CHÀO MỪNG QUÍ PHỤ HUYNH ĐẾN DỰ BUỔI TUYÊN TRUYỀN
CHỦ ĐỀ:
“ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ“

Người tuyên truyền: Lê Thị Mỹ Huyền

NĂM HỌC: 2015 - 2016
TÌNH HÌNH CHUNG BỆNH SXH
Theo số liệu mới nhất từ Trung tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp, toàn tỉnh ghi nhận 1.621 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tính đến ngày 04/10. Số liệu này tăng 19,83% so với tuần trước đó và tăng 184,39% so với cùng kỳ năm 2014. 
Các địa phương có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết cao là: TP.Cao Lãnh, huyện Tháp Mười, thị xã Hồng Ngự, huyện Cao Lãnh và huyện Lấp Vò. Trong đó, thành phố Cao Lãnh là địa phương có tỉ lệ mắc sốt xuất huyết cao nhất tỉnh với 173 cas/100.000 dân, kế đến là huyện Tháp Mười với 121 cas/100.000 dân.
Lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp cho biết, sau nhiều tuần liên tục tăng, bệnh sốt xuất huyết có thể sẽ giảm trong thời gian tới do sắp bước vào mùa lạnh. Tuy nhiên, ngành y tế dự phòng cũng khuyến cáo người dân không được lơ là, chủ quan vì bệnh vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường….
BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT LÀ GÌ?
Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut Dengue gây nên bênh lây theo đường máu, trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cấp diễn và xuất huyết với nhiều dạng khác, nhưng thể nặng có sốc do giảm khối lượng máu lưu hành.
Không có điều trị cụ thể đối với bệnh sốt xuất huyết tồn tại, và hầu hết mọi người tự hồi phục. Nhưng nếu có một hình thức nghiêm trọng của bệnh, cần chăm sóc tại bệnh viện.
Chưa có vacxin phong ngừa cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.


TRIỆU CHỨNG BỆNH SXH
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết khác nhau, tùy thuộc vào hình thức và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Sốt xuất huyết Dengue
Với các dạng nhẹ của bệnh, có thể gặp một số hoặc tất cả các dấu hiệu và triệu chứng:
- Sốt cao, lên đến 40 độ C.
- Phát ban phần trên của cơ thể, có thể giảm dần sau một vài ngày và sau đó xuất hiện trở lại.
- Đau đầu dữ dội, đau lưng hoặc cả hai.
- Đau phía sau đôi mắt.
- Đau cơ khớp.
- Buồn nôn và ói mửa.
Triệu chứng thường bắt đầu khoảng 4 - 7 ngày sau khi bị cắn bởi một con muỗi mang virus sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết nhẹ hiếm khi gây ra cái chết và các triệu chứng  thường sẽ giảm dần trong vòng một tuần sau khi bắt đầu.



TIỆU CHỨNG BỆNH SXH (TT)
Bệnh sốt xuất huyết Dengue một hình thức nặng hơn của sốt xuất huyết có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết cộng với:
Thiệt hại đáng kể cho máu và mạch bạch huyết.
Giảm số lượng tế bào máu giúp đông máu (tiểu cầu).
Chảy máu từ mũi và miệng.
Chảy máu dưới da, mang đến cho sự xuất hiện của vết thâm tím.
Tử vong.

NGUYÊN NHÂN VÀ NGUỒN LÂY
Người bệnh nhiễm virus Dengue bị muỗi Aedes đốt mang virus rồi truyền cho người lành. Khi bị bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện kháng thể IgG kháng Dengue tạm thời kéo dài 8 tuần và khi phát hiện kháng thể này trong huyết thanh - chứng tỏ bệnh nhân đang bị nhiễm virus Dengue cấp tính hoặc vừa mới khỏi bệnh.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
    Chúng ta ngay từ bây giờ cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết bởi bệnh truyền nhiễm này có thể bùng phát bất cứ khi nào nếu chúng có điều kiện phát triển. Trung tâm y tế dự phòng đã tổ chức nhiều đợt phun hóa chất diệt muỗi nhằm khống chế tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên để công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả đòi hỏi có sự tham gia của cộng đồng, gia đình thực hiện một số biện pháp như sau:
1. THỨ NHẤT: Diệt lăng quăng nhằm hạn chế phát sinh của muỗi vằn bằng cách:
      - Các dụng cụ chứa nước cần phải được đậy nắp kín bằng mủ Nylon để muỗi không vào đẻ trứng
      - Các dụng cụ chứa nước nhất là bể chứa nước to cần nên thả cá 7 màu  để ăn lăng quăng.
BIỆN PHÁP PHONG TRANH (TT)

Thường xuyên cọ rửa các dụng cụ chứa nước mổi tuần 1 lần để loại bỏ lăng quăng.
Xung quanh nhà nên vệ sinh sạch sẽ, thu gom loại bỏ các vật dụng chứa nước không cần thiết như: gáo dừa, các dụng cụ có thể chứa nước, vỏ lon sữa bò…để không còn là nơi muỗi đẻ trứng.
Thường xuyên kiểm tra lăng quăng ở các dụng cụ chứa nước trong và xung quanh nhà, phát hiện có lăng quăng phải xử lý kịp thời.
 2. THỨ HAI: 
Tích cực phòng tránh muỗi đốt bằng cách:
Cho trẻ mặc quần áo dài tay.
Cho trẻ ngủ mùng kể cả ngày lẫn đêm.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH (TT)

Dùng nhan, quạt xua muỗi và dùng bình xịt muỗi tại nhà để diệt muỗi.
 Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, thông thoáng để hạn chế muỗi.
 3. THỨ BA:
 Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao đột ngột cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, tư vấn, theo dõi và điều trị kịp thời.
  Để góp phần phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho học sinh, Trường MN Mỹ Ngãi đã làm tốt công tác tuyên tuyền dưới nhiều hình thức như: tờ rơi, bảng tin,….
không có lăng quăng không có sốt xuất huyết
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh truyền nhiễm, nó thuong lay lan rất nhanh. Bệnh phát sinh vào các thời điểm trong năm nhưng mạnh nhất vào thời gian giao mùa.
Nguyên Nhân: Do vi khuẩn và virut gây ra.
Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng chuyển qua mưa, độ ẩm không khí tăng cao, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch. Khi giao mùa, cơ thể con người nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ mệt mỏi, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu nên virus tấn công dễ dàng hơn.


Đường lây truyền?
Qua chất tiết của mắt
Qua đồ dùng chung như khăn mặt, chậu rửa mặt, chăn, màn, gối……
Qua nước bị nhiễm khuẩn(ao , hồ, bể bơi)
Qua người sống chung cùng nhà,hoc cùng lớp,cùng trường,….
Triệu chứng
Bệnh có cảm giác nóng rát mắt, đau nặng mắt, cộm trong mi, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, đôi khi còn kèm theo nhìn mờ.
Hai mi mắt sưng, dử dính chặt vào hai mi
Kết mạc mi sưng đỏ, phù nề
Phòng ngừa
Cần vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng dd sát khuẩn, chú ý không dùng chung khăn rửa mặt, chậu rửa và nhất là lọ thuốc nhỏ mắt. Dùng riêng khăn, chậu rửa mặt khi bị bệnh để tránh lây lan cho người khác.
Tránh dụi tay vào mắt và đặc biệt không đi bơi trong giai đoạn có dịch.
Có khuyến cáo mọi người trong gia đình tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, nên ngủ riêng hoặc ngủ khác gối.


Phòng Ngừa(TT)
Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc dùng thuốc của người khác nhỏ mắt khi bị bệnh.Không dùng thuốc có “Dexa” hoặc những thuốc cổ truyền vì có thể dễ gây biến chứng tại mắt.
Khi bị đau mắt đỏ cấp phải đi khám tại cơ sở chuyên khoa mắt, không được tự ý mua thuốc nhỏ mắt.
Có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo để rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm dịu đôi mắt đang cộm rát, khó chịu.


Lưu ý
* Một khi đã được chuẩn đoán là đau mắt đỏ:
Không dụi mắt bằng tay
Rửa mắt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch riêng. Giặt khăn bằng xà phòng, phơi khăn ngoài nắng.
Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, nhất là trước và sau khi tra thuốc nhỏ mắt.
Rửa mắt hằng ngày bằng nước muối sinh lý (sáng, trưa, tối).
Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.
Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.
Không tra vào mắt lành, thuốc nhỏ mắt của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
Nếu trẻ bị bệnh nên để ở nhà, không đưa đến nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người.
Lưu ý(tt)
Nếu trẻ bị đau mắt (thông thường sẽ bị 1 bên mắt trước), cha mẹ cần chăm sóc bé thật cẩn thận, tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho bé nằm nghiêng 1 bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay gỉ và nước mắt chảy ra khi vệ sinh mắt.
Trước khi vệ sinh mắt cho người bệnh, cha mẹ người bệnh cần vệ sinh tay chân thật sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn có tác dụng tốt hạn chế virus đau mắt đỏ lây lan cho người khác.
Khi thấy bệnh nặng hơn, mắt mờ đi, bạn cần tới ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Nếu không kịp thời chữa trị, chăm sóc cẩn thận, người bệnh sẽ bị giảm thị lực, gây sẹo.


THE END
CẢM ƠN QUÍ PHỤ HUYNH ĐÃ LẮNG NGHE !
nguon VI OLET