Học phần
NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG
TỪ VÀ TỪ LOẠI
Nhóm 4
TRẦN THỊ HỢP
ĐOÀN NGỌC KHÁNH LINH
TRẦN THỊ DIỄM MY
PHẠM NGUYỄN KIM NGÂN
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG VINH
TỪ VÀ TỪ LOẠI
1. Khái niệm
Từ là những đơn vị của ngôn ngữ có thể tự mình làm thành ngữ đoạn trong câu hay tham gia vào ngữ đoạn với tư cách một phụ ngữ hoặc nối liền hay ngăn cách các ngữ đoạn ấy.
VD: chim sẻ, …
I/ Từ và tư cách ngữ pháp của từ
2. Phân loại
HƯ TỪ
Liên từ
Giới từ
Ngữ khí từ
Thán từ
THỰC TỪ
Vị từ
Danh từ
Lượng từ
Đại từ
TỪ
2.1. Thực từ : là những từ có thể tự mình làm thành ngữ đoạn hoặc tham gia vào ngữ đoạn với tư cách phụ ngữ.
VD: - đi đứng, quần áo, sách vở… làm ngữ đoạn
- Tôi / đi học.  làm phụ ngữ

 “đi học” là 1 ngữ vị từ, “học” làm phụ ngữ
- Hai đứa trẻ đó / thật đáng thương.


 “Hai đứa trẻ đó” là 1 ngữ danh từ , “hai” và “đó” làm phụ ngữ trong ngữ danh từ ấy.


2.1.1. Vị từ: là những từ có thể tự mình làm thành ngữ vị từ hoặc làm trung tâm của ngữ vị từ.
VD: đi , học, thương yêu, to , nhỏ..
(đi học) (học bài) (rất to) (nhỏ quá)


2.1.2. Danh từ: là những từ có thể tự mình làm thành ngữ danh từ hoặc làm trung tâm của ngữ danh từ .
VD: gạo nếp, quyển sách , xe đạp …

(gạo là danh từ) (xe là danh từ)


2.1.3. Lượng từ: là những từ chuyên dùng làm phụ ngữ chỉ lượng ( lượng ngữ) trong ngữ danh từ.
VD: hai đứa trẻ , những học sinh

(hai là lượng từ) (những là lượng từ)

2.1.4. Đại từ: là loại từ chuyên dùng để trực chỉ, hồi chỉ, khứ chỉ và để hỏi.
VD: đó, ấy, kia, này, nọ, ai, bao nhiêu…
Thay vì nói : quyển sách tôi mới mua hả?
thì nói : quyển sách đó / ấy, kia, này hả?
Ai học giỏi nhất lớp?
để hỏi người ?
Quyển sách này giá bao nhiêu?
để hỏi giá?

2.2. Hư từ : là những từ chỉ quan hệ cú pháp.
2.2.1. Liên từ: là những từ được dùng để phân giới hoặc để liên kết các ngữ đoạn trong câu.
VD: thì , là, mà dùng để phân giới Đề và Thuyết.
và,với
- Mẹ mua cho tôi một quyển vở và hai quyển sách.
 “và” liên kết hai ngữ danh từ
- Bắc với Nam là đôi bạn thân.
 “với” liên kết 2 danh từ.
2.2.2. Giới từ: là những từ được dùng để dẫn nhập một ngữ đoạn , cho biết ngữ đoạn ấy làm thành câu hoặc làm phụ ngữ trong một ngữ đoạn lớn hơn.
VD: trên , dưới, xung quanh, giữa…
2.2.3. Ngữ khí từ: là những từ chuyên dùng để tình thái hoá một sự tình.
VD: - Hộp bánh này kém chất lượng.
 thái độ chê hộp bánh.
-Bài hát này khá hay.
 thái độ khen.
2.2.4. Thán từ: là loại từ chuyên dùng để biểu hiện cảm xúc hoặc để gọi đáp.
VD: - Biểu hiện cảm xúc: chao ôi, ối, á, trời ơi, hỡi ơi…
+ Chao ôi, bầu trời thật đẹp!  sự hưng phấn
+ Ôi, đời thật buồn!  cảm thán
+ Cuộc sống thật hỡi ơi!  chán nản
- Gọi đáp: ơi, à…
VD: Sơn ơi!
Lan à, bạn đi đâu thế?
II/ Từ loại và cách phân định từ loại
Trong các ngôn ngữ có hình thái , có thể căn cứ vào hai tiêu chí hình thức để xác định thái độ cú pháp của từ:
Cách biến hình và sử dụng phụ tố;
Cách phân bố (trước và sau các thực từ và các hư từ)
Trong các ngôn ngữ đơn lập ,như Tiếng Việt , điều duy nhất có thể quan sát trực tiếp được trong thái độ cú pháp của các từ là cách phân bố ở những vị trí, những “ô” của nó trong một chu cảnh X-Y nhất định. Nó thường được miêu tả bằng một nhận định có nội dung là:
a) ± trước X (có xuất hiện / không xuất hiện trước X)
b) ± sau X (có xuất hiện / không xuất hiện sau X)
c) ± giữa X và Y (có xuất hiện / không xuất hiện giữa X và Y)
VD: - Cách phân bố của từ “đã”
Tôi đã già. Cái này đã cũ. (+)  “đã” có thể xuất hiện ngay trước các từ “già”, “cũ”
Tôi đã trẻ. Cái này đã mới. (-)  “đã” không thể xuất hiện ngay trước các từ “trẻ”, “mới”
 ta thấy những nét nghĩa , hàm nghĩa và tiền giả định của “đã”
Thời gian: lúc phát ngôn.( hoặc cái lúc được lấy làm mốc trong quá khứ hay tương lai)
Trạng thái được nhận định là hiện thực.
Trước đó / trước đây chưa hiện thực.
VD: - Cách phân bố của từ “chưa”
Ông tôi chưa già. Cái này chưa cũ. (+)  “chưa” có thể xuất hiện ngay trước các từ “già”, “cũ”
Ông tôi chưa trẻ. Cái này chưa mới. (-)  “chưa” không thể xuất hiện ngay trước các từ “trẻ”, “mới”
 ta thấy những nét nghĩa , hàm nghĩa và tiền giả định của “đã”
Thời gian: lúc phát ngôn. (hoặc cái lúc được lấy làm mốc)
Trạng thái được nhận định là không hiện thực.
Sau đó / sau này nó có thể thành hiện thực.
 “đã” và “chưa” có thể chỉ xuất hiện trước một số từ này nhưng không thể xuất hiện trước một số từ khác.
VD: - Cách phân bố của từ “đã”
Tôi đã già. Cái này đã cũ. (+)  “đã” xuất hiện ngay trước các từ “già”, “cũ”
Tôi đã trẻ. Cái này đã mới. (-)  “đã” không thể xuất hiện ngay trước các từ “trẻ”, “mới”
 ta thấy những nét nghĩa , hàm nghĩa và tiền giả định của “đã”
Thời gian: lúc phát ngôn.
Trạng thái được nhận định là hiện thực.
Trước đó chưa hiện thực.
nguon VI OLET