Chào mừng thầy và các bạn
LỜI MỞ ĐẦU
ĐỀ TÀI:

THỦY ĐIÊN VÀ VẤN ĐỀ THỦY ĐIÊN MIỀN TRUNG
GVHD: Lê Văn Sinh
Nhóm 8
1. Khái niệm Thủy điện
Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Năng lượng
đó lấy từ thế năng tích lại các đập làm quay tua bin nước và phát ra nguồn điện. Thủy điện là nguồn năng lượng có thể phục hồi.
Thủy điện Vu Gia
Thủy điện Sông Tranh
Thủy điện A Vương
Thủy điện Ba Hạ
Thủy điện ở miền Trung đã góp phần tích cực trong việc cung ứng điện cho hệ thống lưới điện quốc gia mỗi năm. Để nắm rõ được vai trò, thế mạnh, hạn chế, và thực trạng vấn đề thủy điện ở miền trung ra sao, từ đó tìm ra các giải pháp để khắc phục thực trạng đang diễn ra ở thủy điện miền Trung, tôi mời các bạn cùng đi vào nội dung tiếp theo.
2. Vai trò của thủy điện miền trung
Khu vực Miền Trung được đánh giá là vùng có tiềm năng thủy điện đứng thứ hai sau Miền Bắc, nhưng lại là khu vực tập trung nhiều nhà máy thủy điện nhất cả nước
Thủy điện ở nước ta phát triển chủ yếu trong gần 3 thập kỷ trở lại đây và đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước nhà

Phát triển thủy điện là điều cần thiết, góp phần khai thác nguồn tài nguyên nước phục vụ cho nhu cầu phát triển nền kinh tế, tạo động lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thúc đẩy các khả năng kinh tế
Các dự án nhỏ và phân tán sẽ đóng vai trò quan trọng trong chương trình điện khí hoá nông thôn
Bảo tồn các hệ sinh thái
Thuỷ điện sử dụng năng lượng của dòng nước để phát điện, mà không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng không làm biến đổi các đặc tính của nước sau khi chảy qua tua bin.
Vận hành hiệu quả

Nguyên tắc vận hành một nhà máy thủy điện với mục tiêu tối đa hóa lượng điện phát ra, được thể hiện trong ba tiêu chuẩn:
1. Giữ mực nước hồ càng cao càng tốt để tối đa hóa thế năng của nước;
2. Duy trì lượng nước chạy máy càng nhiều càng tốt, hay nói cách khác là giảm thiểu lượng nước xả thừa
3. Chạy tuốc bin ở điểm có năng suất cao nhất.
Cung ứng linh hoạt

Trong cung cấp điện năng, thủy điện là nguồn cung ứng linh hoạt, bởi khả năng điều chỉnh công suất. Nhờ công suất phủ đỉnh của thủy điện, có thể tối ưu hóa biểu đồ phụ tải chạy nền bởi các nguồn kém linh hoạt hơn (như các nhà máy nhiệt điện hoặc điện hạt nhân).

Nhà máy thủy điện tích năng làm việc như acquy, trữ khổng lồ bằng cách tích và xả năng lượng theo nhu cầu hệ thống điện.

Một ưu điểm của thủy điện là có thể khởi động và phát đến công suất tối đa chỉ trong vòng vài phút, trong khi nhiệt điện (trừ tuốc bin khí - gas turbine) phải mất vài giờ hay nhiều hơn trong trường hợp điện nguyên tử. Do đó, thủy điện thường dùng để đáp ứng phần đỉnh là phần có yêu cầu cao về tính linh hoạt mang tải.
Năng lượng tương đối sạch
So với nhiệt điện, thủy điện cung cấp một nguồn năng lượng sạch, hầu như không phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Góp phần vào phát triển bền vững
Giảm phát thải
Bằng cách sử dụng nguồn nước thay vì các loại nhiên liệu hoá thạch (đặc biệt là than), thuỷ điện giảm bớt ô nhiễm môi trường, giảm bớt các trận mưa axít, giảm axit hoá đất
Về khía cạnh bền vững, thủy năng có tiềm năng rất lớn về bảo tồn hệ sinh thái, cải thiện khả năng kinh tế
Thuỷ điện thải ra rất ít khí hiệu ứng nhà kính so với các phương án phát điện quy mô lớn khác, do vậy làm giảm sự nóng lên của trái đất.
Lượng khí nhà kính mà thuỷ điện thải ra nhỏ hơn 10 lần so với các nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp và nhỏ hơn 25 lần so với các nhà máy nhiệt điện than.
Sử dụng nước đa mục tiêu
Trên thực tế, hầu hết các đập và hồ chứa đều có nhiều chức năng.
Cung cấp nước cho sản xuất lương thực.
Hồ chứa còn có thể cải thiện các điều kiện nuôi trông thủy sản và vận tải thủy
3.Các tác động tiêu cực của thủy điên miền trung tới môi trường

Thiên nhiên không ưu đãi
Vị thế địa lý đã mang lại cho miền Trung Việt Nam nhiều bất hạnh. Như cơ thể oằn lưng hứng mọi cơn bão từ biển Đông tràn vào, năm này qua năm khác.

Miền Trung lại là xứ nghèo, thiên nhiên chẳng ưu đãi gì nhiều về vật chất. Kiếp nghèo lại nghèo thêm vì thiên tai. Nhưng "nhân tai" từ mấy năm nay cũng tạo ra nhiều bi kịch.
Bị “vỡ vụn” vì “gánh” quá nhiều công trình thủy điện
Đời sống của nhân dân tái định cư tại các dự án thuỷ điện còn nhiều khó khăn
Vài đập chắn thủy điện bị vỡ cuốn trôi hàng chục tấn hoa màu, thiệt hại khoảng hàng chục tỷ đồng.
Đập thủy điện - nhân tố tác động đến biến đổi khí hậu
Khu vực miền Trung có đặc trưng mưa mùa và mưa cục bộ theo bức chắn địa hình nên lượng mưa và lượng nước tập trung trên một lưu vực sông là rất lớn. Thêm vào đó, hệ thống các nhà máy thủy điện theo dạng bậc thang nên sau một thời gian tích nước đến hết ngưỡng an toàn thì các nhà máy thường tiến hành xả lũ đồng loạt, đặc biệt việc xả lũ này thường đúng vào thời điểm lượng mưa đạt cực đại cộng với lượng mưa lớn. Nước xả từ các hồ, từ mưa, từ các phụ lưu, từ các lưu vực dồn về dòng chính đã tạo ra sự cộng hưởng của nước với lưu lượng nước cực đại (trong đó nước từ các hồ thủy điện có lưu lượng và tốc độ dòng chảy lớn nhất) sẽ tạo ra những trận lũ với mực nước dữ dội và hậu quả khôn lường. Vào lúc này, hệ thống các nhà máy thủy điện gần như không còn khả năng cắt lũ, mà lại là yếu tố làm gia tăng cường độ lũ. Số lượng nhà máy thủy điện trên một hệ thống sông càng nhiều, khoảng cách  bậc thang càng ngắn thì cường độ xả lũ, sự cộng hưởng của lũ sẽ ngày càng tăng lên, mức độ ảnh hưởng là rất nghiêm trọng.
Các vấn đề của nhà máy thủy điện
Ngập lụt và xạc lở bờ sông do thay đổi chế độ nước hạ lưu và vận hành xả không đúng quy trình.
Suy giảm tài nguyên sinh học nhất là rừng. Mất rừng và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học với hơn 1500 ha rừng ngập trong lòng hồ cùng toàn bộ diện tích đất sản xuất của khu vực này bị mất, thêm vào đó nạn chặt phá rừng ngày càng gia tăng mạnh do khai thác gỗ và người dân không có đất sản xuất. Rừng phòng hộ đầu nguồn bị lâm tặc chặt phá do lợi dụng địa thế, đường thủy trên lòng hồ và thực vật chết dần vì ngập nước làm cho tốc độ suy giảm tài nguyên rừng quá nhanh ở khu vực xung quanh dự án kéo theo đó là suy giảm đa dạng sinh học. Hậu quả có thể thấy được đó là hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất xung quanh gây bồi lắng lòng hồ làm giảm dung tích lòng hồ do, làm ảnh hưởng đến khả năng cắt lũ.
Mất rừng phòng hộ đầu nguồn
Đa dạng sinh học đang suy giảm nhanh
Hạn hán và suy giảm chất lượng nước hạ lưu do lưu lượng xả của các nhà máy
Suy giảm dòng chảy bùn cát ở hạ du do công trình không có thiết kế cống xả đáy làm thiếu hụt lượng phù xa bổ sung độ màu cho đất nông nghiệp hạ lưu, cát sạn sỏi, thêm vào đó là hiện tượng khai thác cát đang diễn ra khó kiểm soát làm ảnh hưởng hình thái sông và sinh kế của người dân sống dựa vào tài nguyên này.
Nhiều công trình thủy điện gây ra nạn hạn hán và nhiễm mặn về mùa hè.
Thủy điện Sông Ba Hạ, một trong nhiều công trình thủy điện không có dung tích phòng lũ

Các rủi ro và sự cố môi trường như vỡ đập, động đất.
Ngập lụt ngày càng nặng nề có một phần do xây dựng thuỷ điện dày đặc trên thượng nguồn.Quy hoạch, khai thác, quản lý nguồn tài nguyên nước trên hệ thống lưu vực sông suối miền Trung lâu nay rơi vào thực trạng mạnh ai nấy làm
Chưa có cơ quan quản lý về lưu vực, quy hoạch không được chú trọng, chỉ mang tính đối phó, xây dựng theo kiểu có lợi cho riêng ngành, doanh nghiệp, địa phương riêng lẻ..
4. Giải pháp
- Ủng hộ xây dựng thủy điện 
- Hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến các khu rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng khi làm thủy điện
- Cần theo dõi chặt chẽ từ quá trình quy hoạch, tiến hành xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện.
- Tổ chức đánh giá tổng thể các đập, hồ chứa trong cả nước; có kế hoạch, giải pháp và bố trí đủ kinh phí sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa có nguy cơ gây mất an toàn
- Tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm về an toàn đập, hồ chứa
- Yêu cầu kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng hạ tầng kỹ thuật công trình thủy điện để chặt, phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên trái phép; thực hiện nghiêm túc chính sách pháp luật về dịch vụ môi trường rừng
- Bên cạnh đó, kiểm tra, giám sát, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm vi phạm trong công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khai thác công trình thủy điện.
Kết luận
Quan niệm về thủy điện như một nguồn năng lượng sạch và rẻ cần được thay đổi và phổ biến rộng rãi để nâng cao nhận thức tới người dân cũng như các nhà quản lí về tác động tiêu cực của đập thủy điện. Việc phân tích các tác động tiêu cực của đập thủy điên, trong đó có tác động đền biến đổi khí hậu.
Việc phân tích các tác động tiêu cực của đập thủy điện từ những kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam
Trong giai đoạn hiện nay nhu cầu sinh hoạt và sản xuất ở nước ta còn chưa đáp ứng đủ, mà nguồn năng lượng sạch thay thế còn chưa sẳn sàng. Tuy nhiên vấn đề phát triển thủy điên như thế nào để có thể đảm bảo được rằng những tiêu cực do đập thủy điện gây ra không vượt quá mức độ mà trong chiến lược thủy điện của quốc gia qui định.
Vì vậy, ngoài việc tăng cường công tác quản lý và kiểm soát như đã được kiến nghị thì vấn đề giải quyết việc làm, ổn định đời sống người dân mất đất canh tác và hỗ trợ người lao động sẽ phải được chính quyền địa phương và chủ đầu tư đặc biệt quan tâm trong thời gian tới và phải bảo đảm bền vững cho con sông và sinh kế cho người
Tài liệu tham khảo

Theo Thanh Hải - laodong.com.vn
Theo Báo Người lao động
Tin mới online
Đất Việt online 18/11/2013
chúc thầy và các bạn mạnh khoẻ
nguon VI OLET