MẶT TRỜI
HỆ MẶT TRỜI VÀ THUYẾT BIG BANG
Lóp 12A1 NHÓM 2
Trường THPT Long Thới
Gv. Hướng dẫn Mai Hoàng Phương
MỘT SỐ ĐIỀU VỀ HỆ MẶT TRỜI
HỆ MẶT TRỜI CÓ BAO NHIÊU HÀNH TINH? KỂ TÊN CÁC HÀNH TINH ĐÓ?
- GỒM 8 HÀNH TINH: SAO THỦY, SAO HỎA, SAO MỘC, SAO KIM, SAO THỔ, HẢI VƯƠNG TINH, THIÊN VƯƠNG TINH, TRÁI ĐẤT.
TRUNG TÂM CỦA HỆ MẶT TRỜI LÀ GÌ?
MẶT TRỜI
CẦU TRÚC, NĂNG LƯỢNG, HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRỜI RA SAO?

HẢI VƯƠNG TINH
THIÊN VƯƠNG TINH
SAO THỔ
MỘC TINH
SAO HỎA
TRÁI ĐẦT
SAO KIM
SAO THỦY
b. Chuyển động của hệ MT:

- Tất cả các hành tinh đều chuyển động quanh MT theo cùng một chiều (chiều thuận), gần như trong cùng một mp.
- MT và các hành tinh khác đều quay quanh mình nó và đều quay theo chiều thuận (trừ Kim tinh).
- Toàn bộ hệ MT quay quanh trung tâm Thiên Hà.
* Người ta tìm thấy rằng khối lượng của MT lớn hơn khối lượng TĐ 333000 lần, tức là bằng 1,99.10³° kg (!)


1. CẤU TẠO VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA HỆ MẶT TRỜI:
a. Hệ mặt trời bao gồm:
- Mặt trời ở trung tâm hệ ( là thiên thể duy nhất nóng sáng)
- Tám hành tinh lớn: xung quanh các hành tinh có thêm các vệ tinh chuyển động ( Trái Đất có 1 vệ tinh là Mặt Trăng)
- Còn lại là các hành tinh tí hon gọi là tiểu hành tinh , sao chổi, thiên thạch…
* Để đo khoảng cách từ các hành tinh đến MT, người ta dùng đơn vị thiên văn (đvtv)
* 1 đvtv = khoảng cách từ TĐ đến MT, xấp xỉ = 150 triệu km
2. Mặt Trời:

a. Cấu trúc của Mặt Trời:
Gồm hai phần: Quang cầu và khí quyển.
- Quang cầu (quang quyển): có dạng một đĩa tròn với bán kính góc 16’, là một khối cầu nóng sáng, có bán kính khoảng 700.000 km.
.Lớp quang cầu này luôn chuyển động, là vùng hoạt động mạnh nhất trên bề mặt Mặt Trời.
.Khối lượng riêng tb của vật chất trong quang cầu là: 1400kg/m³, t° hiệu dụng vào khoảng 6000K, t° trong lòng MT > chục triệu độ.
- Khí quyển: bao quanh quang cầu, được cấu tạo chủ yếu bởi hidro, heli…
.Vì có t° rất cao nên có đặc tính rất phức tạp, được phân ra hai lớp có tính chất vật lí khác nhau: sắc cầu và nhật hoa
.Sắc cầu: lớp khí nằm sát mặt quang cầu có độ dày trên 10 000 km và có t° khoảng 4500K.
.Nhật hoa: vật chất cấu tạo ở trạng thái ion hóa mạnh (trạng thái plasma), t° khoảng 1 triệu độ, có hình dạng thay đổi theo thời gian.
QUANG CẦU
NHẬT HOA
b. Năng lượng của MT:
- Mặt trời liên tục bức xạ năng lượng ra xung quanh.
- Lượng năng lượng bức xạ của MT truyền vuông góc tới một đơn vị diện tích cách nó một đvtv trong 1 đơn vị thời gian gọi là hằng số Mặt Trời H, H = 1360 W/m²
 P = 3,9.10^26 W
* P: công suất bức xạ năng lượng MT.
- Trị số H không đổi theo thời gian. Mặt trời duy trì được năng lượng bức xạ là do trong lòng MT đang diễn ra các pư nhiệt hạch.
c. Sự hoạt động của MT:

- Quang cầu sáng không đều, có cấu tạo dạng hạt, gồm những hạt sáng biến đổi trên nền tối, do sự đối lưu từ trong lòng MT đi lên mà thành.
- Tùy theo từng thời kì còn xuất hiện nhiều dấu vết khác: vết đen, bùng sáng, tai lửa.
- Vết đen: có màu sẫm tối, t° khoảng 4 000K, thường khu vực xuất hiện vết đen kéo theo những bùng sáng. Vào thời kì này,Mặt Trời hoạt động rất dữ dội và gây ra rất nhiều chấn động đến hoạt động của các hành tinh, trong đó có Trái Đất
. Năm MT có nhiều vết đen xuất hiện gọi là Năm MT hoạt động. Năm MT có ít vết đen xuất hiện nhất gọi là Năm MT tỉnh. Hoạt động của MT diễn ra theo chu kì 11 năm.
- Tai lửa: là những “lưỡi” lửa phun cao trên sắc cầu. Hiện tượng này là sự giải phóng năng lượng của các phản ứng hạt nhân và là sự trao đổi giữa sắc cầu và nhật hoa. Sự xuất hiện của các tai lửa này có nguyên nhân từ các từ trường xuất hiện trong lòng Mặt Trời.




THUYẾT BIG BANG
I. CÁC THUYẾT VỀ SỰ TIẾN HÓA CỦA VŨ TRỤ
II. CÁC SỰ KIỆN THIÊN VĂN QUAN TRỌNG
III. THUYẾT BIG BANG
I.Các Thuyết Về Sự Tiến Hóa Của Vũ Trụ
-Khi nghiên cứu về sự tiến hóa của vũ trụ đã có 2 trường phái rất khác nhau:


Gecrge Gamow (1904-1968)

Fred Hoyle (1915-2000):

- Vũ trụ ở trong trạng thái ổn định, vô thủy vô chung, không thay đổi từ quá khứ đến tương lai. Vật chất được tạo ra một cách liên tục

- Vụ trụ được tạo ra bởi một vụ nổ cực lớn mạnh, cách đây khoảng 14 tỉ năm. Hiện nay vũ trụ đang tiếp tục dãn nở và loãng dần.


2.Các Sự Kiện Thiên Văn Quan Trọng
a) Vũ trụ dãn nở
- Dựa vào một số phương tiện quan sát thiên văn hiện đại, người ta nhận thấy rằng: số thiên hà trong quá khứ nhiều hơn hiện nay, vũ trụ trong quá khứ đặc hơn bây giờ
- Nhà thiên văn học Edwin Powell Hubble phát hiện ra rằng: tốc độ chạy ra xa của thiên hà tỉ lệ với khoảng cách d giữa thiên hà và chúng ta
v=Hd
-v:tốc độ của thiên hà (m/s.năm ánh sáng)
-d: khoảng cách giữa thiên hà và chúng ta (m)
-H=1,7.10-2 (m/s.năm ánh sáng)

VŨ TRỤ ĐANG DÃN NỞ

b) Bức Xạ Nền Vũ Trụ
- Là bức xạ phát ra từ mọi phía trong vũ trụ (nay đã nguội)
Robert Woodrow Wilson (1936)
Arno Penzias (1933)
KẾT LUẬN: Từ hai sự kiện thiên văn quan trọng trên và một số sự kiện khác người ta đã chứng tỏ được tính đúng đắn của thuyết Big Bang
3.Thuyết Big Bang
- Người ta chọn lúc tuổi và bán kính của vũ trụ bằng 0 làm mốc (gọi là điểm zero Big Bang)
- Dựa vào vật lý hạt sơ cấp người ta đã ước đoán những sự kiện xảy ra bắt đầu từ thời điểm tp = 10-43s sau Vụ nổ lớn (thời điểm Plăng)
Kích thước vũ trụ là 10-35m
Nhiệt độ là 1032K
Khối lượng riêng là 1091kg/cm3
Vũ trụ bị tràn ngập bởi các hạt có năng lượng cao (êlectron, nơtrino và quac). Năng lượng ít nhất bằng 1015 GeV


-Từ thời điểm Plăng trở đi vũ trụ dãn nở rất nhanh và nhiệt độ giảm dần
- Sau vụ nổ lớn: 1s xuất hiện các nulôn, 3 phút sau xuất hiện các hạt nhân nguyên tử đầu tiên, 3 trăm nghìn năm sau xuất hiện các nguyên tử đầu tiên, 3 triệu năm sau xuất hiện các sao và thiên hà.

- Tại thời điểm t= 14 tỉ năm, vũ trụ ở trạng thái hiện nay, với nhiệt độ trung bình là T=2,7 K
nguon VI OLET