Chào mừng các em
đến với tiết học Âm nhạc
CHỦ ĐỀ 1
- Học hát: “Khát vọng mùa xuân”
Nhạc: Mozart
Lời Việt: Phạm Tuyên
- Nhạc lí: Nhịp 6/8
Chào mừng các em
đến với Âm nhạc 8
Mozart không chỉ là một thần đồng trong lịch sử âm nhạc mà còn là một trong những nhạc sỹ hiếm hoi thành công ở tất cả các thể loại.


Wolfgang Amadeus Mozart sinh ngày 27/1/1756 tại Salzburg, thuộc nước Áo ngày nay. Cha ông là Leopold Mozart, một giáo viên và cũng là một nhà chơi đàn violon, đàn phong cầm nổi tiếng. Mẹ và chị gái của Mozart đều là những nhạc công giỏi. Khi mới 2 tuổi, nghe mẹ đánh đàn, Mozart đã có thể đánh lại ngay được bản nhạc ấy. Nhận thấy con trai mình là một tài năng thiên bẩm, ông Leopold quyết định dạy Mozart những gì liên quan đến với âm nhạc. Dường như tất cả mọi điều ông Leopold dạy, cậu bé Mozart đều đã biết từ trước. Mới 4 tuổi, cậu đã có thể thuộc lòng một bản khiêu vũ nhịp ba hay một khúc tam tấu chỉ trong nửa giờ đồng hồ. Chẳng bao lâu, cậu đã tự mình sáng tác nhạc cho đàn piano, rồi những bản sonate cho đàn dương cầm. Thậm chí, trong một buổi hòa nhạc, Mozart còn tự đàn chính xác từng nốt nhạc trong phần violon bè hai, violon bè 1 mà chưa từng học qua cách chơi đàn vĩ cầm. Tiếng vang về tài năng kỳ diệu của cậu bé Mozart nhanh chóng lan rộng ra ngoài phạm vi nhỏ bé của vùng Salzburg.
Âm nhạc của Mozart có một vẻ đẹp hoàn hảo, mẫu mực. Các nốt nhạc của ông bao giờ cũng tạo cho người nghe một cảm giác hài hòa, cân đối. Chính vì vậy mà mọi người thường hay nói trẻ nhỏ nếu được nghe âm nhạc của Mozart sẽ có một sự kích thích rất tốt để phát triển về trí tuệ và tâm hồn.


Trong cuộc đời 35 năm ngắn ngủi của mình, Mozart đã viết một số lượng tác phẩm khổng lồ, 626 tác phẩm bao gồm: 41 giao hưởng, 23 nhạc kịch, 25 bản concerto cho piano, 7 concerto cho violon, 17 sonata cho piano, 42 sonata violon, 15 mexa, hàng trăm bản nhạc thính phòng và ca khúc, trong đó có các tác phẩm nổi tiếng như: sonata Piano A dur, concertos Piano d moll, bản giao hưởng số 39, 40, 41. Ngoài ra còn có nhiều ca khúc, nhiều bản song, tam, tứ, tấu, một số thanh xướng kịch trong đó nổi tiếng là tác phẩm "Cầu hồn".
Mặc dù là một nhạc sỹ thiên tài nhưng Mozart luôn phải sáng tác không ngừng nghỉ để kiếm sống. Chính vì vậy, sức khỏe của Mozart ngày càng kém. Mozart qua đời ngày 5/12/1791 khi mới 35 tuổi.


Nhận xét về Mozart, Shostakovich đã từng nói: "Mozart - đó là tuổi thanh xuân của âm nhạc, là nguồn sống khi xuân về và là sự hài hòa của tâm hồn". Còn từ điển Larousse của Pháp thì viết: "Mozart luôn tìm kiếm sự thanh khiết, nét tao nhã và biết đạt tới vẻ đẹp cao cả xuyên qua sự đơn sơ và nét duyên dáng"... Từ khi âm nhạc của Mozart lấp lánh và rơi vào kho tàng âm nhạc nhân loại, những nhận xét này chưa bao giờ thay đổi.
Mời các em cùng lắng nghe bài hát
Tìm hiểu bài
? Dân ca là gì?
=> Dân ca là những ca khúc do nhân dân sáng tác.
Hò là một khúc dân ca thường hát trong khi lao động. VD: hò giã gạo, hò qua sông hái củi,...
- Hò ba lí là điệu hò đã dùng các từ “ba lí” làm phần “xô” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
? Bài “Hò ba lí” được xây dựng từ câu ca dao nào?
=> Trèo lên trên rẫy khoai lang
Chẻ tre đan xịa cho nàng phơi khoai
Tìm hiểu bài
Bài dân ca được viết ở nhịp mấy?
=> Nhịp 2/4
Các kí hiệu âm nhạc có trong bài dân ca là gì?
=> Dấu luyến, dấu nối, dấu lặng đen, lặng đơn, dấu chấm dôi và nhịp lấy đà.

Luyện thanh
Mi…i……i..........i.…….Ma…..a……a……a…..
Chia câu, tập hát từng câu
Hát tập thể
Hát phần xướng và xô
Hát nhóm, cá nhân.
TRÒ CHƠI ÂM NHẠC
EM YÊU LÀN ĐIỆU DÂN CA
ĐiỀN VÀO CHỔ TRỐNG LỜI CA CÒN THIẾU
Ba lí tang tình mà nghe ta hò ba lí tình tang ba lí tình tang
………………………………………..
Ba lí tang tình mà nghe ta hò ba lí tình tang ba lí tình tang
………………………………………..
Là hố cho nàng phơi khoai khoan, hố khoan là hố hò khoan
Trèo lên trên rẫy khoai lang
Chẻ tre mà đan xịa
Cảm nghĩ của các em sau khi học bài hát “Hò ba lí”
Nhắc nhở các em biết giữ gìn phát huy làn điệu dân ca bằng sử dụng các bài hát này thường xuyên trong sinh hoạt âm nhạc hàng ngày.
Tiết 12
Học hát: Bài
Hò ba lí
Dân ca là gì?
Là những bài hát do người dân sáng tác
Dân ca Quảng Nam
HƯỚNG DẪN H?C SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
Học thuộc và chép lời bài “Hò ba lí”vào vở.
Xem trước nội dung tiết 13.
`
Xin chân thành cảm ơn thầy cô và các em!
nguon VI OLET