trong tâm lý học và giáo dục học
Hiện nay trong khoa học giáo dục quan tâm nhiều đến việc phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh và hình thành ở các em kỹ năng tiếp thu cái mới trong những lĩnh vực khoa học đang phát triển nhanh chóng. Đồng thời phát triển tính tích cực nhận thức của học sinh. Muốn vậy cần hình thành ở học sinh những biện pháp hoạt động tư duy.
Các biện pháp hoạt động trí tuệ (phân tích, phán đoán, tổng hợp, trừu tượng hóa, so sánh, khái quát hóa) và các biện pháp hoạt động học tập có thể nằm trong những quan hệ khác nhau: đằng sau một biện pháp hoạt động học tập có thể ẩn náu một loạt các biện pháp trí tuệ, nhưng trong một số trường hợp các biện pháp này hay biện pháp khác có sự trùng hợp và có cùng tên gọi.
Việc hình thành các biện pháp có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau: có thể đưa cho học sinh dưới dạng cho sẵn hoặc dần dần làm cho học sinh hiểu được biện pháp.
Hình thành và phát triển các biện pháp trí tuệ vừa là yêu cầu vừa là kết quả của sự phát triển các khái niệm. Hiện nay trong lý luận dạy học, tâm lý học và phương pháp bộ môn đều thống nhất chia ra những mức độ hoạt động nhận thức của học sinh tương ứng với tính chất phức tạp của các khái niệm và khả năng lứa tuổi học sinh
Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1.2. Chất lượng hoạt động học tập của học sinh
Chất lượng học tập của học sinh phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Tính chất hoạt động tư duy của học sinh còn thấp, không linh hoạt sử dụng kiến thức học thuộc để khái quát tổng hợp, nguyên nhân do giáo viên ít sử dụng câu hỏi, bài tập đòi hỏi phân tích - tổng hợp và so sánh.
Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.2. Cơ sở biện pháp sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng.
1.2.1. Cơ sở lý luận của câu hỏi, bài tập.
Khái niệm câu hỏi
Câu hỏi là một dang cấu trúc ngôn ngữ dùng để diễn đạt một yêu cầu, một mệnh lệnh và đòi hỏi được giải quyết. Câu hỏi được sử dụng vào mục đích khác nhau ở nhiều khâu khác nhau của quá trình dạy học, nhưng quan trọng và khó nhất ở khâu nghiên cứu tài liệu mới.
Khái niệm bài tập
Bài tập có thể là một câu hỏi, một thí nghiệm, một bài toán hay một bài toán nhận thức.
Bài tập chỉ ra một định hướng nhận thức cho người học để người học hướng tới việc tìm hiểu, sử dụng vốn hiểu biết tri thức, định hướng bổ sung thêm những tri thức mới từ tài liệu giáo khoa. Trên cơ sở đó bằng năng lực tư duy, vốn kinh nghiệm của mỗi cá nhân tạo ra những tiềm lực mới nhận thức được vấn đề đặt ra và như vậy người học đã tiếp thu được một lượng tri thức mới từ bài tập.
Khái niệm kỹ năng
Kỹ năng là khái niệm vận dụng những tri thức thu nhận được trong 1 lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết sức thành thạo, khéo léo thì trở thành kỹ xảo.
Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.2.2. Vai trò ý nghĩa của câu hỏi, bài tập
Vai trò của câu hỏi
Là động cơ thúc đẩy học tập và nghiên cứu.
Câu hỏi được coi như nhiệm vụ nhận thức
Câu hỏi được coi là một công cự sử dụng trong dạy học.
Câu hỏi là phương tiện để mã hóa nội dung học tập.
Vai trò của bài tập
Là phương tiện có hiệu quả trong giảng dạy, những bài tập là nguồn hình thành kiến thức, kỹ năng.
Bài tập hình thành và rèn luyện những kỹ năng giải quyết mối quan hệ là phương tiện để củng cố và hoàn thiện kiến thức.
Là phương tiện để tích cực hóa hoạt động của học sinh.
Là công cụ để chúng ta kiểm tra và tự kiểm tra.
Rèn luyện được những thao tác tư duy từ đó hình thành kỹ năng tư duy lôgíc.
Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.2.3. Cơ sở phân loại hệ thống câu hỏi, bài tập
Dựa vào mục đích dạy học, dựa vào tính chính xác hay hình thức diễn đạt, dựa vào mức độ tư duy, dựa vào chất lượng lĩnh hội kiến thức, hoặc dựa vào các thao tác tư duy để chia thành các loại câu hỏi khác nhau.
Trong đó, câu hỏi phân tích, so sánh phải được sắp xếp theo một hệ thống lôgic làm sáng tỏ đối tượng, rút ra kết luận khái quát, nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau.
Chương 2: Biện pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng PT-TH & SS
2.1. Nội dung sách giáo khoa sinh học 10 – THPT
2.1.1. Cấu trúc
Gồm có 5 chương
Chương 1: Nghiên cứu các dạng sống
Từ chương 2 tới chương 5: Nghiên cứu biểu hiện sống.
2.1.2. Nội dung khái niệm
Phát triển các khái niệm sinh học đại cương.
2.1.3. Những kiến thức quy luật
Phản ánh chiều hướng hoàn thiện dần về tổ chức cơ thể, phương thức trao đổi chất, sinh sản, sinh trưởng phát triển, cảm ứng.
2.1.4. Kiến thức ứng dụng vào thực tiễn
Biện pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng PT-TH & SS
2.2. Phương pháp hình thành các biện pháp PT – TH & SS
2.2.1. Phương pháp hình thành PT - TH
Phân tích là sự phân đối tượng thành các bộ phận trong một trật tự nhất định, khi tách đối tượng (phân tích) thành các bộ phận phải tuân theo một trật tự, một mối quan hệ của các thành phần đó với nhau tức là một sự phối thuộc giữa chúng làm như vậy có nghĩa là đã thực hiện biện pháp tổng hợp.
Các bước hình thành:
Bước 1 - Phân tích (mô tả) cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của cơ quan trọn vẹn.
Bước 2 - Phân tích các bộ phận cấu tạo chi tiết của cơ quan.
Bước 3 - Thiết lập sự phối thuộc của các bộ phận của cơ quan bằng sơ đồ lôgíc.
Bước 4 - Phân tích chức năng của cơ quan nói chung.
Bước 5 - Phân tích ý nghĩa của các bộ phận cấu thành cơ quan đó.
Bước 6 - Thiết lập mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng.
Bước 7 - Xác định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Biện pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng PT-TH & SS
Các hình thức diễn đạt
Phân tích - tổng hợp được trình bày bằng ngôn ngữ nói
Phân tích – tổng hợp diễn đạt bằng lập dàn bài
Phân tích - tổng hợp diễn đạt bằng sơ đồ dạng graph
Phân tích – tổng hợp diễn đạt bằng tranh vẽ có chú thích
Phân tích – tổng hợp diễn đạt bằng bảng
Biện pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng PT-TH & SS
Các giai đoạn rèn luyện kỹ năng
Giai đoạn 1: Giai đoạn nắm vững các khái niệm phân tích - tổng hợp
Giai đoạn 2: Giai đoạn GV làm mẫu
VD 1 – So sánh các dạng sống
Giai đoạn 3: GV thực hiện một phần, học sinh hoàn thiện nốt phần còn lại
VD 20 – Quan hệ đồng hóa và dị hóa
Giai đoạn cuối cùng: Giai đoạn HS tự tiến hành làm hoàn toàn
Phiếu học tập
Biện pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng PT-TH & SS
2.2.2. Phương pháp hình thành các biện pháp so sánh
Các bước hình thành
Bước 1: Khi so sánh hãy trẳ lời câu hỏi so sánh cái gì ? ( Cơ quan, bộ phận cơ quan …).
Bước 2: Nêu sự giống nhau cơ bản của chúng thể hiện ở điểm nào ?
Bước 3: Phân tích từng đối tượng và chia nó thành các phần chính.
Bước 4: Đối chiếu các bộ phận đó của cơ quan này với các thành phần tương ứng ở các cơ quan khác.
Bước 5: Nêu đặc điểm giống nhau trong các đối tượng.
Bước 6: Nêu đặc điểm khác nhau.
Bước 7: Kết luận các bộ phận, cơ quan, cơ chế giống và khác nhau ở những điểm nào.
Bước 8: Giải thích vì sao lại giống và khác nhau.
Biện pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng PT-TH & SS
Các hình thức diễn đạt.
So sánh diễn đạt bằng ngôn ngữ nói
So sánh diễn đạt bằng tranh vẽ
So sánh diễn đạt bằng biểu đồ, đồ thị
So sánh diễn đạt bằng bảng
Biện pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng PT-TH & SS
Các giai đoạn rèn luyện biện pháp so sánh.
Giai đoạn 1:
Giáo viên đưa khái niệm, yêu cầu, vai trò của so sánh.
Giai đoạn 2:
Giáo viên hướng dẫn các bước (quy trình)
Giai đoạn 3:
Giáo viên và học sinh cùng xây dựng bảng so sánh
Giai đoạn 4:
Học sinh tự hoàn thiện bảng so sánh theo mẫu yêu cầu
Giai đoạn 5:
Học sinh độc lập hoàn toàn thực hiện nội dung so sánh
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
3.1. Bố trí thực nghiệm
Lớp thực nghiệm
Sử dụng các biện pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng PT-TH & SS.
Lớp đối chứng
Sử dụng phương pháp dạy học như sách hướng dẫn
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
3.2. Kết quả và biện luận
3.2.1. Kết quả thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm
Bảng 3: So sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm
Bảng 4. Phân loại trình độ qua các lần kiểm tra
trong thực nghiệm

Biểu đồ 1. So sánh kết quả kiểm tra trong thực nghiệm
của 2 nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng

Bảng 5: So sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng
qua các lần kiểm tra sau thực nghiệm

Bảng 6: Phân loại trình độ qua các lần kiểm tra
sau thực nghiệm
Biểu đồ 2. So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
của 2 nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng

Đồ thị: so sánh tỷ lệ học sinh khá giỏi qua các lần kiểm tra giữa thực nghiệm và đối chứng

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
3.2. Kết quả và biện luận
3.2.2. Nhận xét
Về mặt định lượng
Điểm TB ( x ): Lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC.
Sai số TB cộng (m): Lớp TN luôn nhỏ hơn lớp ĐC.
Độ lệch chuẩn (S): Lớp TN luôn nhỏ hơn lớp ĐC.
Độ biến thiên (Cv%): Lớp TN luôn nhỏ hơn lớp ĐC.
Độ đáng tin (td): Cao
Hiệu số dTN-ĐC: Luôn dương
=> Việc dạy theo phương án đề xuất có tác dụng nâng cao và tăng độ bền kiến thức, đã rèn luyện được cho học sinh các kỹ năng PT-TH&SS.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Về mặt định định tính
Sự hứng thú và mức độ tích cực học tập
Ý thức học và trình độ nhận thức, chất lượng tiếp thu kiến thức
Nắm vững, phân biệt chính xác khái niệm, quá trình, quy luật.
Có khả năng PT-TH&SS, từ đó khái quát hóa và hệ thống hóa.
Nhớ lâu kiến thức
=> Có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học:
Học sinh có được kỹ năng PT-TH&SS.
Học sinh phải nỗ lực có sự trao đổi, tranh luận tạo không khí học tập.
Nâng dần khả năng tự nghiên cứu, sáng tạo của học sinh.
Khắc sâu nắm vững bản chất khái niệm, quá trình, quy luật.
Nâng cao chất lượng tri thức cho học sinh.
GV & HS có phương pháp mới trong dạy và học.
Phần 3: Kết luận và Đề nghị
1. Kết luận:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận
Điều tra thực trạng dạy và học là cơ sở thực tiễn giúp cho các cơ quan chỉ đạo chuyên môn.
Xác định nội dung kiến thức có thể áp dụng biện pháp rèn luyện kỹ năng.
Đề xuất các biện pháp tư duy để rèn luyện kỹ năng, thiết kế bài học sinh học lớp 10.
Thực nghiệm sư phạm cho thấy bài học thiết kế có giá trị nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức, phát triển năng lực tư duy.
Việc vận dụng phương pháp phù hợp có thể áp dụng rộng rãi và có hiệu quả.
Phần 3: Kết luận và Đề nghị
Đề nghị
Bồi dưỡng cho giáo viên trình độ lý luận và năng lực thực hành.
Cải cách nội dung SGK.
Cải tiến nội dung, cách thức kiểm tra, thi cử, đánh giá.
Tăng cường đầu tư thiết bị dạy học. Tổ chức phòng học bộ môn.
Đề tài cần tiếp tục được nghiên cứu và thực nghiệm trên diện rộng hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Phân tích - tổng hợp được trình bày bằng ngôn ngữ nói

Ví dụ phân tích cấu tạo của lục lạp:
Cấu tạo ngoài của lục lạp có hình dạng là hình cầu hoặc hình trứng, kích thước từ 4-6Mm.
Cấu tạo trong gồm lớp màng có cấu tạo màng kép.
Trong màng là stroma và grana.
Cấu tạo của stroma là chất nền giống như thạch, là dinh dưỡng giàu protein.
Grana là những túi dẹp xếp chồng lên nhau (thông nhau).
Màng túi có dính hạt diệp lục.
Diệp lục có cấu tạo giống hồng cầu, chỉ khác thay nhân Fe bằng nhân Mg
Phân tích – tổng hợp diễn đạt bằng lập dàn bài

Ví dụ: Phân tích quá trình nguyên phân dưới dạng dàn bài như sau:
Kỳ trung gian:
NST nhân đôi
Trung thể nhân đôi
TB tích năng lượng
Kỳ đầu:
Hai trung thể tiến về hai cực
Thoi vô sắc xuất hiện
NST kép co ngắn lại
Màng nhân và nhân con biến mất
Kỳ giữa:
NST kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo
NST kép co ngắn tối đa
Kỳ sau:
Các cromatit tách nhau
Mỗi cromatit trượt về một phía của tể bào
Kỳ cuối:
Các NST đơn tháo xoắn
Thoi vô sắc biến mất
Màng nhân và nhân con xuất hiện
Phân tích - tổng hợp diễn đạt bằng sơ đồ dạng graph

Ví dụ: điền tiếp vào sơ đồ:
Yêu cầu: (1) ghi đặc điểm cấu tạo; (2) ghi đặc điểm phản ứng
Phân tích - tổng hợp diễn đạt bằng tranh vẽ có chú thích
Ví dụ: Điền chú thích vào tranh câm cấu tạo các thành phần của tế bào
Phân tích - tổng hợp diễn đạt bằng bảng
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
Giai đoạn cuối cùng
Phiếu học tập
So sánh diễn đạt bằng ngôn ngữ nói

Ví dụ : So sánh pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp ở cây xanh.
Giống nhau:
Đều xảy ra trong lục lạp và đều gồm các phản ứng ôxi hóa và phản ứng khử.
Khác nhau:
Pha sáng diễn ra ở grana, cần ánh sáng còn pha tối diễn ra ở stroma, không cần ánh sáng;
Pha sáng thì cần nguyên liệu là ánh sáng, nước, NADP+, ADP còn pha tối thì cần nguyên liệu là ATP, CO2, NADPH, ribulôđiphôtphat; Trong khi sản phẩm của pha sáng tạo ra là NADP, ATP, O2 thì sản phẩm của pha tối tạo ra là Gluco, chất hữu cơ, H2O, NADP+, ADP, tái tạo ribulôđiphôtphat;
Pha sáng thì chuyển hóa quang năng thành hóa năng chứa trong ATP, NADPH còn pha tối thì chuyển hóa năng lượng trong NADPH và ATP thành lượng hóa học chứa trong gluco và các chất hữu cơ khác.
So sánh diễn đạt bằng tranh vẽ
Ví dụ so sánh thành phần cấu tạo của tế bào động vật và tế bào thực vật
So sánh diễn đạt bằng bảng
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
Bước 1: HS nghiên cứu cơ chế, tìm điểm giống, khác.
Bước 2: Thiết kế bảng
Bước 3: Hoàn thiện bảng
Bước 4: Đọc bảng rút ra kết luận
Thiết kế bảng
Bảng dạng 1 Bảng dạng 2
Hoàn thiện bảng
Giai đoạn 4
Bảng so sánh đặc điểm sinh trưởng của động vật và thực vật
nguon VI OLET