Tiết 13
Âm nhạc thường thức
MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC
1. Cồng, chiêng

- Được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao.
- Đường kính khoảng từ 20 cm (loại nhỏ) đến 60 cm (loại lớn).
- Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao.
- Âm thanh của cồng, chiêng vang như tiếng sấm rền.
- Dùng trong các lễ hội dân gian của đồng bào Tây Nguyên.
2. Đàn t`rưng

- Làm bằng các ống nứa to, nhỏ, dài, ngắn khác nhau.
- Một đầu ống bịt kín, đầu kia vót nhọn.
- Khi dùng dùi gõ vào các ống sẽ tạo thành âm thanh cao thấp khác nhau tùy độ to nhỏ, dài ngắn của ống.
- Âm sắc hơi đục, tiếng không vang to, vang xa nhưng khá độc đáo, như tiếng thác đổ, tiếng suối róc rách.

3. Đàn đá
- Đàn đá là một nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam.
- Được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau.
- Thanh đá dài, to, dày có âm vực trầm. Thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh.
- Âm thanh đàn đá nghe thánh thót, sắc nhọn, xa xăm.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Bạn hãy cho biết đồng thau là hợp kim của 2 kim loại nào ?
a. Đồng và Kẽm
b. Đồng và Bạc
c. Đồng và Nhôm
2. Lúc đầu cồng, chiêng được dùng trong những việc gì ?
a. Trình diễn hòa tấu
b. Lễ tế thần linh
c. Các lễ hội dân gian
3. Những nhạc cụ nào sau đây được làm bằng ống tre, nứa ?
a. Đàn t`rưng, sáo, tiêu
b. Kèn lá, đàn t`rưng, tiêu
c. Tiêu, kèn lá, sáo
4. Đàn t`rưng phổ biến ở vùng nào và ở dân tộc nào ?
a. Vùng Tây Nguyên, dân tộc Xơ Đăng, Ê đê
b. Vùng Cao Bằng, dân tộc Dao, Thái
c. Vùng Tây Nguyên, dân tộc Gia rai, Ba na
5. Đàn đá thuộc loại nhạc cụ bộ gì ?
a. Nhạc cụ bộ dây
b. Nhạc cụ bộ gõ
c. Nhạc cụ bộ hơi
6. Đặc điểm của đàn đá ?
a. Ở cả âm vực cao và âm vực trầm, tiếng đàn đá thánh thót xa xăm.
b. Ở cả âm vực cao và âm vực trầm, tiếng đàn đá như tiếng dội của vách đá.
c. Cả hai câu a và b đều sai.
Nêu một số nhạc cụ dân tộc mà bạn biết ?
Thank
you
nguon VI OLET